Kỹ năng quản lý lớp học

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG ANH TRONG MÔI TRƯỜNG HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ BẬC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 30 - 32)

3. Đề xuất phương pháp giảng dạy tiếng anh trong môi trường hòa nhập cho TTK:

3.3 Kỹ năng quản lý lớp học

- Xây dựng nền tảng chuyên môn cho giáo viên về đặc điểm và nhu cầu của TTK. Việc này giúp các cơ có thể hiểu được nhu cầu của trẻ mà có những phương pháp xử lý tình huống phù hợp.

- Xây dựng nội quy lớp học và rèn luyện cho các em ý thức thực hiện ngay từ đầu, đây là kỹ năng quản lý lớp chúng tôi rút ra từ quan điểm của Groves như phần trích ở chương tổng quan lý thuyết. Việc bắt các em thực hiện các nội quy sẽ khơng dễ dàng nên cần kiên trì và địi hỏi sự kiên nhẫn cao từ giáo viên. Ngoài ra giáo viên cũng cần hướng dẫn và làm mẫu những quy định đó, tập dần cho trẻ để trẻ thực hiện 20

theo. Khi xây dựng phương pháp này một hệ thống trừng phạt và khen thưởng được áp dụng để củng cố các hành vi phù hợp và hạn chế những điều khơng phù hợp. Hình thức này giúp lớp học diễn ra thuận lợi và có hiệu quả hơn.

- Phân chia thời gian: Học tập kết hợp vui chơi, ví dụ tiết học 35 phút thì sẽ có 5 đến 10 phút học tập bằng hình thức trị chơi, có thể 2 trị chơi trong 1 tiết học và luôn phiên học lý thuyết và chơi trò chơi, thực hành.

- Sắp xếp lớp học vật lý: Trong nghiên cứu của Nhã uyên và thầy Vũ Hải Hà trong “Giảng dạy tiếng Anh cho học sinh rối loạn tâm thần, hành vi hoặc sự phát triển thần kinh theo mơ hình giáo dục hịa nhập tại các trường tiểu học Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp.” đã nêu ra vấn đề về tổ chức chỗ ngồi trong lớp học để đảm bảo an toàn và linh hoạt tối đa cho học sinh ở độ tuổi từ sáu đến mười một tuổi vì nhóm tuổi nà khơng nhận thức đầy đủ về những rủi ro về thể chất xung quanh và có thể dễ dàng làm tổn thương bản thân và các bạn học xung quanh. Đối với các TTK các em thường được xếp chỗ ngồi ở hàng ghế đầu tiên hoặc thứ hai gần với khu vực giảng dạy của giáo viên vì khi ngồi gần các giáo viên, cách cư xử của các em được cải thiện hơn và các em cũng chú ý đến bài học hơn. Hơn nữa, trong một lớp học có TTK, việc bố trí một góc bên trong hoặc bên ngồi (nhưng gần) lớp học, được gọi là “góc n tĩnh” là vơ cùng cần thiết. Đây là nơi các em có thể đến và có thời gian ở một mình. Các bạn khác cũng có thể sử dụng địa điểm này bất cứ khi nào họ cảm thấy buồn và thất vọng về những gì đã xảy ra trong lớp hoặc bài học đạt đến điểm quá sức đối với họ. Tuy nhiên, dịch vụ này chỉ khả dụng nếu cha mẹ các em đồng ý trả thêm phí.

- Giải quyết xung đột giữa các cá nhân: Xung đột giữa các cá nhân là một phần của việc giảng dạy cho TTK, đặc biệt là trong một môn học dựa trên phương pháp tương tác và giao tiếp như tiếng Anh. TTK thường có tính khí dễ thay đổi, thích kiểm sốt và phản ứng cực đoan (Erhardt & Hinshaw, 1994; Hinshaw & Melnick, 1995). Họ có thể khơng biết gì về các tín hiệu xã hội, một kỹ năng quan trọng để duy trì sự hiểu biết lẫn nhau với các bạn cùng lớp (Atkinson, Robinson, & Shute, 1997). Để hạn chế rủi ro va chạm trong lớp, các giáo viên cần chú trọng đến lớp học và cố gắng hết sức để lớp mình khơng xảy ra bất kỳ trường hợp ngược đãi nào đồng thời dạy học sinh về lịng khoan dung và tình cảm đối với những người khác biệt.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG ANH TRONG MÔI TRƯỜNG HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ BẬC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)