4. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đố
4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ
4.2.2. Nhóm giải pháp riêng
Như đã phân tích ở Chương 3, vùng Đơng Bắc có nhiều điểm đặc thù về tình hình tự nhiên và kinh tế - xã hội. Những đặc thù này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt đợng quản lý nhà nước về XHHDVCC. Do đó, ngoài việc áp dụng những giải pháp chung nêu trên, chính quyền các tỉnh Đơng Bắc cịn phải thực thi những chính sách riêng phù hợp với đặc thù của vùng, nhằm đẩy mạnh quá trình XHDVCC. Cụ thể:
4.2.2.1. Hỗ trợ đối tượng theo học khóa đào tạo cơng chứng viên
Để có thể thực hiện XHHDVCC, các tỉnh Đông Bắc cần một lượng lớn CCV với kỹ năng nghiệp vụ vững vàng. Tuy nhiên, tại mợt số tỉnh Đơng Bắc với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hợi cịn khó khăn, đợi ngũ CCV trở nên thiếu hụt. Các tỉnh Đơng Bắc có thể thực hiện các chính sách hỗ trợ để phát triển nguồn CCV tại chỗ, tức là phát triển đợi ngũ CCV từ chính nguồn nhân lực tại các địa bàn. Cụ thể:
- Đối tượng được hỗ trợ: Những sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật có hợ khẩu thường trú tại chính các địa bàn mà tỉnh muốn phát triển TCHNCC. Những sinh viên này có mong muốn được tham gia lớp đào tạo nghề công chứng và nguyện vọng về hành nghề tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có thể được xem xét hỗ trợ đi học.
- Chính sách hỗ trợ: Hỗ trợ về học phí, học bổng.
- Điều kiện được hỗ trợ: Các đỗi tượng được hỗ trợ phải cam kết sẽ trở về địa bàn để hành nghề cơng chứng.
- Nguồn tài chính: Kêu gọi nguồn tài chính đóng góp từ Hợi CCV của tỉnh hoặc từ nguồn ngân sách nhà nước.
Những đối tượng được hỗ trợ tham gia đào tạo nghề cơng chứng chính là nguồn CCV đáp ứng cho nhu cầu thành lập TCHNCC, giải quyết được bài toán thiếu hụt CCV khi thực hiện XHHDVCC.
4.2.2.2. Từng bước chuyển đổi Phịng cơng chứng
Theo chủ trương XHHDVCC, các Phịng cơng chứng sẽ thực hiện chuyển đổi thành Văn phòng cơng chứng. Các tỉnh Đơng Bắc với đặc thù có
sự phát triển chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các địa phương thì việc chuyển đổi này cần được thực hiện thận trọng, tương ứng với đặc điểm từng địa bàn. Cụ thể:
- Với những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển: Những địa bàn này do nhu cầu công chứng tăng cao nên số lượng Văn phịng cơng chứng được thành lập nhiều. Khi hoạt động của các Văn phòng đã dần đi vào ổn định, hoạt động quản lý nhà nước về công chứng đảm bảo được hiệu lực, hiệu quả thì các CQNN xem xét xây dựng các phương án thực hiện chuyển đổi Phịng cơng chứng thành Văn phịng cơng chứng. Trong đó, việc giải quyết chế đợ, chính sách cho các CCV, nhận viên nghiệp vụ và xử lý các tài sản công cần được quan tâm chú ý.
- Với những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hợi cịn khó khăn: Tại những địa bàn này, do kinh tế chưa phát triển và nhận thức của người dân về hoạt đợng cơng chứng cịn chưa cao nên nhu cầu công chứng không nhiều. Số lượng Văn phịng cơng chứng cịn ít, thậm chí là khơng có. Do đó, Phịng công chứng vẫn giữ vai trị chủ đạo trong hoạt đợng cung ứng dịch vụ công chứng. Trước mắt, các Phịng cơng chứng này cần thốt khỏi sự bao cấp của Nhà nước, chuyển đổi sang cơ chế hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hướng tới tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên và chi đầu tư. Về lâu dài khi chính quyền các tỉnh đã thực hiện các chính sách hỗ trợ thành lập Văn phịng công chứng và nhận thức của người dân được nâng cao nhờ hoạt đợng tun truyền thì các Phịng cơng chứng này sẽ tiếp tục thực hiện phương án chuyển đổi thành Văn phịng cơng chứng.
4.2.2.3. Hỗ trợ Văn phịng cơng chứng tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
Một trong những khó khăn khi thực hiện xã hợi hóa dịch vụ cơng nói chung và XHHDVCC nói riêng là khu vực tư nhân khơng muốn đầu tư cung ứng dịch vụ vào những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đặc biệt, với dịch vụ công chứng – mợi loại dịch vụ địi hỏi các tổ chức cung ứng phải hoạt đợng ổn định và lâu dài thì đây lại là mợt vấn đề rất nan giải. Các
CCV không muốn thành lập Văn phịng cơng chứng tại những địa bàn khó khăn vì nhu cầu cơng chứng của người dân cịn rất ít, khơng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Văn phịng. Vì vậy, các CCV khi thành lập Văn phịng cơng chứng tại những địa bàn này đều mong muốn nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ chính quyền các tỉnh.
