Kim ngạch nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nhập khẩu xăng dầu TCT XDQĐ nhung KTQD 1 (Trang 46 - 58)

Kim ngạch nhập khẩu của Công ty qua các năm 2004, 2005, 2006 được thể hiện qua bảng 2.2 như sau: Bảng 2.2: KIM NGẠCH NHẬP KHẨU Năm 2004 2005 2006 Số lượng (m3) Giá trị (tỷ đồng) Số lượng (m3) Giá trị (tỷ đồng) Số lượng (m3) Giá trị (tỷ đồng) Số lƣợng xăng NK 100.000 426 180.000 1.140 176.955 1.672 Số lƣợng dầu NK 170.000 714 308.000 2.189,6 437.000 3.149,7 Tổng 270.000 1.140 488.000 3.329,6 613.955 4.821,7 Nguồn: Công ty XDQĐ

* Trong năm 2004, nhập khẩu được 17 chuyến tàu xăng dầu các loại, số lượng 270.000 m3, giá trị 1.140 tỷ đồng. Bảo đảm Quốc phòng là 192 tỷ đồng, kinh tế là 948 tỷ.

- Mặt hàng xăng: 100.000 m3 (vượt 40% so với Quota Bộ Thương mại giao: 60.000 m3) trên tổng số 3 hợp đồng nhập khẩu

- Mặt hàng dầu: 170.000 m3 (vượt 70% so với Quota Bộ Thương mại giao: 120.000 m3) trên tổng số 12 hợp đồng nhập khẩu.

* Năm 2005, Công ty đã thực hiện nhập khẩu được 53 chuyến tàu xăng dầu các loại, số lượng 488.000 m3, giá trị 3.329,6 tỷ đồng.

- Mặt hàng xăng: 180.000 m3 (vượt 50% so với Quota Bộ Thương mại giao: 120.000 m3) trên tổng số 04 hợp đồng nhập khẩu.

- Mặt hàng dầu: 308.000 m3 (vượt chỉ tiêu so với Quota Bộ Thương mại giao: 170.000 m3) trên tổng số 20 hợp đồng nhập khẩu.

Giá trị doanh thu thương mại: 2.529,67 tỷ đồng đạt 220% kế hoạch (KH)

Trong đó :

- Phục vụ quốc phòng (QP) : 357,1 tỷ đồng đạt 199,4% KH - Phục vụ kinh tế (KT): 2.172,57 tỷ đồng đạt 223,8% KH

* Năm 2006 thực hiện nhập khẩu được 57 chuyến tàu xăng dầu các loại, số lượng 613.995 m3 tấn với giá trị 4.821,7 tỷ đồng = 122,4 % kế hoạch của Bộ Thương mại giao.

- Mặt hàng xăng: 176.955 m3 (đạt 98% chỉ tiêu so với Quota Bộ Thương mại giao: 180.000 m3) trên tổng số 08 hợp đồng nhập khẩu.

- Mặt hàng dầu: 437.000 m3 (vượt 32% so với Quota Bộ Thương mại giao: 330.000 m3) trên tổng số 10 hợp đồng nhập khẩu.

Giá trị doanh thu thương mại: 5.750 tỷ đồng

Trong đó :

- Phục vụ QP: 334,3 tỷ đồng đạt 78% KH

* Năm 2007 đã được Bộ Thương mại giao chỉ tiêu nhập khẩu tối thiểu cho Công ty là 585.000 m3

Cụ thể: Công ty đã ký hợp đồng nhập khẩu xăng dầu năm 2007 với các đối tác nước ngoài đủ cung ứng cho sản lượng nhập khẩu hàng tháng:

