Với sự tăng giảm thu nhập ở các nhóm hộ gia đình là cơ sở để tăng chi tiêu của các hộ gia đình và xu hướng tăng chi tiêu là có thể đoán trước được. Chứng minh trong kết quả số liệu điều tra như sau: chi tiêu bình quân đầu người một tháng của các hộ không có người di cư (787.76 nghìn đồng) cao hơn chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình có người di cư (737.81 nghìn đồng) (bảng 2.12)
Bảng 2.12. Chi tiêu bình quân của hộ gia đình có và không có người di cư (nghìn đồng/người/tháng)
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008
Tương tự như đối với thu nhập, chi tiêu giữa các vùng, giữa các nhóm hộ gia đình cũng có sự chênh lệch. Xem xét mức chi tiêu trung bình giữa hộ có người di cư và không có người di cư ta thấy, chi tiêu trung bình hộ không có người di cư ở vùng ĐBSH và Tây Nguyên thấp hơn hộ có người di cư với mức chênh lệch lần lượt là 108.34 nghìn đồng và 190.18 nghìn đồng. Ở các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ thi chi tiêu trung bình của các hộ không có người di cư cũng thấp hơn các hộ có người di cư nhưng mức chênh lệch thấp lần lượt là 63.5 nghìn đồng và 31.05 nghìn đồng. Cả nước Hộ không có người di cư Hộ có người di cư Chênh lệch
ĐBSH 829.54 937.88 108.34 Đông Bắc 688.33 675.06 -13.27 Tây Bắc 548.36 611.86 63.5 Bắc Trung bộ 577.25 608.30 31.05 NamTrung bộ 749.24 657.96 -91.28 Tây Nguyên 698.14 888.32 190.18 Đông Nam bộ 1161.93 1014.05 -147.88 ĐBSCL 766.63 696.42 -70.21 Tổng 787.76 737.81 -49.95
Chi tiêu bình quân của các vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, ĐBSCL và Đông Bắc là các vùng mà chi tiêu trung bình của hộ không có người di cư cao hơn hộ có người di cư.
Xem xét chi tiêu trung bình giữa các vùng thì thấy vùng Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân cao nhất, mức chi tiêu chung của vùng ở cả hai nhóm hộ có người di cư (1014.05 nghìn đồng) và không có người di cư (1161.93 nghìn đồng) đều cao hơn các vùng khác và cao hơn mức trung bình của cả nước. Sau vùng Đông Nam Bộ là vùng ĐBSH và vùng chi tiêu thấp nhất cả nước phải nói tới vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ đứng thứ hai trong các vùng về mức chi tiêu thấp.
Bảng 2.13. Chi tiêu bình quân của hộ gia đình trước và sau khi có người di cư (nghìn đồng/người/tháng)
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008
Biểu đồ 2.14. Chi tiêu bình quân của hộ gia đình trước và sau khi có người di cư (nghìn đồng/người/tháng)
Cả nước
Hộ trước khi có người di cư
Hộ sau khi có
người di cư Chênh lệch
ĐBSH 517.53 937.88 420.35 Đông Bắc 393.77 675.06 281.29 Tây Bắc 345.2 611.86 266.66 Bắc Trung bộ 321 608.30 287.3 NamTrung bộ 361.33 657.96 296.63 Tây Nguyên 548.65 888.32 339.67 Đông Nam bộ 556.27 1014.05 457.78 ĐBSCL 411.68 696.42 284.74 Tổng 413.53 737.81 324.28
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008
Chi tiêu bình quân trong cả nước của hộ sau khi có người di cư đều cao hơn trước khi có người di cư. Mức chênh lệch ở các vùng Đông Nam Bộ, ĐBSH là cao nhất. Mức chênh lệch ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là thấp nhất. Nhà nước cũng cần quan tâm đến điều này vì thu nhập tăng dễ kéo theo sự gia tăng mất bình đẳng giữa các hộ gia đình với nhau. Bất bình đẳng trong thu nhập sẽ kéo theo bất bình đẳng trong chi tiêu.
2.3. Nhận xét
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập và đời sống của các tầng lớp dân cư từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân và chi tiêu bình quân đầu người ở các hộ sau khi có người di cư đều tăng so với trước khi có người di cư. Đa số các hộ có người di cư là những hộ mà trước kia có mức sống khá thấp,cụ thể ở vùng Tây Bắc Bộ thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể từ 333.6 nghìn đồng/tháng lên tới 815 nghìn đồng. Do thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng khá, đời sống các tầng lớp dân cư ở các vùng, đặc biệt là tầng lớp nghèo tiếp tục được cải thiện.
