3.1. Mục tiêu chiến lược phát triển của Bảo Việt Nhân Thọ
3.1.2. Thách thức đối với Bảo Việt Nhân thọ
3.1.2.1. Mở cửa thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế
Việc thực hiện các cam kết của Việt Nam theo các hiệp định song phương và đa phương, đặc biệt là với WTO sẽ thúc đẩy sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp và tập đồn tài chính bảo hiểm lớn của nước ngồi. Sự tác động đầu tiên có thể nhìn thấy rõ nhất đó chính là thị phần bảo hiểm của các doanh nghiệp trong nước bị chia sẻ với các doanh nghiệp nước ngoài. Các tập đoàn nước ngoài khi gia nhập thị trường Việt Nam đã khá linh hoạt khi biết kết hợp giữa văn hóa
Việt Nam với kinh nghiệm quản lý quốc tế chuyên nghiệp. Do vậy, sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ dường như đang có xu thế nghiêng về phía doanh nghiệp nước ngồi khi họ rất chịu khó trong việc tung ra các gói dịch vụ khá thường xuyên tới khách hàng. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Bảo Việt Nhân Thọ.
3.1.2.2. Môi trƣờng pháp luật
Đi đôi với việc thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam cũng sẽ phải thực hiện các điều chỉnh mang tính vĩ mơ cho phù hợp với thơng lệ quốc tế trong đó hệ thống pháp luật và chính sách quản lý nhà nước được coi là nền tảng để các doanh nghiệp nước ngồi có thể cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Hệ thống pháp luật được ban hành nhằm yêu cầu các tập đồn tài chính bảo hiểm khi gia nhập thị trường Việt Nam cần phải có năng lực tài chính đảm bảo, nhưng đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với thách thức về việc cải thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính của bản thân doanh nghiệp. Điển hình là theo khoản 1 điều 4 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ ban hành mới đây đã quy định vốn pháp định của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tăng lên 600 tỷ đồng (trước kia là 140 tỷ đồng).
3.1.2.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
Kinh tế Việt Nam đã có những tăng trưởng vượt bậc, tuy nhiên xét tổng thể thu nhập của đa số người dân cịn ở mức thấp, tỷ lệ tích lũy tiết kiệm chưa cao. Do vậy, mức độ chi phí cho bảo hiểm tính trên đầu người cịn thấp. Sự biến động của thị trường về tỷ giá, lạm phát là những thách thức khơng nhỏ cho sự phát triển của bảo hiểm nhân thọ.
Thói quen tâm lý của người Việt Nam rất ngại đề cập đến rủi ro thậm chí khơng thích nói về rủi ro, do vậy điều này cũng khiến cho việc tiếp cận mời chào bảo hiểm nhân thọ trở nên khó khăn hơn.
Thói quen ưa tiêu dùng bằng tiền mặt của dân cư là một trở ngại lớn gây khó khăn về quản lý cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Điều này dẫn tới những rủi ro về ngân quỹ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đồng thời gia tăng chi phí
phát sinh trong hoạt động kinh doanh, nhất là đối với Bảo Việt Nhân Thọ khi hợp đồng bảo hiểm đa số có thời hạn bảo hiểm ngắn và định kỳ thu phí là phí tháng. 3.1.2.4. Mơi trƣờng đầu tƣ
Thị trường tài chính đã ngày càng được hồn thiện theo hướng thị trường. Tuy nhiên hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính chưa theo kịp sự phát triển của thị trường. Điều này khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gặp khó khăn trong việc đa dạng hóa các hoạt động đầu tư, quy mơ đầu tư và cơ hội đầu tư.