- Tại cảng Hải Phịng - Tại cảng Đà Nẵng

Chí Minh

Tổng sản lượng hàng nhập tương đương: 80.000 m3/tháng

Qua số liệu trên cho thấy, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Công ty liên tục tăng qua các năm và luôn vượt chỉ tiêu của Bộ Thương mại cấp. Mặc dù từ đầu năm 2004 đến nay giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao gây áp lực lớn đối với việc kinh doanh xăng dầu của các đầu mối nhập khẩu của Việt Nam nói chung và Cơng ty nói riêng, Cơng ty vẫn tiếp tục chủ động tìm kiếm các đối tác phân phối để lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, phân tích các thơng tin về giá cả xăng dầu Thế giới và khu vực để ra quyết định nhập khẩu vào thời điểm hiệu quả nhất. Mặt khác nhu cầu xăng dầu trong nước của Việt Nam ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 2002 – 2006, nhu cầu xăng trong nước tăng bình quân khoảng 6,4%/ năm, hơn nữa năng lực chế biến các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam chỉ xấp xỉ 2% tổng nhu cầu trong nước, chính điều này đã tạo động lực cho Công ty không ngừng nâng cao cơ sở vật chất và khả năng tài chính, mở rộng thị phần trên thị trường, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh nhập khẩu xăng dầu. Công ty tăng cường xây lắp các cơng trình kho, bể chứa cố định để đảm bảo khả năng dự trữ và tích luỹ xăng dầu, tiết kiệm chi phí thuê kho và giảm tỷ lệ hao hụt trong chuyển tải và giao nhận hàng. Hàng tháng dự trữ xăng dầu của Công ty với sức chứa bình quân đạt trên 140.000 m3/tháng.

- Kho cảng đầu nguồn: với tổng sức chứa đạt: 80.000 m3/tháng + DO: + Xăng: 25.000 m3 8.000 m3 + DO: + Xăng: 10.000 m3 3.000 m3 - Tại cảng Nha Trang - Tại cảng TP Hồ + DO: + Xăng: 10.000 m3 6.000 m3 + DO: + Xăng: 15.000 m3 6.000 m3

+ Khu vự TP Hải Phòng: 04 vị trí với sức chứa trên 25.000 m3/tháng + Khu vực TP Đà Nẵng: 03 vị trí với sức chứa trên 17.000 m3/tháng + Khu vực TP Nha Trang: 01 vị trí với sức chứa trên 2.300 m3/tháng

+ Khu vực TP Vũng Tàu: 01 vị trí thuê dài hạn, sức chứa 10.000 m3/tháng + Khu vực TP Hồ Chí Minh: 04 vị trí với sức chứa trên 26.000 m3/tháng

- Hệ thống kho thuộc sở hữu các Tổng đại lý xăng dầu đã ký hợp đồng với Cơng ty, trong đó tổng số 30 Tổng đại lý có 07 Tổng đại lý ký hợp đồng gửi hàng, với trữ lượng gần 31.000 m3/tháng, trong đó kho đầu nguồn là 17.000 m3

- Hệ thống kho chứa tại các trạm của Công ty và các đại lý của các Tổng đại lý, các đai lý đã ký hợp đồng với Công ty trong nhiều năm qua trên 58 tỉnh, thành phố. Với sức chứa gần 42.000 m3/tháng

Theo ước tính:

+ DO: Hao hụt thực tế: 343 m3/ĐM 643 m3, tiết kiệm: 300 m3 + Xăng: Hao hụt thực tế: 55 m3/ĐM 118 m3, tiết kiệm: 63m3 + FO: Hao hụt thực tế: 18 tấn/ĐM 143 tấn, tiết kiệm: 125 tấn

Tổng giá trị tiết kiệm so với hạn mức ước tính là: 1.827.500.000 đồng Và tiết kiệm cước chuyển tải là: 289.648.000 đồng Như vậy bằng việc tự xây lắp các kho bể chứa xăng dầu nên Công ty tự quản lý các khâu trong nhập khẩu, đã tiết kiệm và trực tiếp giảm thành ước tính là: 2,117 tỷ đồng.