Cùng với việc gia tăng thu nhập, phúc lợi xã hội công cộng cũng tăng không ngừng, góp phần cải thiện các điều điện đi lại học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí của nhân dân. Tỉ lệ các hộ dùng điện, nước sạch tăng lên đáng kể, chi tiêu đầu tư cho y tế, giáo dục luôn chiếm tỷ trọng cao và đều nhau ở tất cả các vùng, các
nhóm hộ, chứng tỏ sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân đòi hỏi Nhà nước phải tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ này.
Tuy nhiên, mức sống vẫn có sự khác biệt giữa các nhóm hộ có người di cư và không có người di cư, giữa một số vùng. Thu nhập bình quân đầu người của các hộ không có người di cư cao hơn hộ có người di cư. Đây là vấn đề đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải tiếp tục quan tâm.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH HỒI QUY ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ
3.1. Số liệu và các biến số
3.1.1. Số liệu
Luận văn sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư hộ gia đình Việt Nam năm 2006 và năm 2008( VHLSS 2006, VHLSS 2008). VHLSS thực hiện bởi GSO do cơ quan Phát triển và UNDP tài trợ với sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới. Mẫu điều tra của mỗi năm gồm hơn 9000 hộ và rất nhiều chỉ tiêu, các đặc điểm liên quan đến hộ gia đình, rất hữu ích cho việc phân tích và xây dựng mô hình
Chất lượng cuộc sống của hộ gia đình được đánh giá qua rất nhiều chỉ tiêu.Tuy nhiên trong luận văn này chỉ đánh giá qua một số chỉ tiêu cơ bản như là: thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu bình quân đầu người, chi tiêu giáo dục, chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe, chi thường xuyên về nhà ở, điện, nước.
Cách tính thu nhập bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình và chi tiêu bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình được trình bày trong bảng tính 3.1 và 3.2. Các chỉ tiêu này đều có chung đơn vị tính là nghìn đồng
Bảng 3.1 Cách tính thu nhập bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình
Mã số Tổng thu
1 Tổng thu
2 Trị giá các khoản trợ giúp, học bổng, thưởng từ giáo dục 3 Trị giá các khoản trợ giúp từ y tế
4 Thu từ tiền lương, tiền công các thành viên 5 Thu từ trồng trọt
6 Thu từ chăn nuôi
7 Thu từ dịch vụ nông nghiệp
8 Thu từ săn bắt, thuần dưỡng và nuôi chim thú 9 Thu từ lâm nghiệp
10 Thu từ nuôi trồng thủy sản 11 Thu từ phi nông nghiệp 12 Thu khác tính vào thu nhập
13 Thu khác không tính vào thu nhập 14 Thu từ cho thuê đất, nhà
Nguồn: Bộ câu hỏi điều tra mức sống dân cư VHLSS 2006 và 2008
Cách tính thu nhập và chi tiêu từ các số liệu:
Thu nhập = mã 2+ 3 + 4 + (5 - 18) + (6 - 19) + (7 - 20) + (8 - 22) + (10 - 23) + (11 - 24) +12 +14
Thu nhập bình quân/ người/ tháng = thu nhập/ (số nhân khẩu của hộ *12)
Tổng chi: 15 = mã 16 + 17 + 18 + 19 + 20 + 21 +22 + 23 + 24 + 25 + 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31 +32 + 33 + 34 + 35
Chi tiêu = mã 16 + 17 + 25 + 26 + 27 + 28 + 29 + 33 + 35
Chi tiêu bình quân/ người/ tháng = chi tiêu/ (số nhân khẩu của hộ *12)
Bảng 3.2 Cách tính chi tiêu bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình
Mã số Tổng thu
115 Tổng chi
16 Trị giá các khoản cho giáo dục 17 Trị giá các khoản chi cho y tế 18 Chi cho trồng trọt
19 Chi cho chăn nuôi
20 Chi cho dịch vụ nông nghiệp
21 Chi cho săn bắt, thuần dưỡng và nuôi chim thú 22 Chi cho lâm nghiệp
23 Chi cho nuôi trồng thủy sản 24 Chi cho phi nông nghiệp 25 Chi cho ăn uống lễ Tết 26 Chi ăn uống thường xuyên
27 Chi không phải lương thực thực phẩm hằng ngày 28 Chi không phải lương thực thực phẩm hằng năm 29 Chi khác tính vào chi tiêu
30 Chi khác không tính vào chi tiêu 31 Chi sửa chữa lớn tài sản cố định 32 Chi mua tài sản cố định
33 Chi mua đồ dùng lâu bền
34 Chi mua đất nhà, mua sắm, sửa chữa, xây mới 35 Chi điện, nước, thuê nhà, gar…
Nguồn: Bộ câu hỏi điều tra mức sống dân cư VHLSS 2006 và 2008
3.1.2. Các biến số
Các biến sử dụng trong cả hai mô hình bao gồm thu nhập, chi tiêu, các đặc điểm của chủ hộ và các đặc điểm vùng sẽ được trình bày sau đây. Trong mỗi tập hợp mô tả như phân loại vùng thì một vùng bị bỏ qua và xem như nhóm tham khảo.
