Các kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán (Trang 46)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PH ÁP NGHIÊN ỨU

4.3 Các kết quả nghiên cứu:

Mơ hình nghiên cứu tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn tháng 8 năm 2000 đến tháng 12 năm 2013 là ổn định, phù hợp với cơ sở lý thuyết và các biến giải thích đều có ý nghĩa.

4.3.1 Kết quả trong dài hạn:

Mơ hình ước lượng trong dài hạn:

LogVNI= 83.50460 - 11.66445LogCPI - 21.22189LogEx - 2.155817logLs +

4.3.1.1 Tác động của lạm phát:

Từ mơ hình trên cho thấy lạm phát (chỉ số CPI ) có tác động ngược chiều tương đối mạnh đến VN-Index với hệ số tác động của lạm phát là (- 11.66445), nghĩa là cứ lạm phát tăng lên 1% dẫn đến VN-Index giảm xuống 11.66445% . Điều này phản ánh đúng thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua, có thể giải thích hiện tượng này như sau:

Một là, khi lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền giảm giá dẫn đến giá trị lợi nhuận thực của việc kinh doanh chứng khốn giảm. Do đó nhà đầu tư chuyển dịng vốn sang những kênh đầu tư khác an tồn hơn, ít rủi ro hơn cụ thể là chuyển sang kênh đầu tư bất động sản. Một số lượng lớn dòng vốn bằng tiền mặt được chuyển sang vàng hoặc ngoại tệ mạnh (USD, UER…) của nhiều nhà đầu tư nhằm bảo toàn vốn khi lạm phát tăng cao. Chính những hành động trên làm cho cung của thị trường chứng khoán nhiều hơn cầu dẫn đến giá chứng khoán giảm.

Hai là, khi lạm phát tăng cao nhà đầu tư sẽ quay lưng với thị trường vốn bởi lợi nhuận thu được đôi khi không bù đắp được sự trượt giá của đồng tiền do lạm phát gây ra dẫn đến thiếu hụt vốn trầm trọng trong nền kinh tế, do đó ảnh lớn đến các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nghĩa là lợi nhuận đạt được khơng cao dẫn đến dịng cổ tức giảm. Điều này làm cho cổ phiếu kém sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nghĩa là cổ phiếu đã giảm nay lại bị tác động kép giảm thêm nữa.

Ba là, khi lạm phát tăng cao trong giai đoạn dài dẫn đến thị trường huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho chi phí hoạt động của các doanh nghiệp tăng cao do đó giá thành sản phẩm tăng nên sức mua của sản phẩm yếu( kém tính cạnh tranh). Như vậy doanh nghiệp đã giảm lợi nhuận do chi phí tăng nay lại giảm thêm do tiêu thụ sản phẩm giảm, nghĩa là lợi nhuận giảm cịn giảm thêm hay nói khác đi khả năng thua lỗ dẫn đến tình trạng phá sản là rất lớn. Chính điều này làm cho thị trường chứng khoán rủi ro tăng cao nhưng lợi nhuận lại giảm đây là nguyên nhân làm cho chỉ số VN-Index giảm nhiều nhất.

Như vậy, trong dài hạn nếu chính phủ khơng có biện pháp rõ rệt để chống lạm phát thì nhà đầu tư càng lung lay và mất tính kiên nhẫn, niềm tin vào thị trường chứng khốn, khi đó nhà đầu tư sẽ tháo chạy hàng loạt khỏi thị trường làm cho nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Ngược lại khi chính phủ quyết tâm giảm lạm phát bằng việc thắt chặt tiền tệ, khi đó dịng tiền lưu thơng giảm đi, các tổ chức tín dụng giảm cho vay đầu tư. Điều này làm cho nhà đầu tư khơng có nguồn tài trợ dẫn đến hạn chế đầu tư, do vậy cũng làm giảm hoạt động trên thị trường chứng khoán nghĩa là giá chứng khốn cũng chưa tăng.

Tóm lại, trong dài hạn lạm phát tác động ngược chiều với chỉ số VN-Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chiều và mức độ tác động là phù hợp với lý thuyết và tình hình thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian nghiên cứu.

4.3.1.2 Tác động của tỷ giá thị trường của VND/USD:

Hệ số ảnh hưởng của tỷ giá VND/USD đến VN-Index là lớn nhất, và cũng có tác động ngược chiều.(- 21.22189), nghĩa là cứ tỷ giá tăng lên 1% dẫn đến VN- Index giảm xuống 21.22189%.

