Phân tích về vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Nâng cao hệ thống kế toán ngân hàng theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 56)

2.4. Minh họa sự sai lệch của một số chỉ tiêu tài chính do sự khác biệt giữa hệ

2.4.2. Phân tích về vốn chủ sở hữu

Dựa vào bảng cân đối kế toán 2013 và thuyết minh báo cáo tài chính 2013 của Ngân hàng TMCP Nam Việt, ta có Bảng nguồn vốn như sau:

Bảng 2.3: Bảng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Nam Việt

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2012 Vốn của Tổ chức tín dụng 2,980,571 2,980,571 - Vốn điều lệ 3,010,216 3,010,216 - Cổ phiếu quỹ (29,644) (29,644) Quỹ của Tổ chức tín dụng 123,342 123,342

- Quỹ đầu tư phát triển 1,105 1,105

- Quỹ dự phịng tài chính 61,607 61,607

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 30,986 30,986

- Quỹ khác 29,644 29,644

Lợi nhuận chưa phân phối 98,657 80,226

Tổng cộng nguồn vốn 3,202,571 3,184,140

Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Nam Việt 2013[2]

Theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì nguồn vốn không bao gồm vốn chủ sở hữu không bao gồm các quỹ khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên, quỹ khen thưởng cho hội đồng quản trị hay quỹ để trả cho khách hàng. Những quỹ không thuộc các chủ sở hữu sẽ không được báo cáo trong phần vốn chủ sở hữu. Do đó, ta có Bảng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Nam Việt điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán quốc tế như sau:

Bảng 2.4: Bảng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Nam Việt theo IAS ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2012 Vốn của Tổ chức tín dụng 2,980,571 2,980,571 - Vốn điều lệ 3,010,216 3,010,216 - Cổ phiếu quỹ (29,644) (29,644) Quỹ của Tổ chức tín dụng 123,342 123,342

- Quỹ đầu tư phát triển 1,105 1,105

- Quỹ dự phịng tài chính 61,607 61,607

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 30,986 30,986

- Quỹ khác 29,644 29,644

Lợi nhuận chưa phân phối 98,657 80,226

Tổng cộng nguồn vốn 3,202,571 3,184,140

Trừ: Quỹ dự phịng tài chính 61,607 61,607

Tổng cộng nguồn vốn sau điều chỉnh 3,140,964 3,122,533

Theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Nam Việt sẽ bị giảm, vì loại trừ đi những khoản khơng thuộc về các chủ sở hữu. Khi có sự sai số ở chỉ tiêu vốn chủ sở hữu sẽ dẫn đến sự sai số ở một số chỉ tiêu khác như tỷ suất sinh lợi trến vốn chủ sở hữu, hệ vố an tồn vốn,... 2.4.3. Phân tích tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản – ROA

Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta có bảng phân tích về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA như sau:

Bảng 2.5: Bảng phân tích về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản - ROA ĐVT: triệu đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế Hệ thống kế toán ngân hàng Chênh lệch giữa hai hệ thống kế toán 2013 2012 2013 2012 2013 2012

Lợi nhuận sau

thuế 18,431 2,398 18,431 2,398

Trừ: Quỹ dự

phịng tài chính (61,607) (61,607) Lợi nhuận sau

thuế điều chỉnh (43,176) (59,209) 18,431 2,398 -61,607 -61,607 Tổng tài sản 29,073,651 21,584,048 29,073,651 21,584,048

ROA -0.15% -0.27% 0.06% 0.01% -0.21% -0.29%

Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Nam Việt 2013

Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc thù, khác với các lĩnh vực kinh doanh khác trong nền kinh tế, do đó chỉ số ROA của một ngân hàng, có tổng tài sản lớn, nhìn chung sẽ thấp hơn so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. Tuy nhiên theo bảng 2.5 trên, ta có thể thấy có sự sai khác đáng kể trong chỉ tiêu ROA theo hai cách tính, sai số này có thể ảnh hưởng đến công tác quản trị của một ngân hàng. Cụ thể, trong trường hợp này, các nhà quản trị của Ngân hàng TMCP Nam Việt sẽ khơng nhìn nhận đúng thực trạng của ngân hàng mình, khi chỉ số ROA theo chuẩn mực kế tốn quốc tế âm, từ đó sẽ có những hoạch định chưa phù hợp để vực dậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nâng cao tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản.

