Sau khi xem xét cơ chế liên quan đến giới tính ở Việt Nam, UNIDO (2010) cho rằng Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ tư tưởng Nho giáo, đó là trọng nam khinh nữ, nữ giới phụ thuộc vào nam giới. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam ngày nay khuyến khích sự cải tiến trong cơ chế giới tính khi mà quyền phụ nữ và bình đẳng giới đang được đề cao. Năm 2002, Chính phủ Việt Nam tuyên bố thực hiện “Chiến dịch Quốc gia về sự phát triển của Phụ nữ đến năm 2010” nhằm đạt đến quyền bình đẳng cho phụ nữ về lao động, tuyển dụng, học tập, sức khỏe và sự tham gia vào kinh tế (theo ADB, 2005). Thêm vào đó, “Chiến dịch Quốc gia về
Bình đẳng giới 2011 – 2020” được chấp thuận năm 2010 với mục tiêu chính là đẩy
mạnh sự tham gia của phụ nữ vào các vai trò lãnh đạo và quản lý (theo World Bank, 2011). Thông qua những nỗ lực hồn thiện vấn đề bình đẳng giới, Việt Nam đã đạt được các chỉ số về bình đẳng giới được đánh giá tốt khi so sánh với các quốc gia Đông Nam Á khác ở mức tương đương, hoặc thậm chí cao hơn, về GDP bình quân đầu người (theo World Bank, 2011). Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc làm giảm những trở ngại liên quan đến giới tính trong mơi trường kinh doanh
cho các doanh nhân nữ (UNIDO, 2010). Chính vì vậy, đối với sự tham gia của nữ vào HĐQT thì trước đây nhận được những phản ứng tiêu cực từ các chủ sở hữu, các nhà đầu tư… Từ đó làm giảm giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam đã đạt mức bình đẳng giới khá cao, nhận thức của các bên liên quan đến doanh nghiệp như chủ sở hữu, nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh… về sự tham gia của nữ giới trong HĐQT đã thay đổi, bình đẳng như đối với nam giới.
Ngoài ra, nữ giới tham gia vào HĐQT nhưng quyền quyết định các vấn đề có thể phụ thuộc các thành viên khác trong HĐQT nên có thể hạn chế ảnh hưởng của nữ giới đến giá trị doanh nghiệp. Vai trị lãnh đạo có tầm quan trọng hàng đầu trong cơ cấu tổ chức vì họ đại diện cho tổ chức về tính hợp pháp và quyền lực. Mặc dù chắc chắn vai trị của giới tính có ảnh hưởng đến hành vi quản trị, nhưng tác động hạn chế của vai trò lãnh đạo khiến bất kỳ sự khác biệt nào giữa nữ giới và nam giới, những người trên cùng một vai trị, khó có thể nới rộng được và cũng làm giảm ảnh hưởng của nữ giới đến giá trị doanh nghiệp. Mặt khác, tính cách của nữ giới có thể làm cho các giám đốc nữ có khuynh hướng chọn vào các ngành hoạt động ổn định thay vì các ngành nhiều rủi ro… Do đó, khi nghiên cứu tổng thể các doanh nghiệp mà khơng có sự phân loại doanh nghiệp theo tính chất ổn định và bền vững của ngành… làm cho kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế.
Thêm nữa là với nghiên cứu của Tuan Nguyen, Stuart Locke và Krishna Reddy (2012) cũng đã kết luận rằng qua các năm, mức ảnh hưởng của giới tính đến giá trị
doanh nghiệp càng giảm. Điều này chứng tỏ ở Việt Nam, các nhà quản trị nữ và năm 2011 – 2015 đã dần trở nên cân bằng và có hiệu quả hoạt động như nhau. Đây cũng là các lý do chính để giải thích cho kết quả của bài nghiên cứu trong bài nghiên cứu này.