Biểu đồ 4.3. Kết quả khảo sát mong muốn của CCV về các chính sách hỗ trợ TCHNCC thành lập tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
(Nguồn: Kết quả khảo sát CCV – Phần mềm SPSS2.0)
Theo biểu đồ trên, các CCV mong muốn được miễn, giảm thuế khi thành lập Văn phịng cơng chứng, tiếp đến là mượn trụ sở hoặc thuê với giá ưu đãi và hỗ trợ về nhân sự.
Dựa trên quy định chung của Chính phủ, các tỉnh có thể đề ra những quy định hỗ trợ cụ thể cho các TCHNCC mới thành lập tại địa phương. Mợt số chính sách hỗ trợ có thể sử dụng:
Một là, hỗ trợ về tài chính. Sở dĩ, mợt số huyện của các tỉnh Đông Bắc
chưa có TCHNCC là vì nhu cầu của người dân chưa cao dẫn đến việc tìm kiếm lợi nhuận để duy trì hoạt đợng của các tổ chức này là rất khó khăn. Do đó, các cơ quan chức năng có thể xem xét đến giải pháp hỗ trợ cho vay vốn
tín dụng và miễn giảm thuế trong những năm đầu thành lập của các Văn phịng cơng chứng.
Theo Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư (ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư) quy định: "Tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ và chuyển giao cơng nghệ" tḥc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Trong khi đó, các Văn phịng cơng chứng chỉ cung cấp dịch vụ cơng chứng có thu phí dịch vụ nên khơng tḥc danh mục ưu đãi đầu tư, không được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện nay, Luật Đầu tư năm 2020 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Tuy nhiên, trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư được nêu trong Nghị định khơng có dịch vụ cơng chứng. Vì vậy, Chính phủ cần xem xét đưa lĩnh vực cơng chứng tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vào danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư. Từ cơ sở pháp lý này, chính quyền các địa phương có thể xây dựng các phương án hỗ trợ về tài chính cho các Văn phịng cơng chứng được thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Hai là, hỗ trợ về cơ sở vật chất. Các tỉnh có thể kiểm tra, xem xét các
văn phòng, trụ sở cơ quan còn trống, các trang thiết bị, phương tiện làm việc còn dư, nhất là sau khi thực hiện sáp nhập cơ quan, đơn vị hành chính để tạo điều kiện cho TCHNCC mượn trụ sở hoặc thuê trụ sở với giá ưu đãi. Chính sách hỗ trợ này có thể được thực hiện trong thời hạn 05 năm đầu khi Văn phịng cơng chứng mới thành lập. Vì đây là giai đoạn thử thách đối với một Văn phịng cơng chứng được thành lập tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hợi cịn khó khăn khi nhu cầu cơng chứng của người dân cịn chưa cao và tâm lý của người dân còn quen với việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện.
Ba là, hỗ trợ về đội ngũ nhân sự. Trước mắt, các tỉnh có thể xem xét
các phương án cử những CCV nhiều kinh nghiệm tại các TCHNCC ở các địa bàn phát triển về hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ công chứng cho các TCHNCC mới thành lập ở địa bàn khó khăn. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cũng cần lưu ý đến chính sách đãi ngợ dành cho các CCV được cử về hướng dẫn nghiệp vụ cho các TCHNCC mới thành lập. Về lâu dài, các tỉnh cần xem xét xây dựng nguồn CCV “tại chỗ” với việc khai thác nguồn nhân lực là những nhân viên nghiệp vụ đã từng làm việc tại các TCHNCC ở những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hợi phát triển. Chính quyển các tỉnh cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nhân viên nghiệp vụ này theo học khóa đào tạo CCV với cam kết sau khi được bổ nhiệm sẽ về hành nghề tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như định hướng của CQNN.
Bốn là, hỗ trợ về kinh nghiệm hoạt động. Hiện nay, phần lớn các
TCHNCC được thành lập ở những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Các tổ chức này sau nhiều năm đi vào hoạt đợng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện hoạt động công chứng cũng như việc quản lý và phát triển TCHNCC. Các kinh nghiệm có giá trị thực tiễn rất cao đối với các TCHNCC mới được thành lập tại các địa bàn có kinh tế - xã hợi khó khăn. Chính quyền các tỉnh Đơng Bắc có thể phát huy vai trị của Hợi CCV để kết nối các TCHNCC, giúp các TCHNCC có thể chia sẻ, trao đổi và học tập kinh nghiệm. Ngồi ra, chính quyền các tỉnh có thể xây dựng kế hoạch tổ chức hợi nghị giao ban giữa các TCHNCC, nhất là giữa TCHNCC có kinh nghiệm hoạt đợng lâu năm với TCHNCC mới được thành lập tại các địa bàn có kinh tế - xã hội khó khăn.
