Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu tại (Trang 27)

ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế

2.4.1. Mối quan hệ giữa FDI và GDP

Nguyễn Mại (2003) bằng việc sử dụng số liệu thống kê của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2003, tác giả không sử dụng mô hình phân tích định lượng và cho kết quả nghiên cứu rằng FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực. Để thu hút FDI, Việt Nam cần mở rộng thị trường và tìm đối tác mới.

Bàn về tác động FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) đã khẳng định rằng Việt Nam được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế mà cụ thể là đóng góp tích cực của FDI tới tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1988 – 2004. FDI không chỉ cung cấp vốn đầu tư và tăng tài sản vốn mà còn tác động làm tăng hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế. Tuy

nhiên, trình độ lao động thấp là một yếu tố đang cản trở đóng góp nhiều hơn của nguồn vốn này vào tăng trưởng kinh tế. Tác giả và cộng sự đã sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng theo hương pháp bình phương nhỏ nhất hai bước 2SLS cho Việt Nam giai đoạn 1998 – 2003 được sử dụng để do lường mức độ tác động của FDI, tài sản vốn con người, mức độ hội nhập kinh tế, chi tiêu chính phủ, vốn đầu tư trong nước đến GDP.

Hay như trong bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” của hai tác giả Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010). Với dữ liệu được tác giả thu thập từ niên giám thống kê và hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội của 64 tỉnh/thành phố của Tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2003 – 2007 và đặc điểm dữ liệu là dữ liệu chéo và các biến được lấy từ giá trị trung bình từ năm 2003 – 2007 cho 64 tỉnh/ thành phố của Việt Nam. Tác giả sử dụng 3 phương pháp ước lượng: OLS, TSLS, GMM cho mơ hình nghiên cứu và các tác giả đã thu thập được kết quả như sau: FDI có vai trị quan trong đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cùng các Bộ, Ngành có liên quan cần tiếp tục theo đuổi chính sách đổi mới, cải thiện mơi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo môi trường đầu tư lành mạnh (xã hội minh bạch, Chính phủ minh bạch và lành mạnh) nhằm tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư của Việt Nam và nâng cao năng lực thu hút đầu FDI.

Cũng với chủ đề này, Nguyễn Công Tiến (2012) trong bài nghiên cứu “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam”. Bằng phương pháp nghiên cứu là hồi quy bình phương bé nhất OLS trong Eview 4 và dữ liệu lấy từ nguồn Worldbank trong giai đoạn từ 1985 – 2010. Kết quả nghiên cứu tác giả thu thập được là FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam với mức ý nghĩa 10% trong điều kiện yếu tố nghiên cứu của tác giả là không đổi, khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tăng lên 1% thì kinh tế Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 0.167.

Trong nghiên cứu của mình về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, tác giả Đỗ Nam (2012) bằng dữ liệu thống kê từ ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) công bố cho khoảng thời gian từ 1987-2011 và sử dụng kỹ thuật hồi quy đồng liên kết để phân tích cân bằng dài hạn và mơ hình VECM để phân tích cân bằng ngắn hạn của FDI và GDP, đồng thời tác giả cũng sử dụng kiểm định nhân quả Ganger để kiểm định tính hai chiều giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Kết quả nghiên cứu tác giả thu thập được rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đưa ra một tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tổng sản phẩm quốc nội ở Việt Nam có cơ chế tự động điều chỉnh và nó hội tụ theo hướng cân bằng dài hạn và cuối cùng là đầu tư trực tiếp nước ngồi có quan hệ nhân quả đến tổng sản phẩm quốc nội, chiều ngược lại cũng cho kết quả tương tự.

Cũng trong nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế nhưng xét trong mơ hình của nền kinh tế đang phát triển của Đào Thị Bích Thủy (2012) thì đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác động đến tăng trưởng kinh tế thơng qua việc bổ sung nguồn vốn, tạo thêm việc làm, đào tạo kỹ năng cho người lao động, nâng cao trình độ chun mơn, quản lý hay chuyển giao công nghệ cho nước tiếp nhận. Với mục tiêu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp phân tích mơ hình đã cho thấy tầm quan trọng của vốn nhân lực như một nhân tố quyết định sự thành công của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế.

Lương Thị Khánh Vy (2012) trong nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011”. Với dữ liệu nghiên cứu theo quý từ ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và theo năm từ Tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2000 –2011 thông qua 2 phương pháp: phương pháp mơ hình hóa và phương pháp phân

tích kinh tế định lượng sử dụng mơ hình VECM. Kết quả tác giả thu thập được rằng:

 Trong dài hạn, FDI tác động tích cực đến GDP. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại thì tác động này khơng rõ ràng.

 Khi có một cú sốc xảy ra khiến FDI tăng sẽ làm GDP biến động theo hình sin và khơng ổn định.

Trong nghiên cứu của mình về các nhân tố của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển, Marcelo José Braga Nonnenberg, Mário Jorge Cardoso de Mendonỗa IPEA (2004), bng vic s dụng dữ liệu bảng kết hợp thông tin riêng biệt về các biến tại 33 nước đang phát triển trong khoảng thời gian từ năm 1975 – 2000 đã chứng minh có mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế tới FDI, nhưng theo chiều ngược lại thì khơng.

