Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình có người di cư (Trang 32 - 36)

Quá trình di cư nông thôn – thành thị diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ CNH và đô thị hóa ngày càng cao một mặt biến một số vùng nông thôn trở thành thành thị, mặt khác khu vực đô thị ngày càng mở rộng cũng tạo ra khả năng số người di chuyển đến các đô thị ngày càng lớn hơn và với tốc độ nhanh hơn. Tỷ lệ di cư từ nông thôn tới các đô thị được trình bày trong

Bảng 2. 1. Số lao động di cư theo nơi cư trú và nơi đến

Nơi cư trú Nơi đến

Hà nội (tỉ lệ %) TP HCM (tỉ lệ %) Tỉnh khác (tỉ lệ %)

Thành thị 0.9 4.22 3.59

Nông thôn 8.98 43.76 44.2

Số liệu từ VHLSS năm 2008 cho thấy rằng nông thôn là nơi xuất phát của đại đa số người di cư. Số lao động di cư xuất phát từ nông thôn chiếm tới 91,28%. Tỷ lệ dân nông thôn di cư đến TP HCM là cao nhất khoảng 43,75%, tỷ lệ nông thôn di cư đến Hà Nội chiếm 8,98%, còn lại là di cư đến các tỉnh khác. Đối với những người di cư nông thôn ra thành thị các nơi đến phổ biến nhất là các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Gần đây di cư cũng góp phần phát triển các thành phố địa phương Cần Thơ, Long Xuyên, Cà Mau tại khu vực ĐBSCL và góp phần phát triển các trung tâm kinh tế như Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.

Trong tổng số dân di cư, nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn với 57 %. Điều này đúng cho tất cả các vùng trong cả nước. Tây Bắc là nơi có tỷ lệ nam lao động di cư đi cao nhất với 75%. Tây Nguyên là nơi có tỷ lệ lao động nữ di cư cao nhất với 47,22% , tỷ lệ lao động nữ di cư đi của các một số vùng trong cả nước được thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ lao động di cư theo giới tính và khu vực

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008

Có thể thấy, độ tuổi của những người di cư từ nông thôn – thành thị có độ tuổi từ 20-29 chiếm tỉ lệ cao nhất 63,95%, tiếp đến là độ tuổi từ 13-19 chiếm 21,14%, độ tuổi từ 50 trở lên chỉ chiếm khoảng 1,7%. Dễ dàng nhận thấy những người di cư đều đang trong độ tuổi lao động sung sức. Đặc điểm này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc tính chọn lọc của di cư theo độ tuổi: những người ở độ tuổi trưởng thành và

mới lớn có khuynh hướng di cư nhiều hơn và họ dễ thích nghi và hòa nhập với điều kiện sống. Thêm nữa phần nhiều đều là thanh niên chưa lập gia đình nên không có quá nhiều ràng buộc

Bảng 2.2. Số lao động di cư theo giới tính

Nhóm tuổi 13-19 20-29 30-39 40-49 >=50 Tổng

Nam 113 423 72 18 14 640

Nữ 121 285 38 18 5 467

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008

Theo tính toán thì có khoảng 83.75% số người di cư nam và 86.9% số người di cư nữ trong độ tuổi từ 13-29. Chứng tỏ độ tuổi di cư của nữ thường sớm hơn của nam. Vào những năm gần đây số lượng di cư nữ di chuyển đến các khu công nghiệp đang ngày một tăng. Điều này phản ánh nhu cầu ngày càng cao đối với lao động nữ trong một số ngành dịch vụ và ngành công nghiệp. Xã hội cũng thấy được số ưu việt của phụ nữ vì họ thường độc lập về kinh tế, không ngại di chuyển,… hơn nữa lại có một nhu cầu lớn về lao động nữ giới tại các nhà máy cần nhiều lao động, nhất là các ngành nghề kinh doanh dịch vụ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút đông đảo người di cư là phụ nữ đến làm việc, cộng thêm các nhà máy sản xuất hàng hóa cần nhiều lao động như nhà máy dệt, nhà máy may, nhà máy sản xuất giầy dép và chế biến là động lực chính khuyến khích phụ nữ di cư ngày càng đông.

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008

Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ di cư theo nhóm tuổi và giới tính

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008

Tỉ lệ di cư nữ ở độ tuổi trên 50 là ít nhất chỉ chiếm 26%, tiếp đến là đến độ tuổi từ 30-39, 20-29 với tỉ lệ lần lượt là 34.55% và 40.25%. Ở độ tuổi 40-49 thì tỉ lệ di cư giữa nam và nữ là bằng nhau, ở độ tuổi trẻ nhất có số lượng di cư đông nhất thì tỉ lệ nữ (51.71%) lại cao hơn tỉ lệ nam giới(48.29%).

2.2. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống của hộ gia đình có người di cư.

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình có người di cư (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w