Ví dụ như vùng Đông Nam Bộ là nhóm bị bỏ qua cho biến "vung", vì thế hệ số vùng khác phản ánh tác động mức sống của vùng đó so với vùng Đông Nam Bộ.
lny1: logarit thu nhập bình quân/người/tháng ( nghìn đồng/ người/ tháng)
Nhóm các biến đại diện cho các đặc điểm của chủ hộ và của người di cư như: trình độ, giới tính, công việc. Cụ thể gồm các biến như sau:
1 nếu chủ hộ là Nam
gioitinh_chuho =
0 nếu chủ hộ là Nữ
tuoi_chuho: tuổi của chủ hộ (năm)
1 nếu chủ hộ tốt nghiệp tiểu học
td1 =
0 nếu ngược lại
1 nếu chủ hộ tốt nghiệp THCS
td2 =
0 nếu ngược lại
1 nếu chủ hộ tốt nghiệp THPT
td3 = 0 nếu ngược lại
1 nếu chủ hộ tốt nghiệp nghề
td4 = 0 nếu ngược lại
1 nếu chủ hộ có trình độ CĐ, đại học, sau đại học
td5 =
0 nếu ngược lại
Khi td1 = td2 = td3 = td4 = td5 = 0 thì chủ hộ không có bằng cấp 1 nếu người di cư là Nam
Gioitinh_dicu =
0 nếu người di cư là Nữ
1 nếu người di cư làm chuyên môn kỹ thuật
cv1 =
0 nếu ngược lại
1 nếu người di cư làm nhân viên
cv2 =
0 nếu ngược lại
1 nếu người di cư làm thợ có kỹ thuật
cv3 = 0 nếu ngược lại
1 nếu người di cư làm lao động đơn giản
cv4 =
0 nếu ngược lại
tienguive: số tiền người di cư gửi về cho hộ gia đình
Nhóm các biến đại diện cho dặc điểm của chủ hộ như: quy mô hộ, tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Cụ thể gồm các biến sau:
hhsize: quy mô hộ, số thành viên trong hộ ( người)
Nhóm các yếu tố vùng miền mà hộ gia đình đang sinh sống 1 nếu ở khu vực ĐBSH
vung1 =
0 nếu ngược lại
1 nếu ở khu vực Đông Bắc
vung2 =
0 nếu ngược lại
1 nếu ở khu vực Tây Bắc
vung3 =
0 nếu ngược lại
vung4 =
0 nếu ngược lại
1 nếu ở khu vực Nam Trung Bộ
vung5 =
0 nếu ngược lại
1 nếu ở khu vực Tây Nguyên
vung6 =
0 nếu ngược lại
1 nếu ở khu vực Đông Nam Bộ
vung7 =
0 nếu ngược lại
1 nếu ở khu vực ĐBSCL
vung8 =
0 nếu ngược lại Nơi đến của người di cư : noiden
1 nếu người di cư đến Hà nội
noiden1 =
0 nếu ngược lại
1 nếu người di cư đến TP Hồ Chí Minh
noiden2 =
0 nếu ngược lại
1 nếu người di cư đến tỉnh khác
nơiden3 =
0 nếu ngược lại
3.2. Mô hình hồi quy đánh tác các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân hộ gia đình có người di cư
3.2.1. Mô hình
Trong mô hình đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng thu nhập bình quân đầu người sử dụng một số biến đã trình bày ở phần trên, cụ thể danh sách biến được cho
bởi bảng sau:
Bảng 3.3. Các biến sử dụng trong mô hình
Tên biến Mô tả biến
lny1 logarit thu nhập bình quân của một người/tháng (biến phụ thuộc)
gioitinh_dicu Giới tính của người di cư tuoi_dicu Tuổi của người di cư CV1 - CV4 Nghề của người di cư noiden1 - nơiden3 Nơi mà người di cư đến
vung1 - vùng8 Vùng mà hộ gia đình có người di cư ở
tienguive Số tiền mà hộ gia đình nhận được từ người di cư gửi về gioitinh_chuho Giới tính của chủ hộ
tuoi_chuho Tuổi của chủ hộ TD1 - TD5 Trình độ của chủ hộ
Dạng hàm: do thu nhập có phân bố rất lệch nên phải chuyển thu nhập của hộ sang dạng logarit, sẽ ít lệch hơn; biến phụ thuộc của thu nhập bình quân đầu người. Điều này là cần thiết vì độ lệch sẽ làm cho một số giả thiết cơ bản của mô hình hồi quy không còn đúng nữa.
