II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA SINH CỦA CÂY NƯA Ở QUẢNG THỌ 1 Một số chỉ tiêu hóa sinh của phần thân (thân giả)
2. Chỉ tiêu sinh hóa của nưa
Ở phần thân: Hàm lượng chất khô TB của chột 1, chột 2, chột 3 lần lượt là 41,13; 106,55; 71,82 (g). Hàm lượng VIT C ở 3 chột dao động từ 0,081 đến 0,097 (mg/g). Hàm lượng cellulose ở các chột chiếm tỉ lệ từ 8 - 9,57 (%). Hàm lượng N trong thân nưa đạt 75,1 - 190,1 mg/100 g, cao nhất ở chột 3. Hàm lượng
P2O5 cao nhất ở chột 2 chứa 598 mg/100 g. Hàm lượng K trong thân nưa dao động trong khoảng 580 – 602 mg/100 g.
Ở phần củ:
Hàm lường đường tổng số hòa tan có trong củ chính là 1,9%; củ phụ là 1,51%. Hàm lượng cellulose có trong củ chính là 3%; củ phụ là 2,3%. Hàm lượng lipid có trong củ chính là 0,9%; củ phụ là 1,01%. Hàm lượng protein có trong củ chính là 0,29 mg/ml; củ phụ là 0,63 mg/ml.
Hàm lượng tinh bột có trong củ chính là 35,4%; củ phụ là 31,2%. Hàm lượng KGM có trong củ chính là 48,12%; củ phụ là 43,37%.
II. KIẾN NGHỊ
Những kết quả trên đây mà chúng tôi thu nhận được chỉ mới là nhận định bước đầu, vì vậy chúng tôi đề nghị tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau:
- Đi sâu nghiên cứu các đặc điểm sinh lý của cây nưa, tìm ra các điều kiện thích hợp để rút ngắn thời gian nảy mầm cũng như quá trình sinh trưởng của cây.
- Tiếp tục trồng thử nghiệm cây nưa trên nhiều vùng đất khác nhau để từ đó tìm ra vùng thích hợp với sự sinh trưởng của nó.
- Nghiên cứu thêm thành phần hóa sinh của củ nưa trồng trong các điều kiện, thời gian khác nhau (1 năm, 2 năm, 3 năm) để tìm ra được củ cho chất lượng KGM tốt nhất và nhiều nhất.
Mặc dù chỉ mới nghiên cứu về cây nưa, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng đây là một đối tượng có giá trị kinh tế rất lớn, vì thế cần khai thác và tăng hiệu quả sử dụng, sớm đưa cây nưa trở thành cây chủ lực của địa phương Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.