4. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đố
4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ
4.2.1. Nhóm giải pháp chung
4.2.1.1. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về xã hội hóa dịch vụ cơng chứng
Thực tế cho thấy những hạn chế trong XHHDVCC trong thời gian qua xuất phát một phần từ nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về loại hình dịch vụ này. Do đó, việc nâng cao nhận thức của các CQNN, các CCV và người dân về XHHDVCC là vô cùng quan trọng. Nhận thức đó chỉ được nâng cao khi công tác tuyên truyền được đề cao và quan tâm thực hiện.
Để nhận thức của CCV, của người dân và các CBCC được nâng cao, hoạt động tuyên truyền cần chú ý một số nội dung:
Thứ nhất, xác định đúng mục tiêu tuyên truyền. Mục tiêu chủ yếu trong
tuyền truyền về XHHDVCC là nâng cao nhận thức của CBCC, CCV và người dân về chủ trương XHHDVCC của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, nội dung trọng tâm khi tuyên truyền là giúp cho các cá nhân, tổ chức hiểu được sự cần thiết phải thực hiện XHHDVCC. Đối với các CBCC, hoạt động tuyên truyền phải giúp cho các CBCC nâng cao được trách nhiệm cá nhân khi thực hiện quản lý nhà nước về XHHDVCC, tức là trách nhiệm trong việc hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các CCV, TCHNCC khi cung ứng dịch vụ công chứng và trách nhiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Điều đó có nghĩa các CBCC phải hiểu được rằng XHHDVCC khơng có nghĩa là Nhà nước thối thác trách nhiệm cung ứng dịch vụ công
chứng cho các TCHNCC mà vẫn phải tăng cường quản lý để nâng cao chất lượng dịch vụ này. Đối với CCV, hoạt động tuyên truyền phải giúp cho các CCV nâng cao tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp, nhất là việc thực hiện các quy định pháp luật và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, loại bỏ tư tưởng cung ứng dịch vụ công chứng để chuộc lợi, bất chấp vi phạm pháp luật. Đối với người dân, hoạt động tuyên truyền cần giúp cho người dân hiểu rõ được giá trị pháp lý của các hợp đồng, giao dịch, bản dịch được cơng chứng (văn bản cơng chứng), nhìn nhận mợt cách ngang bằng về vị trí pháp lý giữa Phòng cơng chứng và Văn phịng cơng chứng.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng năm hay cho
từng giai đoạn. Kế hoạch tuyên truyền có thể được xây dựng thành văn bản riêng hoặc lồng ghép vào kế hoạch tuyên truyền chung của cơ quan. Trong kế hoạch, CQNN phải xác định rõ nội dung trọng tâm cần tuyên truyền, kết hợp sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền và lựa chọn thời gian, địa điểm tuyên truyền phù hợp. Đặc biệt, bản kế hoạch phải nêu rõ trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, đơn vị tham gia thực hiện, trong đó trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính các CBCC trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về công chứng. Với bản kế hoạch đã vạch sẵn, công tác tuyên truyền sẽ được thực hiện theo một định hướng thống nhất. Các CQNN cũng có thể lường trước và xử lý kịp thời những phát sinh trong thực tế thực hiện.
Thứ ba, đa dạng các nội dung tuyên truyền. Để có thể nâng cao nhận
thức về XHHDVCC, cơng tác giáo dục, tun truyền có vai trị quan trọng. Tuy nhiên, việc tuyên truyền mang tính giáo điều với nhiều câu chữ có thể tạo nên cảm giác nhàm chán, khó tiếp thu của đối tượng được tuyên truyền. Vì vậy, nợi dung tun truyền cần được làm phong phú hơn với nhiều tình huống, câu chuyện hay những con số thực tế mang tính thuyết phục. Các tình huống, câu chuyện, số liệu được dẫn giải cần mang tính tiêu biểu, có sức hút và tạo được ấn tượng. Đó có thể là những vi phạm của các Văn phịng cơng chứng đã bị xử lý và hậu quả kéo theo hoặc những điển hình, những cách làm hay trong việc thực hiện XHHDVCC cần được nhân rộng...
