Việc đánh giá nguy cơ rủi ro thực hiện vào các thời điểm sau đây: +) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
+) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;
+) Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Kiểm soát rủi ro
*) Mức độ rủi ro và hành động đề xuất
Kết quả của ma trận đánh giá rủi ro là căn cứ xác định những chiến lược kiểm soát cần thiết được phác thảo như sau:
Khả năng chấp nhận
rủi ro Hành động đề xuất
Rủi ro thấp
Phần lớn có thể chấp nhận tùy thuộc vào việc xem xét đánh giá định kì hoặc sau những thay đổi lớn.
- Có thể cần các biện pháp kiểm sốt bổ sung khác. - Tiến hành khắc phục trong vịng một tháng (nếu có thể). Rủi ro trung bình Có thể chấp nhận một phần
Chỉ nên chịu đựng rủi ro trong một khoảng thời gian ngắn.
Cố gắng để giảm bớt rủi ro ngay lập tức
Thực hiện các biện pháp kiểm soát tạm thời để đảm bảo cơng việc vẫn có thể tiếp tục
Triển khai các biện pháp để giảm tai nạn, ví dụ như sử dụng biển báo hoặc thông báo cho giám sát. Thông báo và yêu cầu người quản lý phải lưu ý hơn đến các giải pháp
Tốt nhất, cần phải tiến hành sửa chữa trong vịng năm ngày làm việc.
Rủi ro
cao Khơng thể chấp nhận
- Phải hạn chế thấp rủi ro trước khi tiến hành công việc
Nếu rủi ro liên quan đến công việc đang tiến hành, cần phải xử lí khẩn cấp.
Thơng báo cho giám sát và người phụ trách an toàn, đồng thời triển khai hành động ngay lập tức để giảm thiểu tai nạn.
Khả năng chấp nhận rủi ro Hành động đề xuất Rủi ro Rất cao: Không thể chấp nhận
- Đối với máy móc hoặc dây chuyền mới, khơng nên bắt đầu công việc cho đến khi rủi ro đã giảm bớt. Nếu rủi ro không thể giảm bớt ngay cả khi đã hạn chế nguyên vật liệu, nên cấm vận hành.
Đối với dây chuyền đang hoạt động, không nên tiếp tục công việc cho đến khi rủi ro đã giảm bớt. Yêu cầu hành động giảm thấp rủi ro ngay lập tức; phải thông báo cho giám sát hoặc người phụ trách an tồn. Nếu có thể, nên dừng vận hành ngay.
*) Kiểm soát rủi ro
Kiểm sốt rủi ro là việc đưa ra cơng cụ đánh giá rủi ro một cách có hệ thống dựa vào một tập hợp các tùy chọn kiểm soát (hay phân cấp kiểm soát) để xác định phương thức kiểm soát hiệu quả nhất cho các mối rủi ro gắn liền với từng nguy cơ. Quy trình này bao gồm việc phân tích dữ liệu thu thập được trong suốt quá trình nhận dạng nguy cơ và đánh giá rủi ro, từ đó phát triển một kế hoạch chiến lược để kiểm soát những rủi ro đã xác định được. Quy trình kiểm sốt rủi ro bắt đầu bằng việc xem xét các rủi ro ở mức độ cao nhất rồi lần lượt tiếp tục cho đến rủi ro mức thấp nhất. Mỗi rủi ro đều nên được xem xét kĩ lưỡng, có tính đến việc lựa chọn giải pháp kiểm soát theo thứ tự ưu tiên.
Thứ tự ưu tiên các biện pháp kiểm soát như sau: 1. Loại bỏ nguy cơ.
2. Thay thế bằng một nguy cơ ít có khả năng xảy ra hơn.
3. Sử dụng các phương tiện kiểm soát bằng máy thay cho con người (cơ giới hóa, tự động hóa).
4. Các biện pháp tổ chức, hành chính, ví dụ như các quy trình làm việc. 5. Trang bị PTBVCN.
Trong nhiều trường hợp, cần phải sử dụng nhiều biện pháp kiểm soát một lúc. Các biện pháp như trang bị PTBVCN và hay kiểm sốt hành chính chỉ là biện pháp cuối cùng hoặc hỗ trợ cho các biện pháp kiểm soát khác.
2.2.4.3. Xây dựng mục tiêu
- Các mục tiêu chỉ ra những vấn đề mà doanh nghiệp cần nỗ lực đạt được. Mục tiêu rõ ràng là bước quan trọng cần thiết để lập kế hoạch và phân công trách nhiệm. Các mục tiêu ATVSLĐ cần được cụ thể và phù hợp theo quy mơ, tính chất hoạt động của doanh nghiệp. Nếu mục tiêu không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến những quyết định về: tỷ lệ phân bổ nguồn lực cho các chương trình hành động tại doanh nghiệp; những chương trình nào cần ưu tiên thực hiện; những vấn đề cần sửa đổi gì trong các chương trình đang tiến hành.
- Doanh nghiệp phải xây dựng các tài liệu hướng dẫn, văn bản chỉ đạo điều hành, cũng như các mục tiêu ATVSLĐ phù hợp với các chính sách ATVSLĐ của doanh nghiệp. Mục tiêu nên tổng hợp giải quyết tất cả các nguy cơ, rủi ro đã được xác định. Phải đánh giá định kỳ các mục tiêu, thông báo kết quả cho NLĐ cùng các bên liên quan khác.
- Mục tiêu là những hoạt động cụ thể, có đưa ra thời gian ràng buộc do NSDLĐ xây dựng nhằm mục đích cải thiện điều kiện làm việc.
Bảng 2.2. Mục tiêu về an toàn vệ sinh lao động Các mục tiêu ATVSLĐ Các mục tiêu ATVSLĐ
Công ty: Dongsung Vina
Năm: 2014
Để duy trì chính sách ATVSLĐ, chúng ta cần thực hiện hợp lý 1. Xây dựng hệ thống giám sát an toàn.
2. Tổ chức các khóa tập huấn và đào tạo về các biện pháp phòng ngừa tai nạn phù hợp và đầy đủ cho toàn thể NLĐ.
3. Cung cấp thiết bị và quần áo BHLĐ phù hợp. 4. Chăm sóc sức khỏe đầy đủ cho đội ngũ nhân viên.
5. Lấy ý kiến tất cả NLĐ bị ảnh hưởng về vấn đề an toàn và sức khoẻ khi lập kế hoạch mua máy, thiết bị.
6. Khuyến khích NLĐ báo cáo về tai nạn, bệnh tật liên quan đến công việc càng sớm càng tốt.
7. Cán bộ quản lý và giám sát phải thể hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm về vấn đề ATVSLĐ cho những NLĐ làm việc dưới sự hướng dẫn của họ.
8. Tiến hành đánh giá rủi ro các hoạt động trong doanh nghiệp và giảm thiểu các mối nguy hại được phát hiện.
9. Xác định, thực hiện và giám sát các quy trình làm việc an toàn nhằm bảo đảm sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho tất cả các bên liên quan.
10. Giảm 10% số vụ TNLĐ và chấn thương mỗi năm.
Không ngừng để cải thiện Hệ thống quản lý ATVSLĐ và các kỹ năng làm việc an tồn.
Nguồn: Cơng ty TNHH Dongsung Vina
Mục đích của mục tiêu và định hướng ATVSLĐ nhằm đáp ứng được yêu cầu cải thiện ATVSLĐ, do đó những mục tiêu và định hướng đó phải được xây dựng phù hợp và ở từng bộ phận chức năng trong doanh nghiệp nhằm:
- Giảm thiểu rủi ro;
- Bổ sung thêm các tính năng phù hợp vào Hệ thống quản lý ATVSLĐ; - Các bước cải thiện những chức năng hiện có của hệ thống, hoặc tính nhất quán trong việc áp dụng giải pháp;
- Loại bỏ hoặc giảm tần suất của những sự cố khơng mong muốn.
2.2.4.4. Phịng ngừa, chuẩn bị và đối phó với các trường hợp khẩn cấp
Trường hợp khẩn cấp xảy ra tại nơi làm việc là tình trạng bất khả kháng, gây nguy cơ đe dọa đến NLĐ, khách hàng hoặc cộng đồng; làm ngưng trệ hoặc ngừng lại các hoạt động của doanh nghiệp; hoặc gây thiệt hại vật chất, đến mơi trường. Trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra tại công ty như:
+ Hoả hoạn
+ Thốt khí ga độc hại + Tràn các chất hóa học + Cháy nổ
+ Bạo lực nơi làm việc dẫn đến thương tích, chấn thương + Bão, lũ, động đất, lốc xoáy…
Để kiểm soát được các trường hợp khẩn cấp cần một hệ thống mang tính tồn diện, được xây dựng nhằm kiểm soát, can thiệp vào các trường hợp
khẩn cấp. Hệ thống ứng cứu khẩn cấp là một phần trong Hệ thống quản lý an tồn và sức khỏe nghề nghiệp, nó thể hiện cam kết của cơng ty bảo đảm duy trì một trạng thái sẵn sàng để ứng cứu với các tình huống khẩn cấp có thể xảy đến trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Hệ thống này tại công ty bao gồm 4 giai đoạn sau:
GĐ1. Giảm thiểu/loại trừ; GĐ2. Chuẩn bị;
GĐ3. Ứng phó; GĐ4. Phục hồi.
