Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây nưa ở Quảng Phú

Một phần của tài liệu “ Đánh giá khả năng sinh trưởng và một số thành phần hóa sinh của cây nưa ở Quảng Điền – Thừa Thiên Huế”. (Trang 32 - 40)

4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây nưa

4.2.Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây nưa ở Quảng Phú

Sau quá trình trồng và theo dõi các chỉ tiêu: chiều cao thân, đường kính thân, chiều dài lá của cây nưa ở Quảng Phú, chúng tôi thu được kết quả sau:

Chột 1:

Bảng 3.8. Chiều cao thân, đường kính thân, chiều dài lá của chột 1 ở Quảng Phú

Chỉ tiêu Thời gian*

Chiều cao thân TB Đường kính thân TB Chiều dài lá TB Tuần 1 5e - - Tuần 4 17,6d 1,19c 20,9d Tuần 6 21,9c 1,70b 28,0c Tuần 8 25,6b 1,70b 31,6b Tuần 10 26,7b 1,84b 34,1a,b Tuần 12 29,8a 2,04a 36,7a

*: thời gian được tính từ lúc trồng cây (khoảng 6/06) “-”: không xác định

Các chữ cái trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Chiều cao thân: tương tự như chột 1 ở QT, chiều cao thân chột 1 ở QP trong 4 tuần đầu tăng trưởng rất mạnh, từ 5 cm trong tuần đầu lên 17,6 cm trong tuần 4 (tăng 12,6 cm), tốc độ tăng trong 4 tuần đầu là 0,63 cm/ngày đêm. Qua tuần 4 đến tuần 8 thì tốc độ tăng bắt đầu chậm lại, chỉ đạt 0,29 cm/ngày đêm. Giai đoạn từ tuần 8 đến tuần 12, chiều cao thân sinh trưởng rất chậm (tốc độ là 0,15 cm/ngày đêm), và sau 12 tuần đạt 29,8 cm (chỉ tăng 7,9 cm so với tuần 6).

Nhìn vào hình 3.4 , có thể nói rằng chiều cao thân chột 1 ở QP sinh trưởng yếu hơn nhiều so với ở QT, không những thế, thời gian sinh trưởng lại kéo dài lâu hơn. Nếu lấy tuần 10 làm mốc so sánh thì chiều cao chột 1 ở QP chỉ đạt 26,7 cm; còn ở QT là 37,8 cm.

Hình 3.4. Chiều cao thân chột 1 ở Quảng Thọ và Quảng Phú

Đường kính thân: trong 2 tuần đầu, do chồi chưa bung ra nên đường kính thân không xác định được. Qua tuần 4 thì đường kính đã tăng vọt lên 1,19 cm, nhưng tốc độ tăng vẫn thua chột 1 ở QT. Từ tuần thứ 4 đến tuần 6, đường kính thân tăng trưởng một cách rõ nét, cụ thể là trong tuần 4, đường kính chỉ là 1,19 cm thì qua tuần 6 đã là 1,7cm (tăng 0,51 cm). Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ tuần 6 đến tuần 10, đường kính thân lại dừng sinh trưởng. Sau đó, từ tuần 8 đến tuần 10, đường kính tiếp tục sinh trưởng nhưng với tốc độ rất chậm. Sau 12 tuần, đường kính thân của chột 1 đạt 2,04 cm. Trong khi đó, chột 1 ở QT sau 10 tuần đường kính đã là 2,47 cm.

Hình 3.5 biễu diễn khả năng sinh trưởng của chột 1 ở QP so với chột 1 ở QT.

Hình 3.5. Đường kính thân chột 1 ở Quảng Thọ và Quảng Phú Chiều dài tán: do trong tuần đầu lá chưa xuất hiện nên chúng tôi không thể đo được. Tuy nhiên, đến tuần thứ 4 thì lá đã dài được 20,9 cm. Sang tuần 6, chiều dài lá là 28 cm, tăng 7,1 cm so với tuần 4. Qua tuần 6 đến tuần 10, chiều dài lá vẫn tăng trưởng đều nhưng chậm hơn nhiều so với giai đoạn đầu. Đến tuần 12, chiều dài lá đạt 36,7 cm và không tăng nữa. Cũng giống như chiều cao và đường kính thân, chiều dài lá chột 1ở QP sinh trưởng không nhanh bằng QT.

Ở giai đoạn tuần thứ 10, chiều dài lá chột 1 ở QT đạt 40,6 cm, còn QP chỉ mới là 34,1 cm, tức là cao hơn 6,5 cm.

Hình 3.6. Chiều dài lá chột 1 ở Quảng Thọ và Quảng Phú

Bảng 3.9. Chiều cao thân, đường kính thân, chiều dài lá của chột 2 ở Quảng Phú

Chỉ tiêu Thời gian*

Chiều cao thân TB Đường kính thân TB Chiều dài lá TB Tuần 2 7,8c - 6,2c Tuần 4 36,4b 2,31a 46,3b Tuần 6 46,8a 2,64a 51,3a Tuần 8 48,8a 2,69a 53,5a

*: thời gian được tính từ lúc chột 3 bắt đầu mọc (khoảng 06/07) “-”: không xác định

Các chữ cái trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Chiều cao thân: trong 4 tuần đầu, thân của chột 2 cũng tăng trưởng một cách nhanh chóng, từ 7,2 cm trong tuần đầu lên 36,4 cm trong tuần 4 (tăng 28,6 cm, tương đương 1,3 cm/ngày đêm). Tốc độ tăng còn nhanh hơn chột 2 ở QT (chỉ đạt 29,8 cm sau 4 tuần). Tuy nhiên, từ tuần 4 đến tuần 6, sự sinh trưởng bắt đầu chậm lại (chỉ tăng 10,4 cm) và đến khoảng tuần 8 thì sinh trưởng không có ý nghĩa nữa.

