Giới trẻ di dân hôm nay: Giáo dân giáo phận chúng ta đa số sống về nông nghiệp.

Một phần của tài liệu f__1456623269 (Trang 39)

IV. PHÉP LÀNH MÌNH THÁNH CHÚA

b) Giới trẻ di dân hôm nay: Giáo dân giáo phận chúng ta đa số sống về nông nghiệp.

Giới trẻ dần dần bỏ nông thôn di dân ra thành phố học tập và làm ăn. Làm sao tiếp cận được cách tốt nhất với họ? Rất nhiều người trong họ không được đào luyện và nuôi dưỡng về đức tin, không phát triển được một đời sống cầu nguyện, và họ thực sự nghèo nàn về mặt thiêng liêng. Họ trải nghiệm một nội tâm trống rỗng bên cạnh những lợi lộc vật chất họ thụ hưởng! Đời sống luân lý lại quá dư thừa sai phạm, với những tệ nạn xã hội thời đại.

Chăm sóc nhu cầu thiêng liêng cho giới trẻ là trách nhiệm lớn lao của chúng ta. Nhiệm vụ trước mắt của chúng ta là làm sao giữ liên lạc và đồng hành thiêng liêng được với họ. Những nỗ lực liên kết với giáo dân di dân làm việc, học hành khắp nơi là những nỗ lực dưỡng giáo và truyền giáo đúng hướng rất đáng trân trọng. Dịp Ad Limina 2009, ĐTC Biển Đức XVI yêu cầu các Giám Mục Việt Nam “phát triển nền mục vụ thích hợp cho các người trẻ di dân

trong nước qua việc tăng cường sự hợp tác giữa các giáo phận gốc của họ và các giáo phận họ đến, cung cấp cho họ những lời khuyên về mặt đạo đức và các chỉ dẫn thực hành”25.

Mơ hình đó đang được thực thi ở một số nơi tại Việt Nam, như Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo trả lời phỏng vấn khi tham dự THĐGMTG về Gia đình tại Rôma: “Thách đố đối với đời sống gia đình ở Việt Nam thì nhiều lắm, nhưng tôi nghĩ một trong những thách đố là sự kiện nhiều người trẻ phải lìa xa vùng quê, gia đình và giáo xứ của mình lên thành phố để học tập hay làm việc. Do đó, có nhiều cám dỗ ở thành phố nơi họ làm việc hay học tập do phải sống xa gia đình. Họ cần phải duy trì mối liên lạc, cách riêng là tình cảm yêu mến với nguyên quán của gia đình. Điều này chắc chắn là một trong những khó khăn, nhưng tơi thấy dường như đến nay họ có thể vượt qua những trở ngại này, vì ở thành phớ họ có thể tụ họp lại với nhau như những sinh viên Công Giáo, công nhân Công Giáo và giúp đỡ lẫn nhau hội nhập vào các giáo xứ ở thành thị nơi họ cư trú”26.

Ủy Ban Di Dân của HĐGMVN đang soạn thảo bản Hướng Dẫn Mục Vụ Di Dân để có một đường lối chung. ĐTC khích lệ các vị tuyên uý nhiệt thành đáp ứng các nhu cầu của họ và phát triển cuộc sống thiêng liêng cho họ. Di dân bởi bất cứ lý do gì cũng bao gồm các lo âu, vấn đề và nguy hiểm, vì họ bị bẻ gẫy với các nguồn gốc lịch sử văn hóa và gia đình. Do đó, phải giúp họ duy trì đức tin và làm chứng nhân trong các xã hội họ sinh sống27. Chủ đề Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn 17/01/2016 là Người di dân và tị nạn chất vấn chúng ta - Lời giải đáp của Tin

Mừng Lịng Thương Xót. ĐTC mong muốn đây là thời gian của ân sủng để gây ý thức về trách

nhiệm xây dựng một xã hội công bằng đầy tình huynh đệ28.

Chúng ta cần có một cái nhìn lạc quan như dấu chỉ thời đại của Chúa Quan Phòng về hiện tượng di dân ngày nay dưới bất cứ hình thức nào, kể cả việc “bách hại cách tinh vi” xé nát các cộng đồng tín hữu kỳ cựu để “phân sáp” đi khắp nơi như một cơ may thể hiện mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Cứu Thế.29 Điều quan trọng là liệu các tín hữu và các lãnh đạo của họ có

24 http://hdgmvietnam.org/tong-hop-cac-y-kien-duoc-cong-bo-cua-cac-nhom-nho-ve-phan-thu-ba-cua-thuong-hoi-dong/7384.57.7.aspx

Một phần của tài liệu f__1456623269 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w