Điều này có thể giải thích bằng thực tiễn tại thị trường Việt Nam. Tỷ giá hối đối có tác động đến thị trường chứng khốn trên cả hai giác độ là mơi trường tài chính và tâm lý của nhà đầu tư.

Có thể thấy rõ điều này qua những lần điều chỉnh tỷ giá từ năm 2009 đến nay.

Việc tăng tỷ giá sẽ tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán nếu biên độ tăng lớn và gây bất ngờ.

Ngày 25/11/2009, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá VND/USD tăng thêm đến 5.44% từ mức 17,034 đồng lên 17,953 VND/USD. Sau khi thông tin này được công bố, thị trường chứng khoán đã lao dốc khá mạnh, khi VN-Index đang đứng ở mức 503.41 điểm (25/11) đã rớt về còn 442.1 điểm (16/12), tương ứng với mức giảm 12.2% sau hơn 3 tuần.

Ngày 10/02/2010, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá tăng 3.36% từ mức 17,941 đồng lên 18,544 VND/USD. Thị trường sau đợt tăng tỷ giá này vẫn duy trì được đà tăng khá tốt, cụ thể VN-Index đã tăng từ 490.91 điểm (10/02) lên 507.32 điểm (03/03), tương ứng với mức tăng 3.34%.

Hình 4.3 : biểu đồ VN-Index 1 – Nguồn Vietstock.vn

Ngày 11/02/2011, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18,932 đồng lên 20,693 đồng/USD, tăng rất mạnh 9.3%.

Sau khi thông tin này được công bố, khối ngoại đã chuyển từ trạng thái mua rịng trước đó sang bán rịng khá mạnh. Ngun nhân chính là việc điều chỉnh tỷ giá mạnh và bất ngờ khiến thị trường suy giảm niềm tin, tỷ suất sinh lợi của các quỹ, cơng ty đầu tư nước ngồi bị ảnh hưởng đáng kể mà không thể dự báo trước.

Quan sát biến động thị trường một tuần sau đợt điều chỉnh tỷ giá, có thể thấy chỉ số VN-Index đã giảm từ 519.98 điểm (11/02) xuống 503.92 điểm (18/02), tương

ứng với mức sụt giảm 3.1% chỉ trong một tuần. Nếu tính trong giai đoạn từ 11/02 đến 28/02 thì VN-Index đã sụt giảm mạnh 11.27%.

Hình 4.4 : biểu đồ VN-Index 2 – Nguồn Vietstock.vn

Ngày 28/06/2013, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1% từ mức 20,828 đồng lên 21,036 đồng/USD. Đây là lần điều chỉnh tỷ giá duy nhất từ đầu năm 2013 trở lại đây.Tuy nhiên, đáng chú ý là thị trường vẫn tăng điểm khá tốt sau đợt tăng tỷ giá này. Cụ thể, VN-Index tăng từ 481.13 điểm (28/06) lên 496.22 điểm (16/07), tương ứng với mức tăng 3.14%. Có lẽ mức điều chỉnh tỷ giá vừa phải đã giúp thị trường không bị sốc và hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khốn khơng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Hình 4.5 : biểu đồ VN-Index 3– Nguồn Vietstock.vn

Thơng thường, việc tăng tỷ giá sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn với các khoản nợ bằng USD, giá hàng nhập khẩu tăng, chỉ số CPI tăng, do đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Ngồi ra, việc tăng tỷ giá cũng khiến cho khối ngoại tăng cường hoạt động bán rịng vì tỷ suất sinh lợi của họ sẽ ”tự nhiên” bị sụt giảm.

Thống kê trên cho thấy thị trường chứng khốn sẽ phản ứng khơng mấy tích cực với những đợt điều chỉnh tỷ giá mạnh và bất ngờ như thời điểm 25/11/2009 và 11/02/211 khi tỷ giá tăng lần lượt là 5.4% và 9.3%.

Tuy nhiên, đáng chú ý là nếu mức độ điều chỉnh khơng q lớn và có thể dự báo trước thì thị trường sẽ khơng bị ảnh hưởng q nhiều. Điển hình nhất là các đợt

điều chỉnh ngày 10/02/2010 và 28/06/2013 khi tỷ giá tăng lần lượt hơn 3% và 1%, chỉ số thị trường vẫn giữ được đà tăng.