3.1.2.5. Sản phẩm thay thế
Xu hướng ngày càng được khẳng định trên thế giới, khi có sự đan xen kết hợp giữa các ngành dịch vụ tài chính với nhau, sự kết hợp giữa bảo hiểm và đầu tư cho ra đời sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư (unit-linked) hay sự kết hợp giữa bảo hiểm với ngân hàng cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm bán qua ngân hàng(bancassurance) với doanh thu từ các loại sản phẩm này ngày càng tăng cho thấy thói quen tiêu dùng và nhu cầu của người dân đòi hỏi ngày càng cao. Điều này đòi hỏi Bảo Việt Nhân Thọ trong việc đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị phần ở những kênh sản phẩm mới nếu không muốn bị chậm chân so với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngồi.
Khơng chỉ có vậy, nếu như trước đây, người dân chỉ biết đến kênh đầu tư thông qua vàng, tiết kiệm ngân hàng hay USD bên cạnh bảo hiểm nhân thọ thì ngày nay với sự phát triển của thị trường tài chính, các sản phẩm đầu tư thay thế đã được mở rộng ra với đầu tư chứng khoán, ủy thác đầu tư, tiết kiệm tích lũy, cho vay trả góp... cho các mục tiêu tài chính của bản thân và gia đình. Các sản phẩm thay thế này ngày càng phát triển và đa dạng là thách thức không nhỏ đối với Bảo Việt Nhân Thọ.
3.1.2.6. Công nghệ thông tin
Nếu như các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài được thừa hưởng hệ thống cơng nghệ thơng tin từ Tập đồn mẹ thì các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước trong đó có Bảo Việt Nhân Thọ phải vừa học vừa làm trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý. Bảo hiểm nhân thọ là lĩnh vực đòi hỏi rất lớn về việc xử lý dữ liệu thông tin. Việc xử lý dữ liệu thơng tin khơng chính xác sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ từ khâu định phí sản phẩm, đánh giá rủi ro, thu phí bảo hiểm, chi trả tiền bảo hiểm, quản lý giám sát đội ngũ đại lý bảo hiểm, phát triển hệ thống phân phối mới... Chính vì thế thách thức đối với Bảo Việt Nhân Thọ chính là một chiến lược đúng đắn về công nghệ thông tin cho doanh nghiệp đảm bảo sự ổn định của hệ thống, đồng bộ, hiện đại, tiên tiến và hiệu quả.
Bên cạnh đó, xu hướng phát triển của bảo hiểm nhân thọ nói riêng và dịch vụ tài chính nói chung hiện nay dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến nhất, mọi hoạt động giao dịch đều được điện tử hóa từ việc yêu cầu bảo hiểm, đánh giá rủi ro đến việc chi trả tiền bảo hiểm. Do vậy, đầu tư công nghệ thông tin để đi tắt, đón đầu sẽ là một thách thức rất lớn đối với Bảo Việt Nhân Thọ.
3.1.2.7. Nguồn nhân lực
Ngành dịch vụ tài chính ln địi hỏi chất lượng lao động có trình độ cao. Tuy nhiên, sự phát triển khá nóng trong thời gian gần đây trên thị trường dịch vụ tài chính đã tạo nên sự biến động và chuyển dịch mạnh mẽ trên thị trường lao động của ngành dịch vụ tài chính. Theo điều tra của Navigos Group, trong quý I năm 2007 nhu cầu lao động tại tất cả các ngành nghề đều tăng nhanh bất chấp các kỳ nghỉ lớn trong đó Quản trị Điều hành và Kế toán/Tài chính nằm trong Top 3 tăng nhanh nhất; Quý II/2007 có sự tăng vọt so với quý I trong đó Kinh doanh, Kế tốn/Tài chính, Cơng nghệ thông tin/Phần mềm dẫn đầu tốc độ tăng trưởng nhanh về lao động. Thách thức đối với Bảo Việt Nhân Thọ chính là việc duy trì và thu hút đội ngũ lao động có trình độ trong xu thế động của thị trường lao động hiện nay.