2.3.2Mặt hàng nhập khẩu

Mặt hàng nhập khẩu của Công ty là : Xăng A90, A92, dầu diesel (DO). Công ty nhập khẩu xăng dầu chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nền kinh tế, còn phục vụ cho nhu cầu Quốc phịng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trung bình khoảng 15 – 20 % tổng kim ngạch nhập khẩu. Dầu nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với xăng do nhu cầu tiêu thụ nội địa về mặt hàng dầu lớn. Mặt khác đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, dầu vẫn được nhà nước thực hiện cơ chế bù giá, do vậy trong cơ cấu nhập khẩu của Công ty dầu chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Cơ

cấu nhập khẩu và tỷ trọng nhập khẩu của Công ty qua các năm 2004, 2005, 2006 như bảng 2.3; 2.4 dưới đây:

Bảng 2.3: CƠ CẤU NHẬP KHẨU

Hàng hóa ĐVT

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Phục vụ QP Phục vụ KT Phục vụ QP Phục vụ KT Phục vụ QP Phục vụ KT Nhiên liệu tỷ đồng 192 945 357,1 2.935,5 344,3 4.477,368 Xăng 90 tỷ đồng 0 165 0 0 0 0 Xăng 92 tỷ đồng 64 150 85 467,5 52 1.400 Dầu DO tỷ đồng 128 630 272,1 2.468 215 3.595,482

Khí tài xăng dầu tỷ đồng 0 3 0 0 0 0

Tổng cộng tỷ đồng 1.140 3.292,6 4.821,668

Nguồn: Công ty XDQĐ

Bảng 2.4: TỶ TRỌNG NHẬP KHẨU CỦA XĂNG, DẦU

Hàng hoá ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Xăng 90 % 14,5 0 0

Xăng 92 % 18,8 16,7 27,6

Dầu % 66,7 83,3 72,4

Tổng % 100 100 100

Qua bảng số liệu trên cho thấy, dầu chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với xăng. Do xăng là nhiên liệu phải qua chế biến nên có chi phí cao hơn rất nhiều so với dầu vì thế các nhà máy sản xuất, nhà máy công nghiệp và nhà máy điện của Việt Nam cũng như các phương tiện vận tải lớn như tàu biển, ơ tơ có trọng tải lớn thì dùng dầu làm nhiên liệu, cịn xăng thì chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân sử dụng các phương tiện giao thơng như xe máy và ơ tơ có trọng tải nhỏ.

Năm 2005, Cơng ty khơng nhập khẩu xăng 90 do đây là loại xăng có hàm lượng chì cao ảnh hưởng tới môi trường và chất lượng của các phương tiện vận tải nên nhu cầu ngày càng ít và hạn chế.

Sản lượng nhập khẩu xăng 92 tăng sao với năm 2004, xăng A92 năm 2004 nhập 214 tỷ đồng lên 552,5 tỷ đồng năm 2005 mặc dù vậy tỷ trọng lại giảm từ 33.3% xuống 16,7%. Do bắt đầu từ năm 2005 Công ty không được bù lỗ giá xăng, việc kinh doanh và nhập khẩu dầu do doanh nghiệp tự hoạch toán thu chi mà chỉ được trợ giá dầu. Mặt khác giá dầu đã tăng mạnh trong năm 2005, lên đến mức kỷ lục 70 đôla Mỹ /thùng vào tháng 8, giá xăng 81 đôla Mỹ/thùng. Nguyên nhân của tình trạng này do cung dầu mỏ năm 2005 sụt giảm do tác động của các cơn bão Katrina và Rita ở Mỹ và thiếu ổn định do bất ổn chính trị ở các nước xuất khẩu dầu. Trong khi đó, nhu cầu dầu mỏ liên tục tăng do kinh tế thế giới tiếp tục đà tăng trưởng và ảnh hưởng đến giá dầu hơn trong thời gian qua. Tính trung bình, giá dầu danh nghĩa trong năm 2005 cao hơn gần gấp đôi so với năm 2004, giá dầu tăng ảnh hưởng trực tiếp tới giá xăng nhập khẩu. Vào đỉnh điểm tháng 8/2005 giá xăng nhập kho là 11.678 đồng /lít so với 6.074 đồng/lít cùng kỳ năm 2004. Năm 2006, giá dầu thế giới bình ổn ở mức 55 – 58 đơla Mỹ/thùng nên kim ngạch và tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu của Cơng ty khơng có biến động nhiều và vẫn tiếp tục tăng.

