Thu nhập bình quân đầu người

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình có người di cư (Trang 36 - 42)

Thu nhập bình quân đầu người được coi là một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức sống dân cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Sau đây chúng ta sẽ phân tích một số liệu thống kê về tình hình thu nhập theo vùng và theo nhóm thu nhập của các hộ gia đình có người di cư, không có người di cư, hộ trước và sau khi có người di cư.

Bảng 2.3 . Thu nhập bình quân của hộ gia đình chia theo vùng (nghìn đồng/ người/tháng)

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008

Thu nhập bình quân đầu người của nhóm hộ gia đình có người di cư giữa các vùng trong cả nước khá đồng đều. Vùng có thu nhập bình quân đầu người một Cả nước Hộ có người di cư Hộ không có người di cư

Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình Cao nhất Thấp nhất ĐBSH 975.58 3105 223 1131.04 23481 99 Đông Bắc 982.14 7160 191 869.83 11581 131 Tây Bắc 815.4 1452 511 637.91 5965 126 Bắc Trung bộ 707.21 5440 141 705.77 10164 113 NamTrung bộ 747.39 2648 196 919.63 6614 133 Tây Nguyên 842.35 4300 410 885.61 7724 89 Đông Nam Bộ 1047.07 2984 349 1698.28 42493 110 ĐBSCL 945.42 4513 171 1186.9 52787 -210 Tổng 879.06 7160 141 1079.84 52787 -210

tháng cao nhất là vùng Đông Nam Bộ với mức thu nhập là 1047,07 nghìn đồng, thấp nhất là vùng Bắc Trung Bộ với mức thu nhập là 707.21 nghìn đồng. Hộ giàu nhất trong nhóm này với mức thu nhập cao nhất là 7160 nghìn đồng lại ở vùng Đông Bắc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi mà hộ nhất nghèo nhất với thu nhập 141 nghìn đồng thuộc vùng Bắc Trung Bộ.

Khi so sánh thu nhập giữa hộ có người di cư và hộ không có người di cư ta thấy, tại các tỉnh phía Tây Bắc, Đông Bắc thu nhập bình quân đầu người của hộ có người di cư hơn cao hơn hộ không có người di cư. Trong khi đó tại các tỉnh ở ĐBSH, NamTrung Bộ, ĐBSCL thì thu nhập bình quân theo đầu người của các hộ có người di cư lại thấp hơn các hộ không có người di cư. Đặc biệt ở vùng Đông Nam Bộ thu nhập bình quân của hộ không có người di cư (1698.28 nghìn đồng) cao hơn rất nhiều so với hộ có người di cư (1047.07 nghìn đồng). Riêng vùng Bắc Trung Bộ thì thu nhập bình quân của hai nhóm hộ gần như bằng nhau. Tính trung bình cả nước thì thu nhập bình quân của hộ gia đình không có người di cư (1079.84 nghìn đồng) cao hơn thu nhập bình quân của hộ gia đình có người di cư (879.06 nghìn đồng).

Bảng 2.4. Thu nhập bình quân hộ gia đình trước và sau khi có người di cư

Đơn vị: nghìn đồng/tháng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2006 và năm 2008

Biểu đồ 2.5. Thu nhập bình quân hộ gia đình trước và sau có người di cư

Cả nước Hộ trước khi có người di cư Hộ sau khi có người di cư Chênh lệch

ĐBSH 652.72 975.58 322.86 Đông Bắc 505.27 982.14 476.87 Tây Bắc 333.6 815.40 481.8 Bắc Trung bộ 485.86 707.21 221.35 NamTrung bộ 419.41 747.39 327.98 Tây Nguyên 716.6 842.35 125.75 Đông Nam Bộ 597.53 1047.07 449.54 ĐBSCL 622.18 945.42 323.24 Tổng 563.86 879.06 315.2

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008

Kết quả tính toán cho thấy thu nhập bình quân hộ gia đình sau khi có người di của 8 vùng trong cả nước đều tăng lên đáng kể. Mức chênh lệch cao nhất là ở vùng Tây Bắc sau đó là đến vùng Đông Bắc và Đông Nam Bộ; vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên là vùng có mức chênh lệch thấp nhất. Theo bảng 2.5 mức chênh lệch ở vùng Tây Bắc là 481.8 nghìn đồng, mức chênh lệch ở vùng Đông Nam Bộ là 449.54 nghìn đồng. Tuy nhiên nhìn biểu đồ ta có thể thấy đồ thị thu nhập của vùng Đông Nam Bộ luôn cao hơn vùng Tây Bắc rất nhiều. Điều này cũng dễ hiểu vì những vùng có mức thu nhập lớn là những vùng có sự phát triển kinh tế tương đối cao so với cả nước. Tính trung bình cả nước thì thu nhập bình quân của hộ sau khi có người di cư cao hơn rất nhiều so với hộ trước khi có người di cư. Mức chênh lệch là 315.2 nghìn đồng/ tháng.

Việc quyết định di cư của người lao động từ nông thôn ra thành thị đã gây khó khăn cho sản xuất ở khu vực nông thôn bởi đa số những người trẻ, những lao động chính trong gia đình ở nông thôn đều muốn ra thành phố để tìm việc và cải thiện cuộc sống của hộ gia đình, hiện tượng này sẽ gây ra tình trạng thiếu lao động trong khu vực nông thôn, ở hộ gia đình chỉ còn người già, trẻ em và phụ nữ ở nhà. Qua phân tích ta có thể thấy rằng nhờ có di cư mà thu nhập của các hộ gia đình tăng lên

đáng kể. Tuy nhiên so với các hộ không có người di cư thì thu nhập thu nhập của hộ có người di cư lại thấp hơn.