2.4.4. Phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – ROEBảng 2.6: Bảng phân tích về tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu - ROE Bảng 2.6: Bảng phân tích về tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu - ROE

ĐVT: triệu đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế Hệ thống kế toán ngân hàng Chênh lệch giữa hai hệ thống kế toán 2013 2012 2013 2012 2013 2012

Lợi nhuận sau

thuế 18,431 2,398 18,431 2,398

Trừ:

Quỹ dự

phịng tài chính (61,607) (61,607) Lợi nhuận sau

thuế điều chỉnh (43,176) (59,209) 18,431 2,398 -61,607 -61,607 Vốn chủ sở hữu 3,202,571 3,184,140 3,202,571 3,184,140 Trừ: Quỹ dự phịng tài chính (61,607) (61,607) Vốn chủ sở hữu điều chỉnh 3,140,964 3,122,533 3,202,571 3,184,140 -61,607 -61,607 ROE -1.35% -1.86% 0.58% 0.08% -1.92% -1.93%

Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Nam Việt 2013[2]

Tương tự chỉ tiêu ROA, ROE của ngân hàng TMCP Nam Việt cũng có một sự sai số khi tính theo chuẩn mực kế tốn quốc tế, dẫn đến những đánh giá không đúng của nhà quản trị để hoạch định chiến lược kinh doanh hợp lý, đưa ngân hàng ra khỏi tình trạng yếu kém.

2.5. Đánh giá những vấn đề tồn tại của hệ thống kế toán

Đánh giá một cách khách quan thì hệ thống kế tốn hiện hành của ngân hàng thương mại đã có sự vận dụng chọn lọc các nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực kế tốn phổ biến ở các nước trên thế giới, khơng chỉ đáp ứng được

yêu cầu thông tin, yêu cầu quản lý Nhà nước, mà còn đáp ứng được yêu cầu thông tin dành cho nhà quản trị.

Tuy nhiên, hệ thống kế tốn ngân hàng thương mại hiện nay vẫn cịn bộc lộ những tồn tại nhất định.

- Hệ thống kế tốn ngân hàng nói riêng và hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc gia nói riêng cò nhiều quy định mang nặng tính hình thức như ban hành hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp và hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng thống nhất. Điều này nhìn qua có thể thấy tạo cơ sở định khoản hợp lý đối với từng loại hình kinh doanh khác nhau. Song lai gây khó khăn cho các tập đồn kinh tế kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, hệ thống số liệu hợp nhất.

- Hệ thống kế toán ngân hàng thương mại hiện nay, cũng như hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam thiếu tính cập nhật thường xun so với trình độ phát triển của nền kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của môi trường kinh tế quốc tế. Thời gian qua, tình hình kinh tế nước ta đã có nhiều đổi mới, chuẩn mực kế tốn quốc tế cũng đã nhiều lần bổ sung và sữa đổi, điển hình là chuẩn mực Báo cáo tài chính hợp nhất, chuẩn mực IAS27 đã được thay thế bằng IFRS10 và IFRS 12, chuẩn mực IAS31 được thay thế bằng IFRS 11, chuẩn mực IAS 28 cũng đã được thay thế bằng chuẩn mực IAS 28 sửa đổi. Việc sửa đổi này được thực hiện theo tình hình thực tế và đảm bảo tính minh bạch của báo cáo tài chính. Tuy nhiên việc sữa đổi, bổ sung hệ thống kế toán ngân hàng thương mại vẫn chưa được thực hiện kịp thời, điều này gây trở ngại trong việc nâng cao, vai trị của vị trí kế tốn trong tình hình mới.