2.3.3Hình thức nhập khẩu và điều kiện giao hàng

Hình thức nhập khẩu của Công ty là nhập khẩu tự doanh (trực tiếp). Đây là hình thức kinh doanh có hiệu quả tương đối cao và Cơng ty cịn chủ động nguồn hàng và bạn hàng trong kinh doanh. Tuy nhiên hình thức nhập khẩu này Cơng ty phải chấp nhận mọi rủi ro và tổn thất từ hoạt động kinh doanh của mình, nhất là với mặt hàng xăng dầu luôn luôn biến động, không ổn định về giá cả và lượng cung cầu vì vậy khi tiến hành nhập khẩu theo hình thức này Cơng ty phải có chiến lược kinh doanh,

xem xét kỹ lưỡng từng bước, từ nghiên cứu thị trường cho đến ký kết và thực hiện hợp đồng để tránh gây tổn thất. Điều kiện giao hàng chủ yếu theo hình thức CFR trong Incoterms, ngồi ra cịn có hình thức CIF, FOB. Điều kiện giao hàng chủ yếu là CFR giúp Công ty chủ động được nguồn hàng; bạn hàng kinh doanh với các hoạt động thương thảo, giao dịch, đàm phán với đối tác nước ngoài; vốn; linh hoạt về thời gian giao hàng. Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm thường xuyên phụ thuộc vào giá cả Thế giới, nên không thể áp dụng các hình thức nhập khẩu khác vì khi đó Cơng ty khơng tự quyết định được khi nào cần nhập và lượng nhập là bao nhiêu. Ngồi ra cơng ty mua xăng dầu theo điều kiện CFR thì vẫn mua thêm bảo hiểm của các Cơng ty bảo hiểm Việt Nam nên dễ quản lý được tỷ lệ hao hụt và chi phí mua sẽ rẻ hơn hơn là mua theo giá CIF vì người bán sẽ phải mua bảo hiểm hàng hải nên giá nhập sẽ cao hơn.

2.3.4Thị trường nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu mở rộng từ các bạn hàng truyền thống là Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, công ty đã phát triển sang các thị trường tiềm năng khác: Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Anh…và tổ chức thực hiện hợp đồng ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Bảng 2.5: THỊ TRƢỜNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG

TY (Đơn vị: m3 ) Mặt hàng Thị trƣờng NK

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Sản lƣợng Tỷ trọng (%) Sản lƣợng Tỷ trọng (%) Sản lƣợng Tỷ trọng (%) Xăng Hồng Kông 21.707 38 1.736 4,6 5.784 36 Thái Lan 21.220 37,14 36.116 95,4 10.235 64 A90 Singapore 5.867 10,26 0 0 0 0 Hàn Quốc 8.342 14,6 0 0 0 0

Tổng 57.136 100 37.852 100 16.019 100 Xăng A92 Hồng Kông 28.802 46,16 71.400 55 73.420 48,3 Thái Lan 20.597 33 20.742 16 34.682 22,8 Nhật 6.668 10,7 0 0 11.200 7,4 Hàn Quốc 6.324 10,14 23.962 18,5 32.590 21,5 Nga 0 0 13.777 10,5 0 0 Tổng 62.388 100 129.881 100 151.892 100 Dầu DO Hồng Kông 39.068 22,7 91.994 38,6 87.690 46,6 Singapore 27.309 15,8 5.278 2,2 78.660 41,7 Hàn Quốc 37.549 21,8 133.969 56,2 15.072 8 Nhật 68.330 39,7 7.123 30 6.820 3,7 Tổng 172.256 100 238.364 100 188.242 100 Nguồn : Cơng ty XDQĐ

