Hàm lượng tinh bột và KGM

Một phần của tài liệu “ Đánh giá khả năng sinh trưởng và một số thành phần hóa sinh của cây nưa ở Quảng Điền – Thừa Thiên Huế”. (Trang 48 - 50)

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA SINH CỦA CÂY NƯA Ở QUẢNG THỌ 1 Một số chỉ tiêu hóa sinh của phần thân (thân giả)

5.Hàm lượng tinh bột và KGM

Trong củ nưa thì hai thành phần chính chủ yếu là tinh bột và KGM, hàm lượng của chúng là không tương đương nhau, và trong đó KGM có giá trị hơn nhiều. Qua nhiều lần tiến hành thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.12:

- Hàm lượng tinh bột có trong củ chính là 35,4%, củ nhánh là 31,7%.

Hình 3.14. Hàm lượng tinh bột của củ nưa

- Hàm lượng KGM có trong củ chính là 48,12%, còn trong củ nhánh là 43,37%.

Hình 3.14. Hàm lượng KGM thô của củ nưa

Tỉ lệ tương ứng giữa tinh bột và KGM trong củ chính là 1:1,36; trong củ nhánh là 1:1,37.

Như vậy, trong quá trình tích lũy chất dinh dưỡng, do củ chính hình thành trước nên hàm lượng tinh bột và KGM tích lũy được nhiều hơn so với các củ nhánh.

Khi so sánh với các kết quả nghiên cứu của Sun và cộng sự, chúng tôi nhận thấy rằng: hàm lượng tinh bột và KGM mà họ thu được (trong củ chính) tương ứng là 12,5 và 59,6. Ở đây, hàm lượng KGM mà nhóm tác giả thu được cao hơn chúng tôi đến 11,4% và hàm lượng tinh bột ít hơn 22,9%.

Qua nghiên cứu của Liu (2004), hàm lượng tinh bột và KGM cũng nằm tương ứng trong khoảng 12,3-20,1% và 52,1-58,8%.

Sự sai khác trên có thể là do điều kiện trồng cây nưa của chúng tôi và các tác giả trên là khác nhau, thời gian thu hoạch khác nhau nên hàm lượng các thành phần trong củ có thể thay đổi.

Ở nước ngoài, sau khoảng 3 năm người ta mới bắt đầu thu hoạch và tiến hành nghiên cứu, còn chúng tôi sau khi trồng 1 năm đã thu hoạch nên lượng KGM tạo thành ít hơn và lượng tinh bột lại có nhiều hơn.

Phần 4.

Một phần của tài liệu “ Đánh giá khả năng sinh trưởng và một số thành phần hóa sinh của cây nưa ở Quảng Điền – Thừa Thiên Huế”. (Trang 48 - 50)