Thứ tư, phối kết hợp và sử dụng linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền
khác nhau. Các hình thức phổ biến, giáo dục có thể sử dụng như: tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo; lồng ghép vào các buổi tập huấn phổ biến pháp luật ; lồng ghép vào các buổi bồi dưỡng nghiệp vụ cho CCV;... Hình thức phổ biến, giáo dục cần được lựa chọn sử dụng sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể.
Biểu đồ 4.1 Kết quả khảo sát người dân về các kênh thông tin tiếp cận quy định pháp luật về công chứng
(Nguồn: Kết quả khảo sát người dân – Phần mềm SPSS2.0)
Theo kết quả trên, người dân chủ yếu tiếp cận các quy định pháp luật về công chứng nói chung và XHHDVCC nói riêng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng xã hội...). Điều đó cho thấy, khi tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, các CQNN cần triệt để khai thác kênh thông tin này để giúp người dân nhận thức rõ được bản chất và sự cần thiết của XHHDVCC.
Thứ năm, xây dựng tài liệu tuyên truyền. Hình thức tài liệu rất đa dạng
có thể dưới dạng sách, báo hoặc đơn giản là tờ rơi, tờ gấp... Nguồn kinh phí xây dựng tài liệu tuyên truyền có thể huy đợng từ chính các CCV và TCHNCC. Các tài liệu này cần được phát đến từng TCHNCC. Các TCHNCC có thể bố trí mợt khu vực riêng để trưng bày các loại tài liệu pháp luật có liên
quan. Đây là khu vực người dân đến làm việc có thể tìm đọc và hiểu rõ về hoạt đợng cơng chứng nói chung và XHHDVCC nói riêng.
Thứ sáu, đẩy mạnh vai trị tun truyền của chính bản thân các CBCC
và CCV. CBCC cần là người hiểu rõ nhất sự cần thiết, đặc điểm và các mức đợ thực hiện XHHDVCC. Vì vậy, mỗi bản thân CBCC phải là một tuyên truyền viên tích cực, giúp cho các CCV ý thức được tầm quan trọng của hoạt đợng cơng chứng và vai trị của CCV. Bên cạnh đó, mỗi CCV cũng chính là những tuyên truyền viên pháp luật để tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của người dân về hoạt động công chứng. Đây là một kỹ năng cần được bổ sung trong các khóa đào tạo hay bồi dưỡng nghiệp vụ cho CCV.
Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về XHHDVCC chỉ thực sự đạt được hiệu quả khi bản thân những người thực hiện ý thức được vai trò, ý nghĩa của công tác này. Một khi ý thức trách nhiệm của các cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền được nâng cao thì việc thực hiện tuyên truyền mới được tăng cường, tránh cách làm hình thức, sáo rỗng.
4.2.1.2. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ cơng chứng
XHHDVCC là quá trình Nhà nước chuyển giao việc cung ứng dịch vụ công chứng cho các CCV thuộc các TCHNCC thực hiện. Do đó, q trình này chỉ có thể được thực hiện thành công khi các quy định pháp luật về CCV, về TCHNCC, về thẩm quyền chứng nhận các hợp đồng, giao dịch, bản dịch được thể hiện rõ ràng, phù hợp và nhất quán.
