Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn dongsung vina (Trang 36)

Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001 :2018

2.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty

2.2.1. Điều kiện lao động tại công ty

Công ty hiện đang áp dụng các tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý gồm: OHSAS 18001, ISO 14001, ISO 9001. Tổ chức cơng tác an tồn vệ sinh lao động nhìn chung tuân thủ theo quy định của OHSAS 18001, đó là cơ sở cho những thay đổi tích cực của cơng ty trong việc ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thiểu rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2.2.2. Chính sách an tồn vệ sinh lao động của công ty

Phát triển bền vững đang trở thành xu thế chung cũng như yêu cầu bức thiết của cả thế giới, đây cũng được xem là định hướng chiến lược của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Công ty luôn chú trọng vào một số hoạt động nhất định, trong đó có việc tránh tổn thất trong q trình sản xuất, kinh doanh. Ngay từ khi được thành lập, ban lãnh đạo của Cơng ty đã ký ban hành một chính sách về an toàn vệ sinh lao động, phổ biến cho tất cả NLĐ và niêm yết tại nơi làm việc. Bao gồm các nội dung:

Tun bố Chính sách an tồn, vệ sinh lao động

“Công ty TNHH Dongsung Vina luôn quan tâm điều kiện, môi trường làm việc và sự an tồn của người lao động trong cơng ty.

Công ty thực hiện quy định pháp luật về chính sách, chế độ về an tồn vệ sinh lao động đối với người lao động. Chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động được quyền làm việc trong mơi trường đảm bảo an tồn, vệ sinh lao động.

Công ty chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực hết sức có thể để loại bỏ mọi nguy cơ gây ra tai nạn, chấn thương và ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động trong quá trình thực hiện cơng việc tại nơi làm việc.

Mọi hành vi vi phạm Chính sách này của người lao động trong q trình thực hiện cơng việc là hành vi vi phạm kỉ luật lao động và khơng chấp hành chính sách về an tồn vệ sinh lao động của cơng ty tại nơi làm việc.”

Nguồn: Công ty TNHH Dongsung Vina

2.2.3. Tổ chức bộ máy an tồn vệ sinh lao động của Cơng ty

Căn cứ vào quy mơ, tính chất lao động, nguy cơ TNLĐ, BNN, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác ATVSLĐ hoặc thành lập bộ phận quản lý cơng tác an tồn, vệ sinh lao động tại cơ sở.

2.2.3.1. Bộ phận làm cơng tác an tồn vệ sinh lao động

Ban lãnh đạo Cơng ty đã bố trí 02 người làm cơng tác ATVSLĐ có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật, đã có 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở và làm việc theo chế độ chuyên trách, mặc dù công ty không thuộc ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 02 người làm công tác ATVSLĐ này có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ, gồm các nội dung sau đây:

- Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ; phịng, chống cháy, nổ;

- Xây dựng, đơn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

- Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

- Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; - Tổ chức tự kiểm tra về ATVSLĐ; điều tra TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm sốt yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;

- Tổng hợp và đề xuất với NSDLĐ giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động;

- Phối hợp với BCH cơng đồn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của ATVSV;

- Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác ATVSLĐ.

2.2.3.2. Bộ phận y tế

Bên cạnh đó Cơng ty cũng đã bố trí 01 người làm cơng tác y tế có trình độ cao đẳng. Người làm cơng tác y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của NLĐ, với nội dung sau đây:

- Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu TNLĐ, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện BNN, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị TNLĐ, BNN, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống BNN; đề xuất, bố trí vị trí cơng việc phù hợp với sức khỏe người lao động;

- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;

- Tun truyền, phổ biến thơng tin về VSLĐ, phịng, chống BNN, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phịng, chống dịch bệnh, bảo đảm an tồn, vệ sinh thực phẩm cho NLĐ tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định;

- Lập và quản lý thông tin về công tác VSLĐ tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc MTLĐ để đánh giá các YTCH; quản lý hồ sơ sức khỏe NLĐ, hồ sơ sức khỏe của người bị BNN;

- Phối hợp với bộ phận ATVSLĐ thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.

2.2.3.3. An tồn vệ sinh viên

Cơng ty đã bố trí 30 người trong 9 bộ phận. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh có ít nhất một ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm việc. NSDLĐ và BCH Cơng đồn cơ sở phối hợp xét chọn an toàn vệ sinh viên và NSDLĐ ra quyết định thành lập. ATVSV hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của BCH Cơng đồn cơ sở, trên cơ sở “Quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV” do NSDLĐ ban hành; thực hiện phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật ATVSLĐ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác ATVSLĐ hoặc bộ phận quản lý công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại công ty. Công ty quy đinh nhiệm vụ và quyền hạn của ATVSV như sau:

* Nhiệm vụ:

- Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về ATVSLĐ;

- Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;

- Tham gia xây dựng kế hoạch ATVSLĐ; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ;

- Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc; - Báo cáo tổ chức cơng đồn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về ATVSLĐ tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục.

* Quyền hạn:

- Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

- Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của ATVSV nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.

Mức phụ cấp trách nhiệm của ATVSV do người sử dụng lao động và Ban chấp hành cơng đồn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động;

- Yêu cầu NLĐ trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, TNLĐ và chịu trách nhiệm về quyết định đó;

- Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.

Phương pháp hoạt động của ATVSV

- Phải kiên trì thuyết phục để thường xuyên tác động vào đối tượng vận động nhằm xây dựng ý thức tự giác của mọi người trong công tác ATVSLĐ.

- Phải kiên quyết khi cần thiết nếu NLĐ vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy phạm an tồn.

- Đi sâu sát người lao động, bám sát hiện trường nơi làm việc. - Thực hiện thường xuyên, liên tục các nhiệm vụ được giao.

- Mạnh dạn và cương quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm các quy định ATVSLĐ; phát hiện nhanh chóng, kịp thời những hiện tượng mất an toàn trong sản xuất của tổ để kiến nghị với người quản lý.

- Gương mẫu trong việc thực hiện các quy định ATVSLĐ, các quy trình…

- Tuyên truyền, vận động thuyết phục công nhân lao động thực hiện công tác ATVSLĐ; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của mọi người về cơng tác an tồn, vệ sinh lao động.

Công ty có nhiều bộ phận, phịng ban làm việc và liên quan công tác ATVSLĐ (VD: Phịng Kế hoạch tài chính, Phịng y tế, Đội phòng cháy và chữa cháy, Phòng nhân sự, Phòng đào tạo). Do đó, Cơng ty chưa quy định trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ giữa cán bộ quản lý, các phịng, ban trong cơng tác ATVSLĐ từ khâu lập kế hoạch, xác định rủi ro đến việc tổ chức triển khai kế hoạch, kiểm sốt các rủi ro và hồn thiện Hệ thống quản lý ATVSLĐ.

2.2.4. Công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động

2.2.4.1. Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, có hại tại Cơng ty

Cơng ty xây dựng kế hoạch dựa trên việc tuân thủ các quy định tại Điều 18 của Luật ATVSLĐ và từ Điều 3 đến Điều 8 tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ, việc xác định các mối nguy hại nằm trong quy trình đánh giá rủi ro ở nơi làm việc [14]. Để nắm bắt được vấn đề xác định yếu tố nguy hiểm, có hại thì điều đầu tiên là phải nhận thức rõ ràng bản chất của các yếu tố nguy hiểm, có hại.

Nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc: - Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

- Xác định mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

- Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại:

- Người sử dụng lao động hướng dẫn người lao động biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.

- Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phịng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.

- Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các YTNH, YTCH tại nơi làm việc

* Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất và các biện pháp phòng, chống

- Một số khái niệm cơ bản:

+ Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.

+ An tồn lao động là giải pháp phịng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

+ Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động

+ Nhóm các yếu tố nguy hiểm là tập hợp các yếu tố nguy hiểm gây TNLĐ có cùng nguồn gốc và nguyên nhân.

+ Vùng nguy hiểm là khoảng không gian trong đó tồn tại các yếu tố nguy hiểm tác động một cách thường xuyên, theo chu kỳ hoặc bất ngờ, ngẫu nhiên gây TNLĐ.

Yếu tố nguy hiểm cho phép nhận dạng và xác định chính xác mối nguy hiểm, cịn vùng nguy hiểm cho phép xác định phạm vi ảnh hưởng và tác động của yếu tố nguy hiểm.

- Phân loại và xác định các yếu tố nguy hiểm:

1) Các bộ phận truyền, chuyển động của máy, thiết bị + Các hình thức truyền động:

- Truyền động bằng dây cu roa (đai truyền): đai truyền hình thang, đai truyền dẹt;

- Truyền động bằng trục vít - bánh vít; - Các nối trục;

- Các khớp nối;

Nguy cơ: Một bộ phận cơ thể người, thậm chí cả cơ thể người có thể bị cuốn, va đập; cán, đè, kẹp; có thể bị đai truyền đứt, bánh răng vỡ bắn vào người.

+ Các hình thức chuyển động:

- Chuyển động thẳng; - Dao động qua lại.

Nguy cơ: Một bộ phận cơ thể người, thậm chí cả cơ thể người có thể bị cuốn, va đập; cán, đè, kẹp.

2) Vật văng bắn

Các trường hợp vật văng bắn: - Vật gia công bị văng bắn;

- Các loại phoi trong gia công cắt, mài văng bắn;

Nguy cơ: Một bộ phận của người lao động đang làm việc hoặc người khác đang hoạt động trong vùng nguy hiểm có thể bị chấn thương.

3) Vật rơi, vật đổ, vật sập

Rơi, đổ, sập là hậu quả của trạng thái không bền vững, không ổn định. Các trường hợp rơi, đổ, sập:

- Vật liệu, cấu kiện rơi khi chằng, buộc không chặt, xếp quá đầy; - Quá trình vận chuyển hàng bằng xe nâng

Nguy cơ: Một bộ phận cơ thể người, thậm chí cả cơ thể người bị chấn thương, bị vùi lấp hoặc bị đè bẹp...

4) Dòng điện

Các trường hợp bị tai nạn:

- Ngắn mạch, chập mạch khi thao tác;

- Chạm phải các mối nối dây điện bị hở, cầu dao, cầu chì hoặc các chi tiết,bộ phận dẫn điện bị hở;

- Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc PTBVCN bị hỏng;...

Nguy cơ: Tuỳ theo mức độ điện áp tiếp xúc hoặc dòng điện qua người một bộ phận cơ thể người có thể bị tổn thương bị cháy hoặc bị bỏng (phỏng điện) hoặc người bị nạn bị tê liệt hô hấp, tim ngừng đập (điện giật).

5) Các nguồn nhiệt và sự phát sinh nhiệt

Các trường hợp gây tai nạn: - Hậu quả của cháy nổ hóa chất;

- Kim loại hoặc vật liệt bị văng, bắn, rơi vào cơ thể; - Làm việc với hố chất sai qui trình;

Nguy cơ: Một bộ phận hoặc một phần lớn cơ thể có thể bị cháy; bỏng nóng, bỏng lạnh; cảm nóng, cảm lạnh; say nóng.

6) Sự nổ

Nổ hóa học là sự biến đổi, là phản ứng hố học của các chất diễn ra trong thời gian rất ngắn, với tốc độ rất cao, tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn dongsung vina (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)