Tương tự, Har Wai Mun và cộng sự (2008) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu thực nghiệm tại Malaysia cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa đầu tư trực tiếp nước ngồi và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngồi lại có tác động tiêu cực đến sản xuất nội địa, các nhà đầu tư trong nước mất dần thị trường và các nhà đầu tư nước ngoài dần trở thành các nhà độc quyến. Về lâu dài, các nhà đầu tư nội địa phải đối mặt với những khó khăn để mà có thể tồn tại trên thị trường. Để đạt được kết quả trên, tác giả đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS), hồi quy hai biến FDI và GDP cho dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1970 – 2005 tại Malaysia.

Mặt khác, bằng phương pháp nghiên cứu quan hệ nhân quả Granger tại nước Cộng Hịa Síp cho khoảng thời gian từ 1976 – 2002, M.Feridun (2004) đã đưa ra bằng chứng là có mối quan hệ một chiều từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế (được đo bằng GDP thực trên đầu người) hay như trong nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc - ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thành quả kinh tế của tác giả Edward M.

Graham và Erika Wada (2002), các tác giả cũng đã chứng minh rằng FDI đã có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng và nền kinh tế của Trung Hoa.

Cũng bàn về mối quan hệ về FDI và tăng trưởng kinh tế, Borenzstein và cộng sự (1998) đã thực hiện phân tích hồi quy trên 69 quốc gia đang phát triển cho những năm từ 1970 – 1979, tác giả đã đưa ra bằng chứng rằng công nghệ phát triển là quan trọng với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển và FDI là phương tiện quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ, so với đầu tư trong nước thì đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng góp tương đối nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vốn đầu tư nước ngồi chỉ có năng suất cao chỉ khi đất nước tiếp nhận nguồn vốn này có nguồn nhân lực đủ để phát triển. Như vậy, với điều kiện quốc gia có khả năng hấp thụ khoa học công nghệ tiên tiến nhất định thì FDI sẽ góp phần vào tăng trưởng đất nước.

Thông qua một số bằng chứng thực nghiệm được nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển như nghiên cứu của tác giả Abdus Sama (2011) thực hiện kiểm định tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại mười chín nước Đơng, Đơng Nam Á và Châu Mỹ La tinh. Bài nghiên cứu của tác giả đã cho thấy rằng: trong 10 nước Châu Mỹ La tinh thì có 5 nước là Argentina, Brazil, Chile, Guatemala, El Salvador có mối quan hệ trong dài hạn giữa FDI và GDP. Ngoại trừ Argentina thì 4 nước cịn lại trong nước trên thì GDP cũng có tác động ngược trở lại với FDI. Một số nước khác thì chỉ có mối quan hệ trong ngắn hạn như: Bolivia, Columbia, Ecuador, Honduras, Mexico. Đối với các nước trong khu vực Đơng và Đơng Nam Á thì có 5 nước là có mối quan hệ nhân quả hai chiều trong ngắn hạn là Singapore, Indonesia, Ấn Độ và Pakistan và Thái Lan. Chỉ có mối quan hệ nhân quả 1 chiều từ GDP đến FDI là ở hai nước Philippines và Bangladesh.

Hay trong nghiên cứu thực nghiệm của Mohd Shahidan Bin Shaari và cộng sự (2012) cho Malaysia, bằng việc sử dụng kiểm định nhân quả Granger và hồi quy theo mơ hình VECM để kiểm định mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn cho hai biến nghiên cứu là GDP và FDI trong khoảng thời gian từ 1971

đến năm 2010. Các tác giả đã chứng minh rằng, trong dài hạn, FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế của Malaysia và với kiểm đinh Granger thì cho kết quả hai chiều nghĩa là FDI có nhân quả Granger lên GDI và chiều ngược lại thì GDP cũng có quan hệ nhân quả lên FDI.

Ngược lại với các nghiên cứu như đã đề cập ở trên rằng FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thì Mello trong nghiên cứu thực nghiệm của ông được thực hiện năm 1999 thơng qua phân tích chuỗi thời gian và bảng phân tích dữ liệu ước tính cho 32 quốc gia thuộc tổ chức OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) và các nước không thuộc tổ chức này cho khoảng thời gian từ 1970 – 1990. Khác với các nghiên cứu trước đây rằng trong dài hạn thì FDI sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại nền kinh tế được nhận đầu tư thông qua cải tiến kỹ thuật và sự lan tỏa về sự hiểu biết thì kết quả thực nghiệm của ơng đã cho thấy dấu hiệu yếu kém của mối quan hệ tích cực giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.

Cũng đồng quan điểm như Mello, Maria Carkovic và Ross Levine (2002), bằng việc sử dụng kỹ thuật thống kê mới, hai cơ sở dữ liệu mới và phương pháp ước lượng GMM (Generalized Method of Moments) và OLS (Ordinary Least Squares), các tác giả đã chứng minh rằng dịng vốn FDI thì khơng có tác động gì đến tăng trưởng kinh tế.

