IV. PHÉP LÀNH MÌNH THÁNH CHÚA
f) Người nghèo khó và bất hạnh
Thánh Matthêu nói rằng vào lúc cuối đời, chúng ta sẽ bị xét đoán theo tình thương32, nên phải đáp lại bằng các cơng việc của lịng thương xót: cố gắng ni người đói, cho uống người khát, tiếp rước khách lạ cơ đơn, áo mặc cho người trần trụi, săn sóc người ốm đau, mang tình thương của Chúa cho người tù đày, bị áp bức, cho cô nhi, quả phụ, người bệnh hoạn, khuyết tật, người chịu tác hại của chiến tranh và các tệ nạn xã hội, người già cả neo đơn, người quẫn bách, trong sự nhìn nhận và tôn trọng phẩm giá của họ. Hoạt động bác ái xã hội của chúng ta phải là hành động của lịng thương xót, chứ khơng phải là một thương vụ hay chỉ thuần túy việc nhân đạo như bao nhiêu người khác làm.
Nhiều người nhìn nhận những cống hiến của chúng ta có cái gì an ủi và tăng sức mạnh. Nhưng nhiều khi chúng ta bị lúng túng, như các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, vì có quá nhiều người quẫn bách mà chúng ta khơng có đủ nguồn lực để giúp đỡ33. Nhiều lúc chúng ta cũng bị áp đảo bởi sự bao la của nghèo khó, đói khát, nạn nhân của bất công và đau khổ. Và nhiều lúc chúng ta đi tìm giải pháp nơi các tổ chức lồi người, mà khơng tính đến quyền năng của Chúa. Cần có đức tin mạnh mẽ để chống lại cám dỗ đó. Nhiều người trong chúng ta sợ khơng dám tun bố lịng tín thác của mình vào Chúa trong việc đáp ứng các nhu cầu của người nghèo và khổ đau mà chúng ta được mời gọi phục vụ. Kết quả là chúng ta và các tín hữu của chúng ta lắm khi đẩy quần chúng xa khỏi Giáo Hội.
Khi bị cám dỗ như thế, chúng ta phải nhớ lời khuyến cáo của Chúa Giêsu “Các con hãy
cho họ chút gì để ăn”. Chúng ta hãy nghĩ đến ý nghĩa việc Chúa Giêsu bảo các môn đệ mang
cái ít ỏi họ đang có đến cho Ngài. Ngày nay Ngài cũng biến đổi sự thiếu thốn, nghèo khó, và cái ít ỏi của chúng ta, để làm cho chúng ta có khả năng cộng tác với Ngài phục vụ những người quẫn bách. Một trong những gương ấn tượng nhất của cái nghịch lý này trong thế giới hôm nay là việc phục vụ đẹp đẽ mà các nữ tu của Mẹ Têrêsa Calcutta đã mang lại cho những người nghèo khổ nhất. Các chị nghèo khó như những người các chị phục vụ. Nhưng cái mà các chị đã làm được là mang lại một kho tàng kỳ diệu của niềm tin can đảm tỏa chiếu tình thương của Chúa Giêsu. Các nữ tu của Mẹ Têrêsa Calcutta và nhiều môn đệ can đảm khác trên thế giới hôm nay đã sống lời khuyến cáo của Chúa Giêsu là chẳng để ai phải ra về bụng đói. Nhiều tơi tớ quảng đại của Chúa Kitô trên khắp thế giới hằng cho đi không chỉ từ cái dư thừa, nhưng từ cái rất cần thiết của họ: thời giờ, sức khỏe, và có khi cả mạng sống nữa. Đức tin tỏa sáng của những môn đệ như thế gợi hứng cho nhiều người thuộc mọi tầng lớp bỏ lại đàng sau những gì họ hằng theo đuổi, để săn sóc Chúa Giêsu bị bỏ rơi ở đâu họ có thể gặp được Ngài, tức nơi cuộc đời đổ vỡ của những ai đang phải đau khổ.
Chúng ta có thể mang đến cho người cơ cực, lo âu và bệnh hoạn một tình thương nhân ái, khiến họ hiểu được quyền năng cứu độ của những đau khổ của họ. Chúng ta phải chăm sóc tồn bộ con người, khơng chỉ những nhu cầu thể lý hay tâm lý, mà còn cả con tim và linh hồn nữa. Không cuộc đời nào được mua lấy bằng Máu của Chúa Kitơ lại khơng có giá trị. Khơng cuộc sống nào vốn là đối tượng tình u vĩnh cửu của Chúa Cha lại khơng có ý nghĩa. Trong xác thịt Ngài, Chúa Kitô đã trải nghiệm nỗi đau của những vết thương thể lý, cũng như nỗi đau tâm hồn của con người. Lòng nhân hậu của Chúa Kitô đã biến đổi nỗi đau của con người và làm cho nó trở nên phương tiện chuyển tải sự sống và tình thương cứu độ của Chúa.
31 1 Cr 13,1.
32 x. Mt 25,35-36.40.
Mầu nhiệm Canvê vẫn tiếp tục trong cuộc đời của những bệnh nhân tuyệt vọng, những người bị ruồng bỏ, bị kết án, bị tổn thương. Sự hiện diện của chúng ta có thể giúp họ tìm được can đảm chịu đau khổ kết hợp với Chúa Giêsu, để tuân theo thánh ý nhiệm mầu của Chúa Cha. Nếu phục vụ của chúng ta không rập khuôn theo hy tế của Chúa Kitô và đức tin tuân phục của Mẹ Maria, thì phục vụ đó sẽ chẳng khác gì việc làm của thế gian. Kết hợp với Chúa Kitô, chúng ta phải đi gấp tới phía những người đau khổ, để nuôi dưỡng trong họ sự sống của Chúa Kitô. Chúng ta phải hiện diện cùng người đau khổ với lòng nhân hậu. Nhưng chúng ta khơng được tiếp đón người bất hạnh với lòng thương hại của thế gian: một sự hào phóng cá nhân, hay cịn tệ hơn, một tính tốn gian xảo tìm kiếm uy tín và tạo ảnh hưởng trên nỗi đau của đồng loại. Chúng ta phải thấy được mối nguy hiểm của lịng nhân hậu dối trá đó.