Thực trạng năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân thọ

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao năng lực tài chính của bảo việt nhân thọ (Trang 34)

2.2.1. Khả năng về vốn

Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mới được thành lập thì vốn chủ sở hữu do các thành viên đóng góp và hình thành vốn điều lệ. Khi doanh nghiệp đang hoạt động thì ngồi vốn điều lệ cịn có một số nguồn khác cùng thuộc nguồn vốn chủ sở hữu như: lợi nhuận khơng chia, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phịng tài chính,...

Với vốn điều lệ ban đầu là 1.500 tỷ đồng, Bảo Việt Nhân Thọ trở thành doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. (Xem bảng 2.2)

Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác trên thị trƣờng giai đoạn 2004-2006

Đơn vị: tỷ đồng

STT Doanh nghiệp Vốn điều lệ tính đến thời

điểm 2006

Vốn chủ sở hữu

2004 2005 2006

1 Bảo Việt Nhân thọ 1500 tỷ đồng 739 755 759

2 Dai-ichi* 25triệu USD ( 405 tỷ đồng) 149 184 213

3 Prudential 75triệu USD (1215 tỷ đồng) 974 974 1.491

4 Manulife 25triệu USD (405 tỷ đồng) 186 229 484

5 AIA 25triệu USD (405 tỷ đồng) 105 163 101

6 ACE 20triệu USD (324 tỷ đồng) 211 165

7 Prevoir 10triệu USD (162 tỷ đồng) 148

*: Trước đây là Doanh nghiệp Bảo Minh – CMG;

Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005-2006 Bộ Tài chính

Tuy nhiên, qua số liệu tại bảng 2.2 về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, có thể thấy rõ vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ thấp hơn rất nhiều so với vốn điều lệ ban đầu đã được đăng ký. Năm 2004, vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ là 739 tỷ đồng (bằng 49,27% so với vốn điều lệ ban đầu đăng ký). Sở dĩ có sự khác biệt trên là do theo quyết định số 3668/QĐ/BTC ngày 04/12/2003 của Bộ Tài chính đã ký, vốn điều lệ danh nghĩa ban đầu của Bảo Việt Nhân Thọ là 1.500 tỷ đồng, song Bộ Tài chính vẫn chưa cấp đủ số vốn bổ sung vào vốn điều lệ ban đầu cho doanh nghiệp trong toàn bộ giai đoạn 2004-2006 và tính đến thời điểm hiện tại.

Điều này tạo nên những khó khăn khơng nhỏ cho Bảo Việt Nhân Thọ trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Mặc dù, mức vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ không thấp hơn mức vốn pháp định là 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, xét trong giai đoạn 2004-2006, với tốc độ tăng trưởng về vốn chủ sở hữu và về tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp khác trên thị trường, rõ ràng Bảo Việt Nhân Thọ cần có những biện pháp cụ thể để tăng vốn điều lệ cũng như tăng vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp.

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính về vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác trên thị trƣờng (Giai đoạn 2004-2006)

Đơn vị: tỷ đồng STT Doanh nghiệp Tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu qua các năm Tỷ trọng vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 2005/2004 2006/ 2005 2004 2005 2006

1 Bảo Việt Nhân thọ 2,17% 0,53% 7,89% 6,85% 6,02%

2 Dai-ichi* 23,49% 15,76% 50,34% 37,78% 29,87% 3 Prudential 0,00% 53,08% 15,31% 10,89% 12,22% 4 Manulife 23,12% 111,35% 10,80% 9,28% 14,34% 5 AIA 55,24% -38,04% 12,17% 12,31% 6,49% 6 ACE -21,80% 95,05% 77,83% 7 Prevoir 98,67%

*: Trước đây là Doanh nghiệp Bảo Minh – CMG; Nguồn: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005-2006 Bộ Tài chính.

Qua bảng 2.3 cho thấy sự biến động của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu thay đổi về vốn chủ sở hữu và chỉ tiêu tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.

Chỉ tiêu thay đổi về vốn chủ sở hữu cho thấy mức độ thay đổi vốn chủ sở hữu kỳ hiện tại và kỳ trước. Đây là chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm trong kỳ.