- Phương pháp đánh giá tài sản còn hạn chế chưa phản ánh đúng giá trị tài sản. Theo chuẩn mực kế tốn quốc tế có hai phương pháp để xác định giá trị của tài sản là phương pháp giá gốc và phương pháp đánh giá lại. Theo hệ thống kế toán ngân hàng Việt Nam chỉ cho phép sử dụng phương pháp giá gốc để xác định giá trị của tài sản sau ghi nhận ban đầu. Việc đánh giá lại tài sản chỉ có thể thực hiện khi ngân hàng có thể thu thập được các thông tin thị

trường đáng tin cậy về giá trị của tài sản. Việc thu thập thông tin này chỉ dễ dàng ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và có các cơng ty định giá chuyên nghiệp. Điều này một phần phản ánh sự thiếu minh bạch trong các thông tin trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Đồng thời hệ thống kế toán ngân hàng hiện nay chưa ghi nhận giảm giá trị tài sản theo thực tế hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật,... điều này dẫn đến thông tin tổng giá trị tài sản trên báo cáo tài chính sẽ thiếu tính chính xác, dẫn đến các nhà quản trị ngân hàng chưa đưa ra được các chính sách quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả.

- Việc trích lập dự phịng của hệ thống kế tốn ngân hàng hiện nay cịn nhiều hạn chế, đa phần các ngân hàng phân loại nợ theo phương pháp định lượng, cụ thể là thời gian quá hạn của khoản vay, giá trị tài sản đảm bảo, loại tài sản đảm bảo. Còn theo chuẩn mực kế tốn quốc tế việc trích lập dự phịng là sự tổng hợp của hai chỉ tiêu định tính và định lượng đảm bảo mang tính khách quan. - Thời điểm trích lập dự phịng theo hệ thống kế toán ngân hàng hiện nay chưa đảm bảo tính chính xác, vì thời điểm trích lập dự phòng của quý cuối trong năm tài chính là số liệu đến 30/11. Cịn theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thời điểm trích lập dự phịng là ngày lập báo cáo tài chính, thường là ngày 31/12.

- Số dự phịng phải trích theo hệ thống kế toán ngân hàng thường nhỏ hơn chuẩn mực kế tốn quốc tế. Do việc trích lập dự phịng theo quy định hiện tại sử dụng giá trị ghi sổ đối với khoản vay, chưa sử dụng phương pháp lãi suất thực như chuẩn mực kế toán quốc tế.

- Vốn chủ sở hữu chưa được ghi nhận chính xác, hệ thống kế tốn ngân hàng ghi nhận vốn chủ sở hữu bao gồm cả những khoản khơng thuộc chủ sở hữu. Quỹ dự phịng tài chính vẫn được xếp vào vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ dẫn đến một sự sai số trong việc phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến vốn chủ sở hữu như tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – ROE, hệ số an toàn vốn – CAR,...

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chưa tách bạch được với doanh thu từ hoạt động đầu tư của ngân hàng. Như phân tích ở bảng 2.1 và bảng 2.2, khi doanh thu từ hoạt động kinh doanh không tách bạch với doanh thu từ hoạt động đầu tư sẽ dẫn đến việc các nhà quản trị có những đánh giá thiếu chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dẫn đến hoạch định những chiến lược phát triển không phù hợp với tình hình thực tại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ thực trạng những khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống kế toán ngân hàng tại Việt Nam, cho thấy trong bối cảnh kinh tế đang phát triển, ở một trình độ thấp, hoạt động kế toán của hệ thống ngân hàng được cải cách nhầm đẩy nhanh hội nhập với thế giới và khu vực, chọn lọc và thừa nhận các chuẩn mực kế toán quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam, trình độ phát triển kỹ thuật kế tốn theo xu hướng thương mại điện tử. Song hệ thống kế tóan đó vẫn cịn những khác biệt khơng nhỏ, những quy định còn bỏ ngõ, đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để tiến đến hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu đã đặt ra trong Chiến lược kế tốn – kiểm tốn đến 2020 – Tầm nhìn chiến lược 2030 đã được Chính phủ phê duyệt ngày 18/03/2013.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TỐN