ln(y1i) = Xi ' β + ui
trong đó: y1i là thu nhập bình quân đầu người của hộ thứ i
Xi ' là véc tơ các hệ số ước lượng
ui là sai số ngẫu nhiên
3.2.2. Kết quả ước lượng mô hình
Trong qúa trình ước lượng có một số biến không có ý nghĩa thống kê nên đã bị loại bỏ dần, nghiên cứu chỉ đưa ra kết quả ước lượng với các biến có ý nghĩa thống kê, sau đó thực hiện kiểm định đối với mô hình, nếu vi phạm giả thiết nào sẽ tiến hành cải tiến và đưa ra mô hình cuối cùng ( kết quả của các kiểm định có thể xem
thêm ở phụ lục).
Bảng 3.4 sau đây là kết quả ước lượng đối với mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình, theo kết quả R của mô hình chỉ bằng 0,3982 tức là biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được 39,82% biến thiên của thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình có người di cư. Đây không phải là một tương quan lớn nhưng nó cũng rất hữu ích để phân tích xem yếu tố nào tạo ra sự khác biệt trong mức thu nhập của hộ gia đình có người di cư. Mô hình đã khắc phục được hiện tượng tự tương quan
Bảng 3.4. Kết quả ước lượng mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình có người di cư
Dependent Variable: LNY1 Method: Least Squares Date: 12/01/11 Time: 04:41 Sample(adjusted): 2 507
Included observations: 506 after adjusting endpoints Convergence achieved after 8 iterations
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 6.797975 0.316806 21.45787 0.0000 LOG(TIENGUIVE) 0.099522 0.022691 4.385920 0.0000 GIOITINH_CHUHO 0.096492 0.067753 1.424178 0.1550 TUOI_CHUHO 0.002032 0.002702 0.751971 0.4524 HONNHAN_CHUHO 0.230399 0.058911 3.910950 0.0001 TD1 0.084788 0.067218 1.261391 0.2078 TD2 0.184407 0.071676 2.572774 0.0104 TD3 0.328535 0.108509 3.027711 0.0026 TD4 0.246437 0.089758 2.745588 0.0063 TD5 0.485138 0.185200 2.619534 0.0091 GIOITINH_DICU 0.006575 0.044015 0.149392 0.8813 TUOI_DICU -0.002867 0.002870 -0.999005 0.3183 CV2 -0.116994 0.105176 -1.112367 0.2665 CV3 -0.342648 0.082352 -4.160794 0.0000 CV4 -0.398142 0.088584 -4.494500 0.0000 NOIDEN1 0.200257 0.082186 2.436642 0.0152 NOIDEN2 0.063802 0.052307 1.219755 0.2232 VUNG1 -0.216386 0.095464 -2.266685 0.0239 VUNG2 -0.324791 0.113190 -2.869443 0.0043
VUNG3 -0.323669 0.281156 -1.151206 0.2502 VUNG4 -0.299578 0.085540 -3.502187 0.0005 VUNG5 -0.134709 0.109918 -1.225536 0.2210 VUNG6 -0.018316 0.162751 -0.112541 0.9104 VUNG7 -0.041804 0.175388 -0.238352 0.8117 HHSIZE -0.133232 0.016632 -8.010622 0.0000 AR(1) 0.252166 0.045078 5.594042 0.0000
R-squared 0.398210 Mean dependent var 6.563075 Adjusted R-squared 0.366867 S.D. dependent var 0.610891 S.E. of regression 0.486083 Akaike info criterion 1.445143 Sum squared resid 113.4130 Schwarz criterion 1.662317 Log likelihood -339.6212 F-statistic 12.70484 Durbin-Watson stat 1.997394 Prob(F-statistic) 0.000000
Ta có phương trình sau: LNY1t = 6.797975449 + 0.09952186596*LOG(TIENGUIVE) + 0.2303993172*HONNHAN_CHUHO + 0.1844073478*TD2 + 0.3285346176*TD3 + 0.2464374726*TD4 + 0.485137569*TD5 - 0.1169943597*CV2 -0.3426478863*CV3 - 0.398141665*CV4 + 0.2002567267*NOIDEN1 - 0.2163862344*VUNG1 - 0.3247913094*VUNG2 - 0.2995777217*VUNG4 - 0.1332320849*HHSIZE + 0.2521656526* (LNYt - LNY1t-1)
Trong mô hình có một số biến không có ý nghĩa thống kê nhưng vẫn đưa vào mô hình để so sánh.
Theo đặc điểm của chủ hộ:
Theo bảng 3.4 thì dường như các yếu tố tuổi, giới tính của cả chủ hộ và người di cư đều không ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình.
Trình độ học vấn là một trong số các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức