Ở Việt Nam, trong thời gian qua các điều kiện về nhà ở, cấp nước sạch, điện sinh hoạt, vệ sinh môi trường đã được cải thiện đáng kể.
Biểu đồ 2.9. Tỉ lệ (%) loại nhà đang ở của hộ gia đình có người di cư và không có người di cư
Cả nước Hộ trước khi có người di cư
Hộ sau khi có người
di cư Chênh lệch ĐBSH 1672.19 2119.2 447.01 Đông Bắc 1520.29 1518.84 -1.45 Tây Bắc 2162.8 892.22 -1270.6 Bắc Trung bộ 1400.47 1925.02 524.55 NamTrung bộ 1953.67 2279.76 326.09 Tây Nguyên 2505.54 2516.82 11.28 Đông Nam bộ 2341.86 2842.01 500.15 ĐBSCL 856.31 1076.37 220.06 Tổng 1458.38 1877.37 418.99
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008
Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008 do Tổng cục thống kê tiến hành thì tỉ lệ hộ có người di cư có nhà kiên cố (19.22%) thấp hơn số tỉ lệ hộ không có người di cư có nhà kiên cố(24.72%), trong khi đó tỉ lệ hộ có người di cư có nhà bán kiên cố (65.46%) và nhà tạm (15.32%) cao hơn tỉ lệ hộ không có người di cư có nhà bán kiên cố (61.15%) và nhà tạm (14.13%).
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008
Từ biểu đồ 2.10 cho thấy quá trình kiên cố hóa nhà xảy ra nhanh. So với trước khi có người di cư thì thì tỉ lệ hộ gia đình ở nhà kiên cố tăng từ 13.81% lên 19.22%. Tỉ lệ hộ gia đình ở nhà bán kiên cố giảm từ 67.46% xuống còn 65.46%, tỉ lệ hộ gia đình ở nhà tạm giảm từ 18.74% xuống còn 25.32%. Do hộ gia đình sau khi có người di cư có thu nhập cao hơn nên những hộ gia đình này có điều kiện xây dựng, sửa chữa nhà cửa kiên cố hơn.
Biểu đồ 2.11. Tỉ lệ dùng nguồn điện của hộ gia đình có người di cư và không có người di cư
Theo số liệu tổng kết thì nguồn thắp sáng chính của các hộ gia đình là điện lưới, có đến 97.18% hộ không có người di cư và 99.44% hộ có người di cư dùng điện lưới. Sử dụng điện là yếu tố không thể thiếu được để nâng cao CLCS của dân cư. Mạng lưới điện sinh hoạt trong những gần đây được cải thiện đáng kể, không chỉ đáp ứng được nhu cầu điện trong sản xuất, các sinh hoạt văn hóa tinh thần chung mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của từng hộ gia đình.
Bảng 2.10. Tỉ lệ (%) dùng nguồn điện của hộ gia đình trước và sau khi có người di cư
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008
Tỉ lệ dùng điện lưới của các hộ cũng tăng lên từ 97.63% lên 99.44%, tỉ lệ đèn dầu, khác giảm từ 1.78% xuống còn 0.56%, tỉ lệ dùng điện ắc quy giảm từ 0.59% xuống còn 0%
Biểu đồ 2.12. Tỉ lệ (%) dùng nguồn điện của hộ gia đình trước và sau khi có người di cư
Hộ trước khi có người di cư (Tỉ lệ %)
Hộ sau khi có người di cư (Tỉ lệ %)
Điện lưới 97.63 99.44
Điện ắc quy 0.59 0.00
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008
Tỉ lệ hộ có người di cư được sử dụng từ các nguồn nước máy (17,16%) thấp hơn tỉ lệ hộ không có người di cư được sử dụng từ các nguồn nước máy (24,77%), tỉ lệ hộ có người di cư được sử dụng từ các nguồn nước giếng khơi và giếng khoan (55.23%) và các nguồn khác (27.61%) lại cao hơn lệ hộ không có người di cư được sử dụng từ các nguồn nước giếng khơi và giếng khoan (48.54%) và các nguồn khác (26.70%).
Biểu đồ 2.13. Tỉ lệ (%) dùng nguồn nước của hộ gia đình trước và sau di cư
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008
Sau khi có người di cư thì tỉ lệ hộ sử dụng nước máy tăng từ 12.43% lên 17.16%. Tỉ lệ hộ dùng nước giếng giảm từ 57.99% xuống 55.23%, tỉ lệ hộ dùng các nguồn nước khác giảm từ 29.59% xuống 27.61%
Bảng 2.11. Chi nhà, điện, nước của các hộ gia đình
Đơn vị: nghìn đồng/ năm
Các khoản chi Hộ không có người di cư Hộ có người di cư Chênh lệch
Chi điện sinh hoạt 856.69 551.76 304.93
Chi nước ăn uống và sinh hoạt 477.26 316.23 161.03
Chi xây nhà 124515.4 78694.44 45820.96
Chi mua nhà, đất 171857.1 118200 53657.10
Qua bảng số liệu cho thấy chi điện sinh hoạt, chi nước ăn uống và sinh hoạt, chi xây nhà, chi mua nhà, đất của các hộ gia đình không có người di cư đều cao hơn của hộ gia đình có người di cư.