* Hoàn thiện các quy định pháp luật về CCV
Thứ nhất, quy định về vai trò của CCV
Tại các nước trên thế giới hiện nay, CCV có vị trí vơ cùng đặc biệt với vai trò ngày càng được đề cao. CCV muốn hành nghề phải được Nhà nước bổ nhiệm, phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nước và đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước nhưng lại được hành nghề công chứng một cách tự do (tự đầu tư cơ sở vật chất, tự duy trì và phát triển nguồn nhân lực, tự chủ đợng trong tìm kiếm khách hàng...). Với vị trí, vai trị đặc thù này, CCV trở
thành mợt nhà chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực pháp luật với nhiều chức năng khác nhau: Một là, CCV là chuyên gia tư vấn pháp luật một cách trung
lập, khách quan và công bằng cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Khi hành nghề, CCV có trách nhiệm giải thích các quyền, lợi ích, nghĩa vụ phát sinh từ việc công chứng. Đặc biệt, CCV sau khi lắng nghe ý chí, nguyện vọng của các bên cần có sự tư vấn cụ thể và kỹ lưỡng, giúp các bên có sự lựa chọn phù hợp nhất với mong muốn của bản thân cũng như đảm bảo tối đa nhất quyền lợi của mình. Đó có thể là sự lựa chọn về nợi dung cũng có thể là lựa chọn về hình thức giao kết hợp đồng, giao dịch. Hai là, CCV là người đóng vai trò trung gian hòa giải. Trong quá trình các bên thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng, giao dịch, tất yếu sẽ xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng nhất định. CCV lúc này lại trở thành người trung gian đứng ra hòa giải, giúp các bên giải quyết các mâu thuẫn phát sinh, từ đó có thể nhanh chóng thống nhất được nợi dung hợp đồng và ký kết hợp đồng một cách thành công. Ba là,
CCV là người kiểm tra, đánh giá một cách công tâm, không thiên vị những cá nhân, tổ chức tham gia dịch vụ công chứng, từ người yêu cầu công chứng, đến người làm chứng, người phiên dịch và người có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan. CCV khi lắng nghe nhu cầu, mong muốn của các bên cần xác minh năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện của các bên để đảm bảo các bên hồn tồn có khả năng nhận thức và tự nguyện trong việc ký kết hợp đồng, giao dịch. Bốn là, CCV là người hợp thức hóa thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. CCV là người chuyển hóa ý định của các cá nhân, tổ chức thành những điều khoản cụ thể trong hợp đồng, tức là soạn thảo hợp đồng. CCV cũng là người xác nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, ký và đóng dấu chứng nhận cho toàn bộ nội dung hợp đồng. Năm là, CCV là người lưu giữ và cung cấp các hồ sơ công chứng. Ngồi việc tư vấn, hịa giải, soạn thảo và chứng nhận, CCV cịn có trách nhiệm lưu trữ các giấy tờ liên quan đến hoạt động công chứng. Các giấy tờ đó được tập hợp thành hồ sơ công chứng. CCV phải lưu trữ các hồ sơ này như bằng chứng cho việc ký kết hợp đồng, giao dịch của các bên và cung cấp cho các cá nhân, tổ chức có
thẩm quyền khi cần thiết. Như vậy, với các nước trên thế giới, CCV không chỉ đơn thuần là người soạn thảo và chứng nhận hợp đồng, giao dịch mà trên hết họ phải là người tư vấn, giải thích và hịa giải cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. [67, tr.53, tr.86, tr.90, tr.101]
Tại Việt Nam, mặc dù các văn bản pháp luật đã nêu cụ thể quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của CCV trong trình tự thực hiện dịch vụ công chứng nhưng phần lớn mới dừng lại ở các hoạt đợng tác nghiệp mang tính hình thức như: giải thích quyền, nghĩa vụ cho các bên, soạn thảo và chứng nhận hợp đồng, giao dịch... Tại Điều 17 Khoản 2 Điểm d Luật công chứng 2014 về nghĩa vụ của CCV chỉ quy định: “Giải thích cho người u cầu cơng chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối u cầu cơng chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;” Với quy định này, CCV chỉ có trách nhiệm giải thích và hướng dẫn các cá nhân, tổ chức thực hiện theo luật mà không cung cấp, tư vấn cho các cá nhân, tổ chức những phương án vừa phù hợp pháp luật, vừa đảm bảo quyền, lợi ích của bản thân; cũng khơng giữ vai trị hịa giải, điều hịa lợi ích giữa các bên. Như vậy, Luật chưa quy định hết trách nhiệm cũng như chưa thực sự đề cao vai trị của CCV.
Vì vậy, khi hồn thiện thể chế quản lý nhà nước về XHHDVCC, Nhà nước cần sớm bổ sung các quy định nhấn mạnh trách nhiệm, vai trò tư vấn, trung gian hòa giải của CCV. Từ đó, công chứng mới thực sự là dịch vụ bảo đảm an tồn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, phịng ngừa, hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra, góp phần ổn định và phát triển xã hội.