Đối với Bảo Việt Nhân Thọ, qua bảng 2.3 cho thấy sự thay đổi về vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2004-2006 như sau: năm 2005 tăng 2,17% so với năm 2004, năm 2006 tăng 0,53% so với năm 2005. Vốn chủ sở hữu của năm sau luôn tăng hơn so với năm trước thể hiện sự phát triển vốn của Bảo Việt Nhân Thọ. Tuy nhiên tỷ lệ thay đổi vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ có xu hướng giảm dần qua các năm. Mặt khác tỷ lệ thay đổi vốn chủ sở hữu còn rất khiêm tốn so với tỷ lệ thay đổi vốn chủ sỏ hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác trên thị trường.

Chỉ tiêu tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn cho thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng vốn của doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là chỉ tiêu cho biết mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

Đối với Bảo Việt Nhân Thọ, bảng 2.3 cho thấy chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể như sau: 2004 (7,89%), 2005 (6,85%), 2006 (6,02%). Điều này cho thấy cùng với sự tăng trưởng về tổng nguồn vốn của Bảo Việt Nhân Thọ qua kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2004 – 2006, mức độ tự chủ về tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ có xu hướng giảm dần. Thậm chí, nếu so sánh với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác trên thị trường bảo hiểm Việt Nam trong cả giai đoạn 2004 – 2006, chỉ tiêu này của Bảo Việt Nhân Thọ ln duy trì ở mức thấp nhất. So sánh Bảo Việt Nhân Thọ với hai doanh nghiệp Prudential và Manulife (cả ba doanh nghiệp này luôn nằm trong Top 3 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hàng đầu trên thị trường Việt Nam về doanh thu phí bảo hiểm) cho thấy: nếu như Prudential và Manulife trong năm 2005 đều có sự giảm sút về tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn thì năm 2006 cả hai doanh nghiệp này đều có sự chuyển biến tích cực về vốn chủ sở hữu do việc tăng vốn điều lệ của cả hai doanh nghiệp. Điều này cho thấy Prudential và Manulife đã rất kịp thời trong việc nâng

cao mức độ tự chủ về tài chính nhằm nâng cao năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu có chức năng như tấm lá chắn bảo vệ doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, giúp doanh nghiệp chống lại các rủi ro về khả năng thanh toán, phá sản, bù đắp những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ, bảo vệ chủ hợp đồng trước những cam kết đã được thiết lập với doanh nghiệp. Khơng chỉ có vậy, vốn chủ sở hữu cịn cung cấp năng lực tài chính cho doanh nghiệp trong q trình tăng trưởng, mở rộng hoạt động kinh doanh và khuếch trương sản phẩm. Rõ ràng, vốn chủ sở hữu đóng một vai trị rất quan trọng. Tuy nhiên, qua việc phân tích hai chỉ tiêu tài chính về vốn chủ sở hữu nêu trên cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ cịn thấp. Bảo Việt Nhân Thọ cần thiết phải tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn hiện nay thông qua việc bổ sung đầy đủ vốn điều lệ đã được đăng ký (1500 tỷ đồng) nhằm đảm bảo khả năng tự chủ hơn về tài chính, từ đó nâng cao năng lực tài chính, góp phần cải thiện khả năng cạnh tranh của Bảo Việt Nhân Thọ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa được khẳng định là xu thế chủ đạo hiện nay.

2.2.2. Tình hình trích lập dự phịng nghiệp vụ Bảo Việt Nhân Thọ

Tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật và để đảm bảo khả năng tài chính phục vụ cho việc chi trả tiền bảo hiểm đã cam kết với các chủ hợp đồng, Bảo Việt Nhân Thọ đã thực hiện trích lập dự phịng nghiệp vụ cho các năm tài chính, thể hiện qua bảng 2.4:

Bảng 2.4: Dự phịng nghiệp vụ Bảo Việt Nhân Thọ giai đoạn (2003-2006)

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006

1 Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ 6.326,871 8.449,009 9.915,732 11.156,029

1.1 Trong đó: Dự phịng tốn học 8274 9656,2 10741,9

1.2 Trong đó: Dự phịng chia lãi 172 236,8 311,8

2 Trích lập dự phịng nghiệp vụ 1.860,513 1.753,851 1.465,181 1.237,987

Nguồn: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam

Do dự phịng nghiệp vụ có nguồn gốc từ phí bảo hiểm giữ lại của các doanh nghiệp bảo hiểm nên thơng thường lượng trích lập dự phịng nghiệp vụ hàng năm biến động tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy, tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo Việt Nhân Thọ tăng trưởng cao qua các năm từ mức 6.326,871 tỷ đồng (2003) lên mức 11.156,029 tỷ đồng (2006), tốc độ tăng trưởng bình quân/năm giai đoạn 2003-2006 là 21,14%.