Di cư là một sự lựa chọn cuộc sống và chiến lược sinh kế. Thu nhập thấp và mang tính mùa vụ trong nông nghiệp, nhu cầu về nguồn lao động trong các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại - dịch vụ đã thúc đẩy những người nông dân phân công lao động trên nhiều địa bàn khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro. Nguồn sinh kế theo nhiều chiều và đa dạng bởi thông qua di cư các thành viên trong hộ cùng nhau đóng góp và chia sẻ thu nhập chung. Theo phương thức đó, tiền do các thành viên đi làm ăn xa gửi về không phải là một kết quả ngẫu nhiên do mỗi thành viên thực hiện mà là một bộ phận hợp thành trong chiến lược sống của các hộ nông dân nghèo. Động cơ di cư không phải là kiếm thêm thu nhập hàng ngày mà còn có tích luỹ để đầu tư cho gia đình ở nông thôn, thống kê số liệu VHLSS năm 2008 có đến 75% trong tổng số người di cư gửi tiền về cho gia đình. Những cơ hội đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và ngành nghề phi nông là rất hạn chế, tiền gửi về thường đóng góp một phần cơ bản vào thu nhập của gia đình, được kết hợp với thu nhập tiền mặt hay bằng hiện vật từ những công việc nhà nông. Tiền gửi về có ảnh hưởng rất lớn đối với thu nhập của hộ gia đình ở quê và rất cần thiết trong việc trang trải nợ nần, đóng tiền học cho con cái và chi phí đau ốm của người thân, cũng làm giảm nhu cầu mua bán gạo của nông dân khi phải chi tiêu tiền mặt và do đó đảm bảo an ninh lương thực cho các gia đình nông thôn.

Bảng 2.5. Số tiền trung bình gửi về trong 12 tháng

Đơn vị: nghìn đồng

Trung bình Nhỏ nhât Lớn nhất

Tiền gửi về 6860.61 200 40000

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008

Số tiền trung bình một hộ gia đình có người di cư nhận được trong năm 2008 là 6860.61 nghìn đồng/năm. Trong đó hộ gia đình nhận được nhiều nhất là 40000 nghìn đồng /năm.

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008

Nhóm tuổi từ 40-49 có số tiền gửi về cho hộ gia đình là cao nhất là 12123.53 nghìn đồng/năm, tiếp đến là nhóm trên 50 tuổi có số tiền gửi về là 9476.92 triệu đồng/năm. Nhóm tuổi từ 20-29 có số lượng di cư đông nhất nhưng số tiền gửi về không cao khoảng 6881.35 triệu đồng/năm. Nhóm tuổi từ 13-19 có số tiền gửi về cho hộ gia đình là ít nhất trung bình khoảng 5446.69 triệu đồng/năm. Dễ dàng để nhận thấy rằng, đối với trẻ em và lao động di cư vị thành niên (dưới 18 tuổi) rời khỏi nhà để đi làm trong các nhà máy, các khu công nghiệp, làm thuê ở thành phố, phải làm nhiều giờ trong một ngày, được trả công rất thấp, thậm chí không được trả công. Do vậy số tiền mà nhóm tuổi này gửi về cho hộ gia đình là rất ít.

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008

Theo biểu đồ trên thì số tiền mà người di cư gửi về cho gia đình phụ thuộc vào công việc của họ. Người di cư có trình độ chuyên môn cao thì số tiền họ gửi về cho hộ gia đình cao hơn những hộ khác. Cụ thể, nhóm chuyên môn kỹ thuật có số tiền gửi về trung bình cho hộ cao nhất khoảng 8673.68 nghìn đồng/năm, nhóm lao động đơn giản tiền gửi về trung bình cho hộ thấp nhất khoảng 6541.61 nghìn đồng/năm

Biểu đồ 2.8. Số tiền gửi về phân theo mức tiền gửi

Đơn vị: nghìn đồng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VHLSS năm 2008

Từ biểu đồ 2.8 có thể thấy trong năm 2008 lao động di cư gửi tiền về nhà từ 1000 nghìn đồng – 6000 nghìn đồng là trên 30%, từ 6000 nghìn đồng -12000 nghìn đồng là trên 20%, từ trên 12000 nghìn đồng là trên 20% . Tỉ lệ nữ gửi tiền về ở mức 1000 nghìn đồng - 6000 nghìn đồng cao hơn nam giới. Tuy nhiên khi mức tiền càng

cao thì tỉ lệ nam giới gửi tiền về lại cao hơn nữ giới. Điều đó có thể giải thích là do lao động di cư nam giới có thu nhập cao hơn nữ giới. Phần lớn phụ nữ lao động di cư cho rằng thu nhập của họ khi đi làm ăn xa cao hơn thu nhập tại quê nhà nhưng vẫn thấp hơn mức thu nhập của nam giới. Mặt khác, khi đi làm ăn ở các tỉnh thành khác, bản thân người phụ nữ được cải thiện về kỹ năng sống, kỹ năng lao động nhưng họ luôn luôn đứng trước áp lực của công việc và sự rủi ro trong lao động như: thời gian lao động quá dài (10 – 12 giờ/ngày đối với nữ công nhân may mặc trong các xí nghiệp tư nhân), mức lương thấp so với thời gian lao động, không có hợp đồng và bảo hiểm lao động, bị “quản thúc” trong các công xưởng, nơi ăn, chốn ở không đảm bảo, v.v...

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình có người di cư (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w