4.3.1.3 Tác động của lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại:

Hệ số ảnh hưởng của lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại đến chỉ số VN-Index là (- 2.155817) cho thấy tác động ngược chiều. Nếu lãi suất tăng 1% thì chỉ số VN-Index trên thị trường chứng khốn giảm 2.155817%.

Khi lãi suất tăng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn theo hướng gia tăng làm cho lợi nhuận đầu tư giảm, điều này làm cho thị trường cổ phiếu kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư dẫn đến cung lớn hơn cầu dó đó giá cổ phiếu giảm hay chỉ số VN-Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam giảm.

Mặc khác khi lãi suất trong nước tăng sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng, làm cho cung ngoại tệ tăng trong nền kinh tế tăng lên. Khi cung ngoại tệ tăng sẽ làm cho đồng nội tệ giảm giá, kết quả này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giảm tính cạnh tranh do hàng hóa trong nước cao hơn hàng hóa nước ngồi. Điều này dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu giảm, do đó cổ tức giảm tác động trực tiếp đến tâm lý nhà đầu tư. Từ hệ quả này làm cho cổ phiếu giảm hay chỉ số VN-Index giảm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

4.3.1.4 Tác động của giá vàng:

Hệ số ảnh hưởng của giá vàng trong nước tác động đến chỉ số VN-Index là (4.944142) là tác động cùng chiều, cho biết nếu giá vàng tăng 1% thì chỉ số VN- Index trên thị trường chứng khoán tăng 4.944142% . Kết quả này khác biệt so với cơ sở lý thuyết điều này có thể giải thích như sau:

Người dân trong nước có thói quen xem vàng như một tài sản, một nguồn vốn dự trữ cũng như sử dụng vàng trong hầu hết các giao dịch lớn như bất động sản hoặc sử dụng vàng làm đồ trang sức đã ăn sâu vào lối sống của nười dân trong nước. Điều này dẫn đến hệ quả cầu về vàng tăng theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghĩa là giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá chứng khoán.

Trong thời kì 2008-2009 khi nền kinh tế trong nước cũng như toàn cầu đang hứng chịu ảnh hưởng của cơn bão tài chính thì giá vàng lại đổ dốc từ khoảng 1000$/0z xuống còn gần 750$/0z.

Về nhu cầu đầu tư ( đầu cơ ) vàng: việc chuyền dòng tiền vào kênh vàng trong thời gian gần đây được xem là khá rủi ro, hầu hết các nhà đầu tư trên thị trường vàng đều sử dụng đòn bẩy khá cao trong khi giá vàng thì chịu khá nhiều các tác động từ bên ngồi nên có những thời điểm giá vàng tăng cao nhưng các nhà đầu tư vẫn đứng ngồi quan sát hoặc khơng giải ngân vào kênh này. Hơn nữa đầu tư vàng cần một lượng vốn khá lớn nhưng các dao động lại thường là nhỏ ( các đợt tăng đột biến cao nhất được ghi nhận là khoảng xấp xỉ 1 triệu tức chỉ khoảng 3.33% nếu tính trên số tiền bỏ ra đầu tư cho một lượng vàng khoảng 30 triệu ). Với rủi ro cao nhưng tỷ suất sinh lợi lại khó đột biến khiến cho việc đầu tư vào vàng ở Việt Nam thực tế cũng không khả thi hơn đầu tư vào TTCK.

Tóm lại trong dài hạn nếu các yếu tố khác không thay đổi chỉ số VN-Index bị tác động ngược chiều bởi các yếu tố lạm phát (CPI), tỷ giá đồng VND/USD, lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, riêng giá vàng tác động cùng chiều với chỉ số VN-Index.

4.3.2 Kết quả trong ngắn hạn:

Tình trạng mất cân bằng của hệ thống sẽ được điều chỉnh về cân bằng với tốc độ 2,56% mỗi tháng bởi sự thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng CPI : 0,22 %, sự thay đổi của lãi suất là:0,26%, sự biến động của tỷ giá: 0.16% và sự thay đổi của giá vàng: 0.18%. Hệ số âm hay dương cho ta biết sự điều chỉnh giảm hay tăng bao nhiêu phần trăm khi có cú sốc xảy ra làm mất cân bằng của hệ thống. Tuy nhiên ta thấy tốc độ điều chỉnh rất chậm, và khơng đáng kể, bên cạnh đó ta thấy giá trị t của tỷ giá: 1.78 và giá vàng là:0.41 là quá nhỏ khơng có giá trị thống kê.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHỐN VIỆT NAM