Quy mơ quỹ dự phịng nghiệp vụ lớn và không ngừng tăng lên qua các năm là một nguồn vốn đáng kể để Bảo Việt Nhân Thọ cung cấp đầu tư trở lại nền kinh tế.

Bảng 2.5: Tỷ trọng trích lập dự phịng nghiệp vụ Bảo Việt Nhân Thọ (2003-2006)

Đơn vị:%

STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006

1 Tăng trưởng tổng quỹ dự phòng

nghiệp vụ 33,54% 17,36% 12,51%

2 Tăng trưởng trích lập dự phòng

nghiệp vụ -5,73% -16,46% -15,51%

3 Tỷ trọng trích lập dự phịng/doanh

thu phí bảo hiểm gốc 69,64% 57,63% 47,83% 39,80%

4 Tỷ trọng trích lập dự phịng nghiệp

vụ/tổng chi 60,03% 46,82% 39,42% 31,89%

5 Tỷ lệ tài sản đầu tư tài chính/quỹ

dự phịng nghiệp vụ bảo hiểm 106,78% 101,77% 99,65% 99,80%

Nguồn: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam

Qua bảng 2.5, xét chỉ tiêu tỷ lệ tài sản đầu tư tài chính trên tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cho thấy, Bảo Việt Nhân Thọ đã sử dung khá hiệu quả nguồn vốn từ quỹ dự phòng để thực hiện tài trợ cho các tài sản đầu tư tài chính của doanh nghiệp nhằm đầu tư sinh lời, với tỷ lệ luôn nằm trong khoảng 100%. Việc đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ quỹ dự phòng nghiệp vụ (cũng như từ nguồn vốn chủ sở hữu) sẽ thúc đẩy việc gia tăng lợi nhuận, thực hiện đầy đủ các cam kết với chủ hợp đồng qua đó góp phần nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ.

Tuy nhiên, nếu như giai đoạn 1999-2002 là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm nhân thọ thì giai đoạn 2003-2006 thị trường bảo hiểm nhân thọ trở nên bão hịa và có xu hướng giảm sút. Doanh thu phí khai thác mới của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có xu hướng giảm dần, Bảo Việt Nhân Thọ không nằm ngồi xu hướng này. Chính vì thế, qua bảng số liệu 2.5, mặc dù tổng quỹ dự phịng nghiệp vụ có tăng trưởng qua các năm, song tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần từ 33,54% (2004/2003) xuống 12,51% (2006/2005) do tốc độ trích lập dự

phịng phí hàng năm có tốc độ tăng trưởng âm ngày càng lớn, từ -5,73% (2004/2003) lên tới -15,51% (2006/2005). Nguyên nhân: doanh thu phí khai thác mới hàng năm của Bảo Việt Nhân Thọ có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2003- 2006. Hơn nữa, ngồi việc doanh thu phí khai thác mới có xu hướng giảm dần, các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đáo hạn có xu hướng ngày càng tăng, dẫn đến việc trích lập dự phịng đối với các hợp đồng đóng phí định kỳ cũng có xu hướng giảm dần do vậy tỷ trọng trích lập dự phịng/doanh thu phí bảo hiểm gốc và tỷ trọng trích lập dự phịng/tổng chi phí cũng có xu hướng giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2003-2006.

