IV. PHÉP LÀNH MÌNH THÁNH CHÚA
44 Sứ điệp Truyên giáo 2011 của ĐGH Biển Đức XVI.
báo tình thương, lòng bừ bi và sự tha thứ của Thiên Chúa, được mạc khải cho loài người qua cuộc sống, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Các thừa sai đã phục vụ Sứ Mạng của Giáo Hội, bẻ bánh Lời Chúa cho người bé mọn và những người xa xăm nhất, và mang đến cho mọi người hồng ân tình yêu vô tận tuôn chảy từ trái tim của Chúa Cứu Thế”45.
Như Mẹ Maria, chúng ta phải vội vã lên đường, không thể nấn ná, chậm chạp… Chúng ta không được do dự mang Chúa Kitơ vào các nền văn hóa, xã hội vì sợ làm phiền người ta. Tình yêu của Chúa Kitô không bị giới hạn trong các biên giới văn hóa, xã hội. Tình yêu của Chúa Kitô hướng tới mỗi con người và mỗi nền văn hóa, xã hội mà chúng ta phải hội nhập. Nhưng trong việc hội nhập văn hóa, chúng ta phải chú trọng tới tinh thần, chứ không dừng lại ở hình thức chắp vá bên ngồi.
Tuy nhiên, chúng ta khơng được áp đặt văn hóa của chúng ta trên vùng đất chúng ta được sai đến. Ngôn ngữ và phong tục thay đổi, nhưng sứ điệp Phúc Âm ln ln là một. Đó là sứ điệp tình yêu khôn lường của Chúa đã chết cho tất cả mọi người. Mỗi nền văn hóa và mỗi con người đều được biến đổi và thăng tiến nhờ gặp gỡ Chúa Kitơ. Nhưng sự biến đổi đó phải được thực hiện thế nào để cái gì là tốt, là cao thượng, là thích hợp với nhân phẩm đều được tơn trọng và bảo tồn. Trong THĐGMTG ngoại thường về Gia đình 5-19/10/2014, Đức Tổng Giám Mục Ignatius Kaigama, Nigeria, phàn nàn: “Chúng tôi bị các tổ chức quốc tế, q́c gia, và
các nhóm lơi kéo chúng tơi đi chệch khỏi những thực hành của chúng tơi về văn hóa và trùn thớng và thậm chí cả niềm tin tôn giáo của chúng tôi bởi vì họ nghĩ rằng chúng tơi phải mặc nhiên đón nhận quan điểm của họ, ý kiến của họ và khái niệm của họ về cuộc sớng”. Đó là một
hình thức thực dân ý thức hệ như ĐTC nói.
Chúng ta phải mang Chúa đến cho người khác với tình yêu, sự dịu dàng và khiêm tốn như Mẹ Maria đã mang Chúa đến cho bà Ysave và con bà, đã tỏ ra quan tâm đến các nhu cầu của người chị họ. Trong khi chống lại áp bức, bất công và tìm xoa dịu đau khổ, chúng ta phải bảo đảm rằng Phúc Âm mà chúng ta mang đến không bị giới hạn nơi vài chương trình từ thiện và hoạt động xã hội. ĐTC Phanxicơ nói: “Truyền giáo bao giờ cũng là hoa trái của một cuộc đời
thấy mình được tìm kiếm và được chữa lành, được gặp gỡ và được tha thứ. Truyền giáo sinh ra từ kinh nghiệm luôn mới mẻ về việc được xức dầu thương xót của Thiên Chúa”46.
Ngồi ra, chúng ta phải quan tâm đặc biệt những người chuyên lo việc truyền giáo. Một trong các thách thức lớn mà Giáo hội thế hệ này phải đối mặt chính là bồi đắp trong các tín hữu một ý thức về trách nhiệm riêng của mình với sứ mạng của Giáo hội, và đồng thời giúp cho họ chu toàn trách nhiệm mơn đệ trùn giáo đó, như là men ḿi cho Tin mừng trong thế giới chúng ta47. Quan trọng biết bao trách nhiệm cống hiến sự nâng đỡ và khích lệ thường xuyên cho họ, phải có sự đồng hành sứ vụ nâng đỡ họ, tránh tình trạng ‘đem con bỏ chợ’. Họ phải chăm chú biết bao khi mang Chúa đi cho người khác! Họ phải cẩn thận biết bao khi bảo vệ Lời Hằng Sống và bảo đảm rằng Lời được mang đi nguyên vẹn đến cho những ai khao khát Chúa. Ơn gọi đó ngày nay phải chịu nhiều thách đố và cần được chúng ta trợ lực biết bao! Quả thế, sứ vụ này rất cần đến thời giờ, nghị lực và tài nguyên. Bất cứ cái gì chúng ta làm đều phải hướng đến công cuộc truyền giáo.
Tự bản chất, Giáo Hội là truyền giáo. Và do đó, căn tính và bản chất của linh mục là truyền giáo. Chúng ta đang bảo tồn và phát huy bản chất của mình hay đã bị biến chất? Có một sự thiếu quân bình trong sứ vụ linh mục của chúng ta là chúng ta dồn nỗ lực và tài nguyên quá nhiều cho hoạt động dưỡng giáo (tuy cũng rất cần thiết), nhưng chưa đầu tư bao nhiêu hay chưa đầu tư đủ cho hoạt động truyền giáo. Công Đồng Vaticanô II đem lại một sự hiểu biết mới và mở ra một viễn ảnh bao quát hơn về Nước Thiên Chúa, đúng với ý định cứu độ yêu thương