3.1.3. Mục tiêu chiến lƣợc phát triển của Bảo Việt Nhân thọ trong giai đoạn 2006-2010
Mục tiêu chiến lược của Tập đồn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt nói chung và Bảo Việt Nhân Thọ nói riêng bao gồm:
Một là, Phát triển thành Tập đồn Tài chính - Bảo hiểm có trình độ và sức
mạnh cạnh tranh với quốc tế, đứng hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và đầu tư tài chính tại Việt Nam và có uy tín trong khu vực; kinh doanh trong các lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, đầu tư tài chính, chứng khốn và các dịch vụ tài chính khác, trong đó lấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm làm nịng cốt.
Hai là, Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực trên cơ sở đáp
ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao và các dịch vụ phụ trợ tiện ích cho khách hàng.
Ba là, Trở thành một tổ chức giữ vững và đề cao được Uy tín và Danh tiếng,
chiếm được Lịng tin của khách hàng, các đối tác và các thành viên thuộc Bảo Việt.
Bốn là, Liên tục phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững.
Năm là, Tổ chức quản lý và hoạt động một cách hiệu quả Tập đồn theo mơ
hình cơng ty mẹ - công ty con, phát huy tối đa lợi thế của doanh nghiệp cổ phần, thu hút vốn của công chúng để phục vụ mở rộng và phát triển kinh doanh.
Sáu là, Nâng cao trình độ quản lý và chất lượng phục vụ khách hàng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào của Tập đoàn, từ việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ tới việc tư vấn cho khách hàng các giải pháp tối ưu hoặc xây dựng các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, cùng phát triển với khách hàng, với các đối tác trong nước và khu vực.
Bảy là, Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp bảo
hiểm thành viên của Bảo Việt phải giữ vững vị trí - là một trong 3 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ đứng đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm, có sản phẩm dịch vụ đa dạng theo những chuẩn mực quốc tế, có uy tín là một doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh hàng đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tám là, Các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ tài chính của Bảo Việt phải
tạo ra được nền tảng cho các dịch vụ liên kết, làm tăng sức cạnh tranh của lĩnh vực kinh doanh chính là bảo hiểm; đầu tư tài chính an tồn, hiệu quả, có tính thanh khoản đảm bảo để các khách hàng bảo hiểm đến với Bảo Việt khơng chỉ có được dịch vụ bảo hiểm chất lượng tốt mà cịn có các tiện ích thiết thực về dịch vụ tài chính như chuyển tiền, thanh toán, vay – trả, uỷ thác đầu tư, mua – bán chứng khoán với chất lượng ngang tầm quốc tế, xây dựng Bảo Việt gắn với hình ảnh của các “siêu thị tài chính” phục vụ trực tuyến (online).
Thơng qua mục tiêu chiến lược trên, mục tiêu cụ thể của Bảo Việt Nhân Thọ như sau:
- Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc 3 -7%/năm, trong đó doanh thu khai thác mới tăng bình qn 10%/năm.
- Doanh thu phí bảo hiểm năm 2010 đạt 3.363 tỷ đồng. - Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 340 tỷ đồng.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn điều lệ trên 23%/năm. - Số lượng đại lý năm 2010 lên đến 30.000 đại lý
- Số lượng đại lý được cấp chứng chỉ IQA năm 2010 là 1.000 đại lý.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhânthọ thọ
Căn cứ vào các mục tiêu phát triển chủ yếu và thực tế hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ trong thời gian qua tác giả xin đưa ra một số giải pháp có thể và cần phải thực hiện để nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ trong thời gian tới.
3.2.1. Các giải pháp tăng quy mô vốn chủ sở hữu
Thực trạng về vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ cho thấy Bảo Việt Nhân Thọ chỉ mới đáp ứng được trên mức vốn pháp định theo yêu cầu của quy định pháp luật hiện hành. Để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu phát triển của
doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Bảo Việt Nhân Thọ cần tăng vốn chủ sở hữu thông qua các giải pháp sau:
3.2.1.1. Tăng vốn chủ sở hữu thơng qua q trình cổ phần hóa Bảo Việt
Tổng cơng ty bảo hiểm Việt Nam là một trong 25 doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ xếp hạng đặc biệt, thể hiện tầm quan trọng của Bảo Việt như một trong những doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong lĩnh vực bảo hiểm. Trên thực tế, Bảo Việt luôn đứng trong những doanh nghiệp hàng đầu ở cả hai lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ trong thời gian vừa qua.