Nhìn bảng số liệu trên có thể nhận thấy Hồng Kơng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty. Hầu hết những hợp đồng xăng, dầu dài hạn Công ty ký với đối tác Sinopec – Hơng Kơng về cảng Hải Phịng và Đà Nẵng. Nguồn hàng này lấy chủ yếu từ Trung Quốc nên mức giá công ty Sinopec chào là rất thấp so với các đối tác khác, hơn nữa khoảng cách địa lý ngắn giúp giảm chi phí vận chuyển vì thế Cơng ty thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Thái lan và Singapore cũng là hai bạn hàng tiềm năng của Công ty, sản lượng nhập khẩu từ hai đối tác Đông Nam Á này ngày càng tăng qua các năm. Mặc dù Singapore là một quốc gia nghèo tài nguyên nhưng lại tập trung rất nhiều những trung tâm chứa, lọc dầu hiện đại nhất thế giới và cũng là một trung tâm xăng dầu phát triển nhất Đông Nam Á, mặt khác Singapore là một thành phố cảng, vận chuyển đường biển rất thuận lợi cho Công ty nhập khẩu từ thị trường này. Đây là 2 bạn hàng lớn trong khu vực bảo đảm nguồn hàng ổn định có xuất xứ rõ ràng và chất lượng tốt cho Cơng ty

Hàn Quốc có 3 cơng ty là Daewoo, Samsung, SK Networks nhưng đây chỉ là những đối tác trung gian giao dịch của Cơng ty cịn nguồn hàng chủ yếu từ 3 công ty này lấy từ thị trường Singapore.

Tuy Nga và Nhật là 2 bạn hàng tiềm năng lớn của Công ty nhưng sản lượng nhập khẩu từ 2 thị trường này lại rất nhỏ do có sự khác biệt về chất lượng và tiêu chuẩn không phù hợp với tiêu chuẩn nhập khẩu của Việt Nam, mặt khác khoảng cách về địa lý cũng không phải là điều kiện thuận lợi cho quá trình nhập khẩu của Cơng ty. Giá cả nhập khẩu xăng dầu, Công ty áp dụng phương thức giá Platt Singapore + cước phí vận tải xxx USD thùng. Do thị trường chứng khoán của Singapore rất phát triển, là trung tâm giao dịch xăng dầu nên mức giá được áp dụng chung cho các quốc gia trong khu vực.

Chất lượng xăng dầu nhập khẩu đều đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam. 2.3.5Kênh phân phối và tiêu thụ của Cơng ty

Cơng ty có mạng lưới các cửa hàng bán lẻ, các Tổng đại lý và đại lý tại các thành phố lớn, các địa phương, ngoài ra cơng ty cịn có hệ thống các cửa hàng bán lẻ thuộc quản lý của các Quân khu, Quân đoàn, Quân binh chủng trong toàn quân.

Số lượng Tổng đại lý hiện nay: 30 (bao gồm 306 đại lý) trong đó: - Phía Bắc: 14 tổng đại lý (gồm 122 đại lý)

- Phía Nam: 9 tổng đại lý (gồm 85 đại lý) - Phía Trung: 07 tổng đại lý (gồm 99 đại lý)

Tình hình giá xăng A92, dầu Diesel thế giới và giá bán lẻ trong nước từ năm 1999 – 2006 như sau:

Nguồn: Tạp chí dầu khí tháng 1/2007

tháng1/200 7

Nguồn: Tạp chí dầu khí

Biểu đồ 2.2: DIỄN BIẾN GIÁ DIESEL THẾ GIỚI

Biểu đồ 2.3: DIỄN BIẾN GIÁ BÁN LẺ TRONG NƢỚC NĂM 1999-2006

Nguồn: Tạp chí dầu khí tháng 1/2007

Nhu cầu xăng dầu trong nước của Việt Nam ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế đồng thời giá xăng dầu thế giới biến động liên tục tăng. Thời gian quá,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nhập khẩu xăng dầu TCT XDQĐ nhung KTQD 1 (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w