Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hệ thống kế toán ngân hàng theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 37 - 39)

Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam có thể được đánh dấu từ sự ra đời của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào ngày 06/05/1951. Tuy nhiên ngành ngân hàng Việt Nam mới thực sự bắt đầu phát triển từ năm 1990, khi hai sắc lệnh quan trọng được ban hành: Sắc lệnh về Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Sắc lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các cơng ty tài chính. Quy định này thực sự đưa Việt Nam từ một nước có hệ thống ngân hàng độc nhất sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Những bước phát triển quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam:

Từ năm 1991, Ngân hàng TMCP được phép đi vào hoạt động và các ngân hàng nước ngoài được phép tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua việc mở chi nhánh hoặc liên doanh với các ngân hàng trong nước.

1993, Việt Nam bình thường hóa quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á.

1997, Luật về Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật về các tổ chức tín dụng được Quốc Hội thông qua ngày 02/12/1997 và có hiệu lực từ ngày 01/10/1998.

2001, Hiệp định thương mại song phương với Mỹ được ký kết. Theo hiệp định này, thị trường tài chính và thị trường ngân hàng Việt Nam sẽ dần mở cửa đối với Mỹ, và đến năm 2010 các tổ chức tài chính của Mỹ được đối xử ngang bằng các tổ chức tài chính Việt Nam. Đây là nền tảng tốt cho sự phát triển thị trường tài chính Việt Nam, nhưng cũng là một thách thức lớn cho các tổ chức tài chính trong nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại.

2003, Luật về Ngân hàng nhà nước được sửa đổi. Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập, thay thế cho Ngân hàng dành cho người nghèo

nhằm tách bạch tín dụng chính sách khỏi tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường.

2010, Quốc hội thông qua luật mới về Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật về các tổ chức tín dụng vào ngày 16/06/1010. Hai bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Theo đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam là một cơ quan ngang bộ của Chính phủ và hoạt động như một ngân hàng trung ương của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Trong hơn hai thập kỷ kể từ lần cải cách đầu tiên, ngành ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ. Từ hệ thống ngân hàng độc nhất, hệ thống ngân hàng đã ngày càng phát triển về số lượng và quy mơ vốn điều lệ. Nhìn chung hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể phân ra hai dạng cơ bản như sau: Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần.

Ngân hàng thương mại nhà nước: hiện nay có năm (05) NHTM nhà nước ở Việt Nam: NHTMCP Ngoại Thương, NHTMCP Công Thương, NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sơng Cửu Long. Để hồn thành q trình mở cửa thị trường ngân hàng trong nước cho các nhà đầu tư nước ngồi và tăng tính cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg, đặt mục tiêu cổ phần hóa các NHTM nhà nước và cho tới năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống còn 51%. Tuy nhiên q trình cổ phần hóa tất cả các NHTM nhà nước đã diễn ra khá chậm so với mục tiêu của chính phủ.

Ngân hàng thương mại cổ phần: Việt Nam hiện có ba mươi ba (33) Ngân hàng TMCP có tổng vốn điều lệ trên 190 nghìn tỷ đồng. Về số lượng các Ngân hàng TMCP lớn hơn rất nhiều so với NHTM nhà nước, tổng vốn điều lệ cũng lớn hơn, tuy nhiên khi tính riêng vốn điều lệ của từng Ngân hàng TMCP lại thấp hơn rất nhiều so với NHTM nhà nước. Cụ thể, trong nhóm NHTM nhà nước (ngoại trừ Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long) đều có vốn điều lệ trên 23 nghìn tỷ đồng, trong khi nhóm Ngân hàng TMCP có vốn

điều lệ lớn nhất chỉ hơn 12 nghìn tỷ đồng, và khoảng 40% các Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ nhỏ hơn 4 nghìn tỷ đồng. Đây cũng là nhóm ngân hàng xảy ra nhiều thương vụ mua bán sáp nhập diễn ra nhất trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua.

Một phần của tài liệu Nâng cao hệ thống kế toán ngân hàng theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w