Quá trình cổ phần hóa của Bảo Việt được thực hiện thơng qua việc bán cổ phần ra cơng chúng và tìm đối tác chiến lược. Sau khi tìm được đối tác chiến lược là HSBC và Vinashin, q trình cổ phần hóa của Bảo Việt đã bước vào giai đoạn cuối cùng với việc tổ chức thành công Đại hội cổ đơng thành lập ngày 4/10/2007, hình thành nên doanh nghiệp mẹ là doanh nghiệp cổ phần – Tập đồn Bảo Việt có vốn điều lệ 5714 tỷ đồng.
Bảo Việt Nhân Thọ sẽ được tổ chức lại theo mơ hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đồn Bảo Việt đầu tư 100% vốn. Do đó giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cơ bản nhất và khả thi nhất để nâng cao năng lực tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ ngay trong năm 2007 là từ chính nguồn vốn điều lệ của Tập đồn Bảo Việt. Điều này sẽ góp phần bổ sung vốn chủ sở hữu cho Bảo Việt Nhân Thọ theo đúng như vốn điều lệ đã đăng ký ban đầu là 1.500 tỷ đồng.
Mặt khác, Bảo Việt Nhân Thọ trong thời gian tới sẽ chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn. Để có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong các giai đoạn tiếp theo, điều này phụ thuộc vào kế hoạch của Tập đoàn Bảo Việt. Tuy nhiên theo kế hoạch kinh doanh trong bản công bố thông tin khi IPO Bảo Việt, vốn điều lệ của Tập đồn Bảo Việt sẽ khơng thay đổi từ 2007-2010. Trong khi đó, vốn điều lệ của Tập đồn Bảo Việt được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ cho các doanh nghiệp con, thành lập các doanh nghiệp con mới,.. không phải chỉ dành riêng cho Bảo Việt Nhân Thọ. Điều này dẫn tới sự khó khăn cho Bảo Việt Nhân Thọ nếu muốn tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn
tiếp theo đến năm 2010. Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cho Bảo Việt Nhân Thọ trong các giai đoạn tiếp theo chính là việc tiếp tục thực hiện bán cổ phần của Nhà nước ra công chúng. Trên thực tế, tỷ lệ cổ phần trong Tập đoàn Bảo Việt do Nhà nước sở hữu vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao (77,14%).
3.2.1.2. Bổ sung vốn từ nguồn lợi nhuận để lại
Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ trong giai đoạn 2003- 2006 cho thấy, Bảo Việt Nhân Thọ từng bước đã có sự tăng trưởng về lợi nhuận với tốc độ tăng trưởng khá. Sau khi trích quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định là 5% lợi nhuận sau thuế và các chế độ phân phối lợi nhuận khác, khoản thu nhập của Bảo Việt Nhân Thọ sẽ được tính vào doanh thu của Tập đồn Bảo Việt, từ đó là cơ sở để tính tốn và chi trả cổ tức cho các cổ đơng của Tập đồn Bảo Việt. Rõ ràng đối với các cổ đơng, việc duy trì cổ tức ở mức ổn định là ưu tiên hàng đầu và việc chi trả cổ tức ra sao chịu sự chi phối của các cổ đông. Nếu thực hiện bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận để lại, cổ đông phải chấp nhận mức chi trả cổ tức thấp hơn. Tuy nhiên nếu tăng thêm vốn bổ sung cho vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân Thọ, doanh nghiệp sẽ tăng cường khả năng tích lũy, nâng cao năng lực tài chính và có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, từ đó góp phần gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Trong dài hạn, giá trị cổ phần của các cổ đông sẽ ngày càng gia tăng.
Chính vì thế, trong giai đoạn tới, sau khi đã duy trì đảm bảo được mức chi trả