So với chột 2 QT, chột 2 ở QP sinh trưởng trong một thời gian rất ngắn, và chiều cao thân chỉ đạt 48,8 cm sau 8 tuần, trong khi ở QT, chiều cao này đã là 69,5 cm.

Hình 3.7. Chiều cao thân chột 2 ở Quảng Thọ và Quảng Phú Đường kính thân: đường kính thân của chột 2 cũng tăng mạnh từ khoảng tuần 2 đến tuần 4. Sau 4 tuần, đường kính đã đạt 2,31 cm, cao hơn chột 2 ở QT 0,5 cm. Nhưng sau đó, tốc độ sinh trưởng gần như không tăng và đến tuần 8 thì ngừng. Lúc này, đường kính thân đạt 2,69 cm, so với QT là 3,4 cm (cùng thời điểm).

Chiều dài lá: trong khoảng thời gian từ tuần 2 đến tuần 4, lá của chột 2 ở QP tăng trưởng cực mạnh, đạt 46,3 cm sau 4 tuần (tăng 40,1 cm so với tuần 2). Cùng thời điểm này, chiều dài lá chột 2 ở QT chỉ là 41,5 cm. Từ tuần 4 đến tuần 6, chiều dài tán chỉ tăng 5 cm và đến tuần 8 thì đạt 53,5 cm rồi dừng sinh trưởng.

Trong khi ở QT, chiều dài lá chột 2 đạt được sau 8 là 59,8 cm, cao hơn 6,3 cm.

Hình 3.9. Chiều dài lá chột 2 ở Quảng Thọ và Quảng Phú

Như vậy, trong 4 tuần đầu, chột 2 ở QP sinh trưởng một cách cực kì nhanh so với chột 2 ở QT cả về 3 chỉ tiêu (chiều cao thân, đường kính tán, chiều dài tán), và sau đó cũng nhanh chóng kết thúc thời gian sinh trưởng. Do thời gian sinh trưởng quá ngắn nên khả năng sinh trưởng của chột 2 ở QP cũng yếu hơn so với QT.

Chột 3

Bảng 3.10. Chiều cao thân, đường kính thân, chiều dài lá của chột 3 ở Quảng Phú

Chỉ tiêu Thời gian*

Chiều cao thân TB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đường kính thân

TB Chiều dài lá TB

Tuần 2 6,5d - 5,8d

Tuần 4 30,2b,c 1,2a,b 23,2b,c

Tuần 6 41,4a,b 1,5a 29,6a,b

Tuần 8 45,2a 1,7a 34,1a

*: thời gian được tính từ lúc chột 3 bắt đầu mọc (khoảng 05/08) “-”: không xác định

Các chữ cái trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Chiều cao thân:

Hình 3.10. Chiều cao thân chột 3 ở Quảng Thọ và Quảng Phú

Nhìn vào hình 3.10 , chúng tôi thấy rằng chiều cao thân của chột 3 ở QP thấp hơn nhiều so với ở QT. Tương tự các chột khác, trong 4 tuần đầu thân chột 3 tăng trưởng mạnh, từ 6,5 cm trong tuần đầu lên 30,2 cm trong tuần 4 (tăng 23,7 cm, tốc độ tăng trong 4 tuần đầu là 1,08 cm/ngày đêm). Đến tuần 6, tốc độ tăng trưởng chậm lại (chỉ tăng 11,2 cm) và qua tuần 8 thì gần như ngừng sinh trưởng.

Lúc này, chiều cao thân đạt 45,2 cm, thấp hơn ở QT đến 45,2 cm (cùng thời điểm).

Đường kính thân:

Hình 3.11. Đường kính thân chột 3 ở Quảng Thọ và Quảng Phú

Sau khi sinh trưởng được 4 tuần, đường kính thân chột 3 chỉ đạt 1,2 cm. Sang tuần thứ 6, đường kính tăng lên 1,53 cm (tăng 0,33 cm so với tuần 4). Sau khoảng 8 tuần, đường kính thân đạt 1,65 cm và gần như không sinh trưởng nữa.

Chiều dài lá: chiều dài lá chột 3 ở QP tăng trưởng đều đặn, song giai đoạn đầu sự tăng trưởng rõ rệt hơn. Sau 4 tuần, chiều dài lá là 23,2 cm (tăng 17,4 cm so với tuần 2). Càng về sau, sự tăng trưởng càng chậm dần và đến tuần 8 thì không tăng nữa. Lúc này, chiều dài lá chỉ đạt 34,1 cm, so với chột 3 ở QT cùng thời điểm thì ngắn hơn đến 28,6 cm.

Hình 3.12. Chiều dài lá chột 3 ở Quảng Thọ và Quảng Phú

Nhìn chung, qua các hình 3.10, 3.11, 3.12, chúng tôi thấy rằng khả năng sinh trưởng của chột 3 ở QP cũng yếu hơn nhiều so với ở QT.

Cùng một giống ban đầu và điều kiện chăm sóc là tương đương, tuy nhiên, cây nưa ở QT sinh trưởng tốt hơn nhiều. Nguyên nhân có thể là do đất trồng ở đây là đất bồi ven sông (đất thịt), phù hợp với sinh trưởng của cây nưa, còn đất ở Quãng Phú là đất cát pha nên không thích hợp với nó..

Một phần của tài liệu “ Đánh giá khả năng sinh trưởng và một số thành phần hóa sinh của cây nưa ở Quảng Điền – Thừa Thiên Huế”. (Trang 32 - 40)