5.1 Kết luận:

Mục tiêu chính của đề tài là phân tích sự tác động của lạm phát (chỉ số giá CPI) đến chỉ số VN-Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu tháng (từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 12 năm 2013) gồm có 161 quan sát trong mẫu nghiên cứu. Để nghiên cứu dữ liệu chuỗi thời gian, luận văn đã sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị ADF để xác định tính dừng của các biến, kiểm định đồng tích hợp Johansen Coitegration Test để xác định tính đồng tích hợp, xác định tác động trong dài hạn của của các biến, mơ hình Vector hiệu chỉnh sai số VECM xác định mối quan hệ trong ngắn hạn của các biến. Kết quả nghiên cứu có thể được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, thực sự tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và các biến kinh tế vĩ mô với chỉ số giá chứng khoán VN- Index của thị trường chứng khoán Việt Nam. Như thế trong dài hạn những thay đổi trên thị trường chứng khốn có quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ lạm phát và các biến kinh tế vĩ mô. Kết quả chỉ ra rằng, chỉ số giá cả CPI, đại diện cho tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều với chỉ số VN-Index một cách mạnh mẽ trong dài hạn. Các biến vĩ mơ khác trong mơ hình như tỷ giá VND/USD, lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại cũng có tác động ngược chiều với chỉ số VN-Index, biến tỷ giá tác động rất mạnh, giá vàng có tác động cùng chiều với VN-Index. Ảnh hưởng của các biến lạm phát, tỷ giá, lãi suất đúng như kỳ vọng của đề tài. Tuy nhiên ảnh hưởng của giá vàng lên chỉ số giá chứng khốn lại khơng như mong muốn.

Thứ hai, trong ngắn hạn khi có cú sốc xảy ra làm mất cân bằng của hệ thống, ta thấy tốc độ điều chỉnh rất chậm, và không đáng kể. Điều này chứng tỏ thị trường chứng khốn Việt Nam khơng thực sự hiệu quả về mặt thông tin với các biến lạm phát (chỉ số giá CPI) , tỷ giá VND/USD, lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, giá vàng.

5.2 Đóng góp của nghiên cứu:

Nghiên cứu đã tìm ra sự tác động có ý nghĩa của biến lạm phát cũng như các biến tỷ giá VND/USD, giá vàng trong nước và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại đến chỉ số VN-Index. Kết quả cho thấy trong dài hạn chỉ số VN-Index bị tác động ngược chiều của biến lạm phát, và biến tỷ giá là rất mạnh trong khi đó sự tác động ngược chiều của biến lãi suất là yếu hơn, ngồi ra cịn chịu tác động cùng chiều với giá vàng trong nước. Với kết quả đạt được như vậy, nghiên cứu có những đóng góp cụ thể như sau:

Một là, đối với cơng ty chứng khốn:

Cơng ty chứng khốn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong thị trường chứng khốn bởi nó là cầu nối giữa cung và cầu chứng khốn thơng qua các hoạt động như : Mơi giới chứng khốn; tự doanh chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư; bảo lãnh phát hành; tư vấn tài chính; đầu tư chứng khốn và các nghiệp vụ hỗ trợ khác. Trong các nghiệp vụ trên thì hai nghiệp vụ mơi giới chứng khốn và tự doanh chứng khốn được các cơng ty chứng khốn nước ta chú trọng nhiều nhất.

Có thể nói sự tồn tại và phát triển của cơng ty chứng khoán gắn liền với sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khốn. Vì vậy, bất kỳ sự biến động nào của thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng lớn đến đến các cơng ty chứng khốn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu các yếu tố khác không đổi, lạm phát, tỷ giá hoặc lãi suất tăng dẫn đến chỉ số VN-Index giảm. Trong dài hạn nếu lạm phát tăng cao, các chính sách vĩ mơ của chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát khơng hiệu quả thì sẽ làm cho đà giảm của thị trường chứng khoán càng thêm trầm trọng.

Sự suy giảm của thị trường chứng khoán sẽ làm cho nhiều nhà đầu tư thoái lui khỏi thị trường. Hoạt động bán ra sẽ giữ vai trị chủ đạo dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, kết quả này làm cho thị trường chứng khốn tụt dốc khơng phanh. Nhà đầu tư tiếp tục bán nhiều hơn nhằm bảo tồn vốn, nhà đầu tư mới e ngại không

Một phần của tài liệu Tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w