Phương pháp học đề xuất:

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG ANH TRONG MÔI TRƯỜNG HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ BẬC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 29 - 30)

3. Đề xuất phương pháp giảng dạy tiếng anh trong môi trường hòa nhập cho TTK:

3.2 Phương pháp học đề xuất:

- Hỗ trợ dạy kèm và ghi chép trong lớp: Giáo viên thực hiện nguyên tắc “sát đối tượng”. Điều đó có nghĩa giáo viên phải theo sát hoạt động học tập của học sinh, thường xuyên đi đến tận bàn của các bạn để hỗ trợ khi thấy các bạn có biểu hiện cần giúp đỡ. Hỗ trợ các bạn ghi chép các thông tin quan trọng, ngắn gọn trong bài. Dựa vào đặc điểm chú ý không bền vững của TTK, phương pháp này sẽ giúp các em tiếp thu được nội dung chính của bài học, khơng bị bỏ lại phía sau so với các bạn cùng lớp. Hơn nữa, phương pháp này tạo sự gắn kết giữa giáo viên và trẻ để trẻ có thể gần gũi hơn với giáo viên, tự tin và vâng lời hơn. Phương pháp này được xây dựng dựa trên sự tham khảo quan điểm của Ford như đã nêu ra ở phần tổng quan lý thuyết.

- Đồng giảng dạy (co-teaching): Loại hình đầu tiên bao gồm một giáo viên chính, người chịu trách nhiệm về tất cả các hướng dẫn được thực hiện trong lớp học, và nhận được sự hỗ trợ bởi một giáo viên khác, người sẽ hỗ trợ thêm. Loại mơ hình tiếp theo là dạy học song song trong đó hai giáo viên cùng nhau lên kế hoạch và thiết kế các bài học trước khi cả lớp chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm do mỗi giáo viên phụ trách. Lợi ích của mơ hình này là mỗi nhóm có thể có được kiến thức chun mơn của nhau ngoài khả năng chịu va chạm và làm việc trong các nhóm nhỏ. Mơ hình dạy học cùng lớp khác là mơ hình trong đó một giáo viên chịu trách nhiệm chuẩn bị bài dạy chính và dạy lại nếu cần hỗ trợ thêm cho học sinh khuyết tật học tập.

- Đôi bạn cùng tiến: TTK sẽ được sắp xếp ngồi với các bạn giỏi trong lớp, có khả năng cảm thơng và giúp đỡ TTK. Giáo viên có thể vận dụng vào tất cả các bài học khi giảng dạy môn tiếng Anh. Khi học kỹ năng nói, đơi bạn cùng tiến đó sẽ đóng vai, học kỹ năng nghe các bạn có thể sửa bài cho nhau, học kỹ năng viết các bạn sẽ viết chung một bài, và tương tự học đọc các bạn cũng đọc cùng nhau. Và sau đó nhóm bạn đó sẽ được giáo viên gọi tên, giáo viên sẽ dùng hình thức tuyên dương như vỗ tay hay cộng điểm dù bài làm có tốt hay khơng. Giáo viên và các bạn cùng lớp sẽ cùng nhau tạo nên khơng khí vui vẻ, khuyến khích và tuyên dương khi các em phát biểu. Điều 19

này sẽ giúp TTK cảm nhận được sự khích lệ và tự tin hịa nhập hơn. Đây là phương pháp được xây dựng dựa trên quan điểm của Alina Padurean như đã nêu ra ở chương tổng quan lý thuyết.

- Tranh ảnh và mơ hình thật: Trình bày các thơng điệp bài học thơng qua các phương tiện giúp học sinh thiết lập và duy trì sự chú ý. Nó cũng cung cấp thơng tin dưới dạng mà học sinh có thể nhanh chóng lặp lại. Các hỗ trợ trực quan cũng làm rõ thông tin bằng lời và cung cấp một cách cụ thể để nội hàm hóa các khái niệm như khái niệm thời gian, trình tự hoặc nguyên nhân - kết quả. Từ đó, học sinh dường như hiểu rõ hơn những gì chúng nhìn thấy hơn những gì chúng nghe thấy và có kỹ năng giải thích bằng hình ảnh có vẻ vượt trội hơn nhiều.

- Âm thanh: file ghi âm bài học và cả bài hát mà các giáo viên lồng ghép vào sao cho phù hợp với chương trình, bài học ngày hơm đó. Nhờ đó, học sinh có thể vừa đọc vừa nghe các nội dung bài học cùng một lúc.

- Vẽ tranh và sơ đồ tư duy: Phương pháp này cả giáo viên và học sinh đều có thể dùng. Sơ đồ tư duy giúp TTK sắp xếp và trình bày những suy nghĩ của mình tốt hơn. Bản đồ tư duy được đánh giá cao bởi vì nó kích thích trí nhớ bằng cách tạo ra các liên tưởng mạnh mẽ.

- Trò chơi kết hợp học tập: sử dụng đồ vật và mơ hình thật để thực hiện trị chơi nhìn hình đốn chữ. Đồng thời sử dụng các phần mềm trực tuyến với giao diện trò chơi bắt mắt và dễ thao tác phù hợp với lứa tuổi tiểu học để thiết kế trò chơi từ vựng cho trẻ như Gimkit, Kahoot, Quizlet.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG ANH TRONG MÔI TRƯỜNG HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ BẬC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)