NGÂN HÀNG VIỆT NAM THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

3.1. Nguyên nhân chưa thể áp dụng ngay và tồn bộ chuẩn mực kế tốn

quốc tế

3.1.1. Nhân tố về nền kinh tế

Xuất phát điểm của Việt Nam để xây dựng nền kinh tế thị trường là một nước nơng nghiệp cịn nghèo nàn và lạc hậu, chịu hậu quả của hai cuộc chiến tranh tàn phá và nền kinh tế bao cấp trong một thời gian dài. Mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước phát triển Phương Tây. Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi trong những năm gần đây và vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do. Do vậy, các hoạt động kinh tế ở Việt Nam còn đơn giản hơn nhiều so với các nước như Anh hay Mỹ. Việt Nam vừa mới phát triển nền kinh tế thị trường từ những năm cuối của thế kỷ 20 trong khi nền kinh tế thị trường đã được hình thành ở các nước phát triển từ nhiều thế kỷ.

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với tình hình phát triển của nền kinh tế. Thời gian qua, hệ thống ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển, hồn thiện về mơ hình tổ chức, thể chế pháp lý và dịch vụ ngân hàng. Hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần có sự phát triển mạnh cả về quy mơ và mạng lưới, đóng góp tích cực vào cơng cuộc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam nhìn chung vẫn còn non trẻ so với lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng các nước trên thế giới. Hệ thống dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Vì vậy, khi tiếp cận những chính sách kinh tế mới bao gồm các chuẩn mực kế toán, nên tiếp cận một cách thận trọng và có chọn lọc.

Chuẩn mực kế tốn quốc tế là chuẩn mực kế toán thị trường chủ yếu được xây dựng bởi các thành viên đến từ các nền kinh tế thị trường phát triển; vì vậy, một cách tự nhiên chuẩn mực kế tốn quốc tế có thể trước hết vì lợi ích

và phù hợp hơn với quốc gia của họ và chưa phù hợp với những nền kinh tế như Việt Nam, cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hơn nữa, truyền thống kế tốn ln khác nhau giữa các nước vì sự khác nhau trong yếu tố xã hội, chính trị và hệ thống kinh tế của từng quốc gia.

3.1.2. Nhân tố về hệ thống luật pháp

Việt Nam là một nước theo hệ thống luật Dân sự (civil law) khác với các nước theo luật Chung (common law). Luật pháp được tổ chức và sử dụng rất khác biệt giữa hai hệ thống. Trong các nước theo luật Dân sự, nhìn chung sự bảo vệ quyền cổ đơng và u cầu về tính minh bạch của thơng tin thấp hơn trong các nước theo luật Chung. Chuẩn mực kế toán quốc tế được phát triển phù hợp với hệ thống luật và các yêu cầu của các nước theo luật Chung. Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống luật và yêu cầu của một nước theo luật dân sự. Do vậy, việc xây dựng các chuẩn mực kế toán quốc gia nói chung và hệ thống kế toán ngân hàng nói riêng có sự khác biệt với hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc tế. Sự khác nhau này khơng phải là quan trọng và trực tiếp dẫn đến việc chưa thể áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế tốn quốc tế. Tuy nhiên, nó có một số ảnh hưởng gián tiếp như đã nói ở trên.

3.1.3. Nhân tố về cơng nghệ thơng tin

Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cụ thể là cơng nghệ phần mềm kế tốn ngân hàng chưa thể đáp ứng được các xử lý kế toán phức tạp của chuẩn mực kế toán quốc tế. Việt Nam mới phát triển ngành công nghệ thông tin trong thời gian gần đây. Việc áp dụng các nguyên tắc phức tạp của chuẩn mực kế toán quốc tế yêu cầu một hệ thống công nghệ thông tin tương xứng để hỗ trợ cho quy trình kế tốn. Tuy nhiên, so với các nước phát triển Phương Tây, công nghệ thông tin ở Việt Nam trong đó có cơng nghệ phần mềm kế tốn cịn kém phát triển hơn nhiều. Việt Nam thiếu các lập trình viên có hiểu biết về kế tốn. Bên cạnh đó, kiến thức của người sử dụng công nghệ thông tin lại hạn chế. Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cũng

Một phần của tài liệu Nâng cao hệ thống kế toán ngân hàng theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w