Trong nghiên cứu mới đây của của tác giả Mohammad Amin Almfraji và Mahmoud Khalid Almsafir (2014), thông qua việc xem xét lại các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tác động của FDI lên GDP từ năm 1994 – 2012. Các phát hiện mà hai tác giả thu thập được thì phần lớn FDI có tác động tích cực đến sự tăng trưởng của nước chủ nhà (nước nhận đầu tư) và tác động này là đáng kể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì tác động này là tiêu cực, thậm chí một vài trường hợp thì khơng có tác động giữa FDI và GDP. Nếu như mức độ đầy đủ của nguồn nhân lực, thị trường tài chính phát triển tốt và các chế độ mở cửa thương mại đóng vai trị tích cực trong mối quan hệ nghiên cứu trên thì sự

lệ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngồi và khoảng cách kỹ thuật sẽ góp phần tiêu cực đến mối quan hệ giữa FDI và GDP.

Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm đều có đặc điểm chung là sử dụng ước lượng theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS) hay mơ hình vector tự hồi qua (VAR) hay mơ hình VECM, một vài nghiên cứu có sử dụng phương pháp ước lượng GMM. Đa số các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng có mối quan hệ giữa FDI và GDP trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Tuy nhiên, một số ít nghiên cứu thực nghiệm đưa ra bằng chứng về mối quan hệ yếu giữa GDP và FDI.

2.4.2. Mối quan hệ giữa FDI và DI

Bằng phương pháp phân tích dữ liệu bảng cho khoảng thời gian từ 1980 – 2008 của 13 nước trong đó 7 nước được phân loại là nhiều dầu mỏ và 6 nước còn lại là khơng có/ ít dầu mỏ và kỹ thuật ước lượng GMM, Sevil ACAR, Bilge ERĐŞ, Mahmut TEKÇE trong bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên đầu tư trong nước: các bằng chứng từ các nước Trung Đông – Bắc Phi”. Kết quả thực nghiệm của các tác giả cho thấy

dòng vốn FDI đã chèn lấn đầu tư trong nước, đặc biệt là trong 13 quốc gia được lựa chọn để phân tích tại các nước giàu dầu mỏ cũng như nước nghèo dầu mỏ. Trong những năm 1990, do chính phủ các nước có sự bảo hộ đối với đầu tư trong nước và ngăn cản đầu tư trực tiếp nước ngồi nên khơng thu hút được FDI. Do đó, sau khoảng thời gian này, đầu tư trong nước khơng có khả năng cạnh tranh nên đã bị FDI hoạt động hiệu quả hơn chèn lấn.

Trong bài nghiên cứu “Đầu tư nước ngoài vào sự tăng trưởng kinh tế:

Lấn át hay gia tăng đầu tư trong nước?” của các tác giả Agosin, Manuel R., và Roberto Machado (2005), với mơ hình lý thuyết cho đầu tư bao gồm biến FDI, ước lượng biến này và kiểm định với dữ liệu bảng cho khoảng thời gian từ 1971 – 2000 và 3 thập kỷ liên quan. Mơ hình được chạy cho 12 nước cho mỗi 3 khu vực đang phát triển (Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La tinh), bài nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng rằng tất cả các nước trong 3 khu vực đang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển, kết quả tốt nhất là FDI đi vào trong đầu tư nội địa và không thay đổi, cũng có một số khu vực nhất định vào những thời kỳ nhất định, FDI lấn át đầu tư nội địa. Cụ thể là dường như ở Châu Mỹ La tinh, FDI đã lấn át đầu tư trong nước.

Hay như trong bài viết của mình “Có phải đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng năng suất của các doanh nghiệp nội địa?” của tác giả Beata K. Smarzynska (2003) đã chứng minh rằng các các công ty nội địa được hưởng lợi từ các hoạt động của các chi nhánh nước ngồi kể cả trong chính nước đi đầu tư cũng như trong nước được đầu tư. Hơn nữa, bài nghiên cứu cũng chứng minh rằng, các công ty theo định hướng thị trường nội địa thì lợi ích gia tăng cao hơn là các cơng ty nước ngồi theo định hướng xuất khẩu.

Trong một nghiên cứu khác “Có phải các công ty nội địa được hưởng

lợi từ đầu tư trực tiếp nước ngoài? – Bằng chứng thực nghiệm từ Venezuela”

của nhóm tác giả Aitken, Brian J., and Ann E. Harrison (1999). Với dữ liệu nghiên cứu từ những năm 1976 – 1989 thông qua phương pháp ước lượng OLS và phương pháp ước lượng bình phương bé nhất có trọng số, kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy:

 Thứ nhất, đối với các nhà máy có số lượng cơng nhân ít hơn 50 người thì sự gia tăng trong tỷ lệ vốn góp của chủ sở hữu nước ngồi thì có tương quan đến sự gia tăng trong năng suất lao động. Điều này chứng

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu tại (Trang 27)