Xét cơ cấu tổng dự phòng nghiệp vụ, hai khoản dự phòng đáng quan tâm nhất là dự phịng tốn học nhằm đảm bảo chi trả khi rủi ro xảy ra và dự phòng chia lãi nhằm đảm bảo khả năng chi trả lãi chia cho chủ hợp đồng, thì tốc độ tăng trưởng của dự phịng tốn học có xu hướng tăng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của dự phòng chia lãi. Cụ thể như sau: dự phịng tốn học năm 2005 tăng 16,71% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 11,24% so với năm 2005 trong khi đó dự phịng chia lãi tăng 37,67% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 31,67% so với năm 2005. Mặc dù tốc độ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2004-2006 của cả hai khoản dự phịng trên có xu hướng giảm dần do tốc độ tăng trưởng doanh thu phí giảm. Tuy nhiên dự phịng chia lãi có tốc độ tăng hơn gấp đơi so với tốc độ tăng của dự phịng tốn học. Lý do: các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có tính chất dài hạn, khoản tích luỹ đầu tư từ phí bảo hiểm của chủ hợp đồng có xu hướng ngày càng tăng theo thời hạn bảo hiểm, đòi hỏi mức độ cam kết về chia lãi đầu tư đối với chủ hợp đồng cũng gia tăng theo. Mặt khác, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt Nhân Thọ ký kết với các khách hàng có nhiều hợp đồng trong thời hạn từ 5 năm đến 10 năm, do vậy trong giai đoạn 2004-2006 cũng là giai đoạn Bảo Việt Nhân Thọ thực hiện các cam kết về chi trả tiền bảo hiểm và lãi chia, nên có xu hướng gia tăng nhanh so với các giai đoạn trước. Điều này cũng đòi hỏi Bảo Việt Nhân Thọ cần gia tăng hiệu quả đầu tư để đảm bảo các cam kết về chia lãi đối với chủ hợp đồng.

Bảo Việt Nhân Thọ cũng cần tích cực trong việc nâng cao doanh thu phí khai thác mới thông qua việc mở rộng kênh phân phối sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nghiên cứu triển khai sản phẩm mới, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của quỹ dự phịng nghiệp vụ bảo hiểm, góp phần gia tăng tổng nguồn vốn, mở rộng đầu tư và nâng cao khả năng tăng trưởng lợi nhuận. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực tài chính của chính Bảo Việt Nhân Thọ.

Bảng 2.6: Tỷ trọng tổng dự phòng nghiệp vụ trong tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trƣờng Việt Nam

(giai đoạn 2004-2006)

Đơn vị: %

STT Doanh nghiệp

Tỷ trọng tổng dự phòng/tổng nguồn vốn

2.004 2.005 2.006

1 Bảo Việt Nhân thọ 90,20% 90,02% 88,41%

2 Dai-ichi* 80,41% 85,15% 89,47% 3 Prudential 83,36% 83,56% 79,07% 4 Manulife 81,18% 82,72% 76,27% 5 AIA 47,74% 37,62% 33,01% 6 ACE 1,09% 7,83% 7 Prevoir 9,67%

*: Trước đây là Bảo Minh – CMG; Nguồn phân tích số liệu: Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2005 -2006, Bộ Tài chính

Chỉ tiêu tỷ trọng quỹ dự phịng nghiệp vụ bảo hiểm trong tổng nguồn vốn cho biết khả năng chi trả tiền bảo hiểm trong tương lai đối với các chủ hợp đồng. Do quỹ dự phịng nghiệp vụ bảo hiểm có thể coi là một trong những lá chắn thanh toán của doanh nghiệp nên tỷ trọng này càng cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm càng vững chắc. Qua bảng số liệu 2.6 cho thấy, Bảo Việt Nhân Thọ khá thận trọng với việc duy trì tỷ trọng quỹ dự phịng nghiệp vụ bảo hiểm trong tổng nguồn vốn khá cao, luôn ở mức khoảng 90% hàng năm trong giai đoạn 2004-

2006, tỷ trọng cao nhất so với tỷ trọng của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác trên thị trường. Điều này giúp nâng cao năng lực thanh toán của Bảo Việt Nhân Thọ đối với các nghĩa vụ chi trả trong tương lai, đảm bảo năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ, nhất là trong điều kiện nguồn vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn.

Mặt khác, việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm địi hỏi cơng tác thống kê và hệ thống phần mềm quản lý hợp đồng, hồ sơ của doanh nghiệp phải tiện ích và phù hợp. Nếu không điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả tính tốn và số liệu trích lập dự phịng. Đối với Bảo Việt Nhân Thọ nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, việc đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống công nghệ thông tin vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự đồng bộ. Do vậy đây có thể là một rủi ro đối Bảo Việt Nhân Thọ trong việc trích lập dự phòng nghiệp vụ hàng năm. Đối với các

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao năng lực tài chính của bảo việt nhân thọ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w