Với các chính sách này, các Văn phịng cơng chứng trước mắt sẽ giải quyết được những khó khăn về cân đối thu – chi. Về lâu dài, chính quyền các tỉnh kết hợp với giải pháp nâng cao nhận thức của người dân, giúp người dân hiểu rõ được bản chất và vai trị, ý nghĩa của hoạt đợng công chứng, nhu cầu công chứng của người dân sẽ tăng cao. Các Văn phịng cơng chứng khi đó sẽ dần ổn định được tổ chức hoạt động. Có như vậy, các CCV mới có thể yên
tâm đầu tư thành lập các TCHNCC tại các vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đảm bảo mọi người dân trong vùng có thể tiếp cận và hưởng thụ dịch vụ công chứng.
4.2.2.4. Huy động sự tham gia quản lý nhà nước của tổ chức xã hội nghề nghiệp
Qua nghiên cứu thực trạng có thể thấy, mợt số tỉnh Đơng Bắc còn chưa thành lập Hội CCV, hoặc đã thành lập Hội CCV nhưng chưa xây dựng quy chế phối hợp giữa CQNN và Hội CCV. Do đó, chính quyền các tỉnh cần có giải pháp để phát huy hơn nữa vai trị của Hợi CCV. Cụ thể:
Một là, tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo và hướng dẫn, trợ giúp của cơ
quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của CCV.
Đối với các địa phương chưa thành lập được Hội CCV, các CQNN cần thực sự quan tâm, lắng nghe và tháo gỡ những khó khắn, vướng mắc của CCV trong việc thành lập Hội. Trong đó, UBND cấp tỉnh cần ban hành văn bản với những chỉ đạo quyết liệt trong việc thành lập Hội. Đồng thời, từ việc học hỏi kinh nghiệm tại các địa phương đã đi trước, các CQNN cần quan tâm giúp đỡ các CCV trong quá trình thành lập tổ chức, từ việc lựa chọn nhân sự, thiết kế mơ hình cơ cấu tổ chức đến việc xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của Hiệp hội và của Ban Chấp hành, Quy chế tài chính; thành lập các Tiểu ban nghiệp vụ, khen thưởng, kỷ luật...
Đối với các địa phương đã thành lập Hội CCV, Sở Tư pháp cần phối
hợp với Hội CCV tổ chức các hoạt động tuyên truyền phù hợp để giúp các CCV, các TCHNCC thấy rõ vai trị của Hợi cũng như lợi ích được đảm bảo khi tham gia hội. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để Hợi CCV có thể tham gia các hoạt động quản lý nhà nước về công chứng.
Hai là, đa dạng hóa phương thức phối hợp giữa các CQNN và Hội CCV.
Hiện nay, hầu hết các Hội CCV chỉ tập trung mối liên hệ với Sở Tư pháp các tỉnh thành. Tuy nhiên, hoạt động công chứng trên thực tế lại liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: dân sự, thương mại, đất đai, thuế... Do đó, Hội
CCV cần phát huy vai trò là kênh kết nối giữa các TCHNCC với các CQNN, như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài ngun và Mơi trường, Cục Thi hành án dân sự,... Việc phối hợp cần được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau như: văn bản trao đổi; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm theo từng chuyên đề; cùng phối hợp tổ chức các đồn cơng tác đi học tập kinh nghiệm tại các địa phương... Đây cũng là cơ sở để Hội cũng như các CQNN từng bước xây dựng quy trình giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế liên thông từ TCHNCC đến văn phòng đăng ký đất đai, văn phòng đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế...
Ba là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và Hội
CCV. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để Hợi CCV có thể tham gia các hoạt đợng quản lý nhà nước về công chứng. Nội dung của quy chế thường gồm những nội dung cơ bản như: về xây dựng đội ngũ CCV, hội viên Hội CCV (đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ nhiệm, miễn nhiệm CCV; tổ chức và kiểm tra tập sự hành nghề công chứng; đăng ký hành nghề và cấp thẻ CCV; kết nạp, khai trừ hội viên Hội CCV); về xây dựng TCHNCC (thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của TCHNCC; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của các TCHNCC); về kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của CCV và TCHNCC; về phối hợp quản lý cơ sở dữ liệu công chứng; về chế độ thông tin, báo cáo, hội họp;... Đặc biệt, quy chế phối hợp cần được tập trung xây dựng theo hướng phát huy tính chủ đợng của Hợi. Ví dụ, Hợi hồn tồn có thể cùng tham gia với Sở Tư pháp lựa chọn đơn vị và tổ chức các đợt tập sự cho CCV. Hội cũng có thể chủ động đề xuất với Sở Tư pháp trong việc xây dựng quy hoạch phát triển TCHNCC trên địa bàn; tham mưu, đóng góp ý kiến trong các đề án chuyển đổi Phịng cơng chứng...
Bốn là, tích cực tham gia xây dựng và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu
điện tử về công chứng. Đây là cơ sở dữ liệu bao gồm các thơng tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được cơng chứng. Với vai trị là tổ chức tự quản của CCV, Hội cần chủ động
tham mưu và đề xuất những kiến nghị trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu cũng như quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu này. Khi cơ sở dữ liệu đã được vận hành, Hội cần tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn các Hội viên cũng như đôn đốc và nhắc nhở các Hội viên chấp hành nghiêm các quy định về