Thứ hai, quy định về tiêu chuẩn CCV
- Quy định về độ tuổi:
Với nhiều vai trò, trách nhiệm được đề cao, CCV muốn hành nghề cơng chứng phải có mợt nền tảng kiến thức về pháp luật vững chắc, đồng thời vừa phải tích lũy đủ kinh nghiệm hoạt đợng vừa phải có sự tinh thơng, minh mẫn trong phân tích, suy xét và hành đợng. Điều đó địi hỏi, việc hành nghề cơng chứng phải được giới hạn trong một độ tuổi nhất định. Tuy nhiên hiện nay
Luật công chứng năm 2014 chỉ mới quy định về trình đợ chun mơn và kinh nghiệm cơng tác mà chưa có giới hạn về độ tuổi hành nghề. Điều này dễ dẫn đến vấn đề nhiều CCV còn quá trẻ, chưa thực sự chín chắn trong nhận thức và hành động, chưa có sự am hiểu sâu sắc về đời sống kinh tế - xã hội, chưa có đủ kinh nghiệm thực hành các kỹ năng cần thiết trong công chứng. Cũng có nhiều CCV có độ tuổi quá lớn, ảnh hưởng đến tốc độ tư duy, khả năng phán đốn, quyết định vấn đề nên khó có thể đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu của người dân. Hệ quả là chất lượng đợi ngũ CCV khó có thể đảm bảo.
Hiện nay, mợt số nước trên thế giới có đưa ra quy định về độ tuổi khi hành nghề cơng chứng. Ví dụ, CCV tại Đức phải là người ít nhất 35 tuổi và khơng quá 70 tuổi khi bổ nhiệm lần đầu. Độ tuổi tối đa khi hành nghề công chứng tại Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản... thường là 65 tuổi đến 70 tuổi. Vậy, Việt Nam có thể vận dụng quy định trên của các nước vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam, với độ tuổi thấp nhất để hành nghề là 30 tuổi và độ tuổi tối đa là 65 tuổi. Quy định này cần sớm được bổ sung vào văn bản pháp luật.
- Quy định về thi tuyển CCV:
Với vai trị là người xác nhận tính hợp pháp, xác thực của các hợp đồng, giao dịch, là người tạo lập các văn bản cơng chứng có giá trị chứng cứ và hiệu lực thi hành, CCV phải là những chuyên gia pháp luật. Do vậy, để được bổ nhiệm và hành nghề, CCV phải tham dự mợt quy trình thi cử có tính cạnh tranh rất cao và được lựa chọn theo các tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt.
Hiện nay, ở một số nước trên thế giới, một người muốn trở thành CCV phải thi đỗ kỳ thi tuyển, như: Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Bồ Đào Nha... Thậm chí, CCV phải tham dự kỳ thi tuyển cấp quốc gia như ở Đức. [67,tr.84]
Ở Việt Nam, Luật công chứng năm 2014 quy định người tham gia khóa đào tạo nghề cơng chứng sau khi hồn thành thời gian tập sự sẽ tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Kết quả kiểm tra này sẽ là cơ sở để cơ quan chức năng bổ nhiệm CCV. Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được quy định cụ thể, chi tiết tại Chương III, Thông tư
04/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tư pháp về hưỡng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Theo đó, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức các kỳ kiểm tra và việc kiểm tra được tổ chức không quá 02 lần trong một năm. Thông tư cũng quy định rõ về thành phần Hội đồng kiểm tra và Ban Giám sát cũng như cách thức tổ chức kỳ kiểm tra. Tuy nhiên, bợ phận có vai trị quyết định đến kết quả của kỳ kiểm tra là Ban Chấm thi lại không được quy định cụ thể về tiêu chuẩn lựa chọn thành phần hay nhiệm vụ, quyền hạn trong kỳ kiểm tra. Thiếu quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật sẽ khó có cơ sở pháp lý để tổ chức một kỳ kiểm tra khách quan, công bằng.
Như vậy, tại Việt Nam để được bổ nhiệm, CCV phải tham gia kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, chứ không phải kỳ thi tuyển. Đồng thời, quy định về kỳ kiểm tra còn chưa đầy đủ về thành phần tham gia tổ