Yêu cầu kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
- Phòng ngừa: Phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố nghiêm trọng như sạt lở đất đá thì báo ngay để ngăn chặn.
- Ứng phó khẩn cấp, phục hồi sớm: khi trường hợp khẩn cấp đã xảy ra thì tiến hành các bước theo một trình tự nhất định từ tìm kiếm cứu nạn (người trước, máy sau...), đánh giá thiệt hại, dọn dẹp vệ sinh; hỗ trợ cứu trợ; sửa chữa nhà tạm, phục hồi hệ thống hạ tầng...
- Phục hồi, tái thiết nhanh nhất: phục hồi quy trình sản xuất, nhà xưởng, hệ thống hạ tầng cơ sở...
Các mục tiêu của kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
- Hướng dẫn các cấp quản lý tham gia quá trình ứng cứu sự cố xảy ra tại các cơ sở của doanh nghiệp;
- Bảo đảm an toàn của con người được đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động ứng cứu;
- Giảm tối thiểu tác động của hoạt động ứng cứu, mà có thể gây thương vong cho con người, hư hại tài sản, mơi trường hoặc uy tín doanh nghiệp hay gián đoạn hoạt động SXKD;
- Đề ra các quy trình ứng với tiêu chuẩn để ứng cứu hiệu quả đối với các sự cố tiêu biểu, đã được xác định trước có thể xảy ra trong quá trình SXKD của doanh nghiệp;
- Bảo đảm q trình thơng tin liên lạc và báo cáo với các cơ quan liên quan được rõ ràng và thấu suốt cho các bên;
- Bảo đảm nhanh chóng phục hồi SXKD sau khi có sự cố. Các bước xây dựng kế hoạch
+) Xác định tình huống/trường hợp khẩn cấp
Trên cơ sở đánh giá rủi ro, phân tích nguy cơ và các trường hợp tai nạn tương tự trong lĩnh vực, xác định các tình huống khẩn cấp.
+) Lập kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp là một hệ thống hồn chỉnh các cơng vệc cần thiết phải thực hiện, trách nhiệm được giao và con người có liên quan, việc bảo quản và sử dụng các máy móc thiết bị ứng cứu nhằm tránh tình trạng bị động, lúng túng khi tình huống khẩn cấp xảy ra.
2.2.4.5. Xây dựng kế hoạch an tồn vệ sinh lao động
Mục đích, u cầu
Kế hoạch ATVSLĐ được lập để thực hiện những mục tiêu và chính sách ATVSLĐ đã đề ra. Bản kế hoạch cần chi tiết hóa các nội dung chính của mục tiêu trong đó phân rõ và bổ sung thêm: Làm gì? Ai làm? Làm như thế nào và thời gian hồn thành?
Cơng ty xây dựng kế hoạch ATVSLĐ tại nơi làm việc để giải quyết một số nội dung chính như sau:
- Minh họa rõ ràng những cam kết trong việc kiểm soát hiệu quả việc bảo vệ sức khỏe và bảo đảm an toàn cho NLĐ;
- Cho NLĐ thấy rằng việc thực hiện cơng tác an tồn là phù hợp với các hoạt động của doanh nghiệp;
- Nêu rõ cam kết, các nguyên tắc, mục tiêu, chiến lược và quy trình an tồn của doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch ATVSLĐ thông qua tất cả các cấp của doanh nghiệp;
- Phân định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ trong vấn đề an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc;
- Thiết lập những tiêu chí cơng việc và quy trình an tồn để phòng chống tai nạn và BNN tại nơi làm việc.
Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được lấy ý kiến của Ban chấp hành cơng đồn cơ sở. Kế hoạch ATVSLĐ cần phải được xây dựng đồng thời và tương xứng với yêu cầu và quy mô của kế hoạch sản xuất và các kế hoạch khác của cơng ty, phải được cân đối về tài chính và thực hiện đồng bộ với kế hoạch SXKD.
Căn cứ để lập kế hoạch
Những căn cứ để lập kế hoạch:
- Các yêu cầu pháp lý, cam kết và đòi hỏi khác.
- Sự thay đổi hoặc cải tiến nhằm đạt được hiệu quả của kế hoạch ATVSLĐ.
- Mục tiêu dài hạn (hơn 1 năm) và mục tiêu ngắn hạn (1 năm hoặc dưới 1 năm) trong công tác ATVSLĐ.
- Tham khảo ý kiến của Ban chấp hành cơng đồn cơ sở và quan điểm của các bên có liên quan.
* Những căn cứ cơ bản để Công ty xây dựng kế hoạch năm tiếp theo gồm: - Đánh giá rủi ro về ATVSLSĐ tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
- Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch SXKD, tình hình lao động; mục tiêu ATVSLĐ của năm kế hoạch;
- Năng lực và kết quả triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ năm trước như:
+ Đội ngũ người làm cơng tác ATVSLĐ, an tồn vệ sinh viên; + Chi phí cơng tác ATVSLĐ năm trước;
+ Những thiếu sót tồn tại trong cơng tác ATVSLĐ được rút ra từ các sự cố, vụ TNLĐ, cháy nổ, BNN, các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công tác ATVSLĐ năm trước;
+ Các kiến nghị của NLĐ, của tổ chức cơng đồn và của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
Nội dung kế hoạch
Kế hoạch không nên chỉ xét đến những nhu cầu tức thì của doanh nghiệp mà nên có những biện pháp phịng ngừa hiệu quả các rủi ro đối với NLĐ. Khi xây dựng kế hoạch cần có sự tuân thủ và hỗ trợ của các cấp trong doanh nghiệp. Kế hoạch ATVSLĐ cần được xây dựng để đáp ứng những nhu cầu cụ thể của từng nơi làm việc riêng biệt. Tất cả các kế hoạch về ATVSLĐ phải tính đến các yếu tố sau đây:
- Dự kiến thực hiện các biện pháp kỹ thuật an tồn lao động và phịng, chống cháy, nổ; kỹ thuật vệ sinh lao động, phịng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; chăm sóc sức khỏe và thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về ATVSLĐ.
- Có văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch;
- Cách tổ chức giám sát, kiểm tra thường xuyên mặt bằng, máy móc, các cơng cụ, thiết bị và thực tế công việc và việc thực hiện kế hoạch;
- Các cuộc họp định kì nhằm thảo luận về vấn đề an toàn và sức khỏe và đánh giá thực hiện kế hoạch;
- Điều tra các tai nạn và sự cố khác; - Lưu trữ hồ sơ và số liệu thống kê; - Thực hiện báo cáo.
Căn cứ vào các nội dung tổng thể cần xây dựng, hàng năm Công ty xây dựng kế hoạch ATVSLĐ cụ thể. Trường hợp có sự thay đổi hoặc bổ sung quan trọng trong thực tế công việc, các quy trình, thiết bị hoặc nguyên vật liệu, kế hoạch sẽ đưa ra những phương pháp xác định mối nguy hại và đánh giá rủi ro mới.
Bảng 2.3. Kế hoạch an tồn vệ sinh lao động năm 2020 của Cơng ty
STT NỘI DUNG THỰC HIỆN THỰC HIỆN NGƢỜI
THỜI GIAN KINH PHÍ T Đ U T TH C
I/. Các biện pháp về kỹ thuật an tồn và phịng chống cháy nổ:
1
Chế tạo, sửa chữa, mua sắm các thiết bị, bộ phận, dụng cụ, nhằm mục đích che, chắn, hãm, đóng, mở các máy, thiết bị, bộ phận, cơng trình, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ gây sự cố, tai nạn lao động Phòng MANAGEMENT 100.000.000 2 Các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm; Phòng MANAGEMENT 20.000.000 3 Hệ thống chống sét, chống rò điện Phòng MANAGEMENT 5.000.000 4 Mua sắm, sản xuất các thiết bị, trang bị phòng cháy, chữa cháy;
Phòng
MANAGEMENT 50.000.000
5
Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm