CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG ANH TRONG MÔI TRƯỜNG HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ BẬC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 32 - 37)

3. Đề xuất phương pháp giảng dạy tiếng anh trong môi trường hòa nhập cho TTK:

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

1. Kết luận:

Nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng phương pháp định tính với hai hình thức phỏng vấn và quan sát phù hợp để tìm hiểu những khó khăn mà những người dạy TTK bậc tiểu học trên địa bàn thành phố đang phải trăn trở. Các hình thức này cho phép chúng tôi tiếp cận trực tiếp các trung tâm cũng như trường học, thu thập thông tin một cách khách quan, chân thực và chính xác. Người tham gia sẽ cung cấp những thông tin khách quan hơn khi được hỏi và quan sát khi khơng có sự chuẩn bị trước. Như ở chương trước, chúng tơi đã chỉ ra những khó khăn cụ thể và đề xuất các phương pháp học tập thiết thực và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tơi khơng nhằm mục đích áp đặt một mơ hình học tập nào, mà ngược lại đề xuất một số phương pháp phù hợp với những khó khăn thầy cơ đang gặp phải. Đóng góp này sẽ góp phần làm phong phú nguồn tài liệu tham khảo, giúp các giáo viên dạy tiếng anh cho TTK nói riêng và các giáo viên dạy mơn văn hóa khác nói chung có thêm nguồn tư liệu tham khảo, phát triển phương pháp giảng dạy phù hợp cho bản thân.

Tuy nhiên chúng tôi tự nhận thấy một vài điểm chưa được tối ưu so với tình hình thực tiễn ở địa bàn nghiên cứu. Những kết quả đề xuất mà chúng tôi đưa ra yêu cầu giáo viên phải được trang bị một lượng kiến thức chun mơn nhất định, có kiến thức chuyên sâu về tâm lý và hành vi của TTK. Điều này có nghĩa, các thầy cơ dạy tiếng Anh bên cạnh giỏi về chun mơn cần có sự hiểu biết về đặc điểm của TTK. Ngoài ra, để hỗ trợ các em một cách tối đa, các thầy cơ cần có sự kiên trì nhất định, ln sẵn sàng hỗ trợ và mềm dẻo với các em. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải thực sự là người hiểu trẻ và có tấm lịng bao dung. Hơn hết các thầy cô cần rèn luyện khả năng giữ bình tĩnh cao khi đối diện với những mâu thuẫn xảy ra có liên quan đến TTK trong lớp học để có cách giải quyết phù hợp. Về mặt chi phí và nguồn nhân lực cũng sẽ yêu cầu cao hơn. Hình thức giảng dạy hợp tác của các giáo viên yêu cầu nhiều giáo viên trong một lớp. Bên cạnh đó, để có số lượng tranh ảnh và mơ hình thật đủ nhu cầu cần một lượng tài chính đủ đáp ứng.

Mặc dù vậy, nhìn chung nghiên cứu của chúng tơi có nhiều đóng góp tích cực hơn so với những điểm hạn chế đã nêu trên. Nghiên cứu này được chúng tôi xây dựng với mong muốn chỉ ra được những khó khăn chung mà thầy cơ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gặp phải khi giảng dạy tiếng Anh cho TTK và đề xuất những phương pháp dạy học trong MTHN phù hợp. Những kết quả mà chúng tơi tìm thấy khơng những đóng góp vào kho tài liệu quý báu cho quá trình giảng dạy mà cịn giúp các giáo viên tham khảo và gỡ rối một phần những khó khăn trong việc dạy học cho TTK. Và hơn hết, giúp các TTK trên địa bàn thành phố có mơi trường và cơ hội học tập phù hợp.

2. Kiến nghị:

Quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng tơi gặp khó khăn trong q trình liên lạc và xin phép phỏng vấn các giáo viên ở các trường, các trung tâm bởi việc tìm kiếm thơng tin cá nhân của các thầy cô để xin hẹn gặp là khá khó khăn. Mặc khác việc sắp xếp thời gian cuộc hẹn cũng khá gian nan vì lịch dạy học của các thầy cơ hầu như rất bận. Chúng tôi khuyến nghị cho các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này rằng các nhà nghiên cứu cần chủ động thu thập đầy đủ thông tin của người tham gia và lên lịch hẹn sớm nhất có thể. Thứ hai, việc tiếp xúc với các trẻ tự kỷ có thể gây cho các nghiên cứu sinh hoặc các nhà nghiên cứu những sự bỡ ngỡ ban đầu khi chưa có sự tiếp xúc với các em trước đó. Chúng tơi khuyến nghị người nghiên cứu cần giữ bình tĩnh, tránh làm các em sợ hoặc hụt hẫng. Bên cảnh đó, các nhà nghiên cứu cần tham khảo tài liệu về trẻ tự kỷ và hỏi các thầy cô dạy trẻ về những thông tin cơ bản của trẻ, để có thể giúp ích trong việc giao tiếp với trẻ sau đó. Thứ ba, khi thực hiện nghiên cứu, chúng tơi cho rằng phương pháp nghiên cứu định tính qua hình thức quan sát là hết sức cần thiết và hiệu quả. Việc quan sát các lớp học thực tế sẽ chúng cho nhà nghiên cứu có các nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về đặc điểm, hành vi, hoạt động, ngơn ngữ… của TTK. Vì vậy, chúng tơi khuyến nghị các nghiên cứu về lĩnh vực này nên được nghiên cứu với hình thức này. Cuối cùng, chúng tơi khuyến nghị các nghiên cứu sinh dành thời gian đủ dài cho các nghiên cứu liên quan đến trẻ tự kỷ, để các biện pháp đề xuất phát huy tác dụng tối đa, nghiên cứu sinh nên nên thử nghiệm các phương pháp đó ở các lớp học. Những đề xuất trong nghiên cứu của chúng tơi được đưa ra dựa trên phân tích thơng tin từ giáo viên và quan sát nhiều lớp qua nhiều lớp học nên tính khả thi là 23

khá cao. Tuy nhiên, nếu có thời gian nhiều hơn, chúng tơi sẽ đưa những đề xuất đó vào áp dụng ở những trường khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Choate, J. (1993). Special needs of special populations. In Successful mainstreaming: Proven ways to detect and correct special needs, in J. Choate

(ed.). Needham Heights,Mass.: Allyn and Bacon.

2. Davis, P., & Florian, L. (2004). Teaching Strategies and Approaches for Pupils with Special Educational Needs: a Scoping Study. Annesley, Nottingham:

DfES Publications

3. Evertson, C.M., Emmer, E.T., Sanford, J.P., & Clements, B. (1983). Improving classroom management. An experiment in elementary school classrooms.

Elementary School Journal, 84 (2), 173-188.

4. Ford, J. (2013). Educating students with learning disabilities in inclusive classrooms, Electronic Journal for Inclusive Education, 3(1), Art. 2.

http://corescholar.libraries.wright.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1154&conte xt=ejie

5. Groves, E (2009). The Everything Classroom Management Book. USA: Adams

Media. 1.

6. Jacobs, G, (1988), Co-operative goal structure: a way to improve group activities, ELT Journal, 42(2), (tr 97- 101).

7. Jennifer S. Reppond (20150. English Language Learners on the Autism

Spectrum: Identifying Gaps in Learning. 24.3.2022, từ

https://digitalcommons.hamline.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1241&context =hse_all.

8. Ha, Vu & Uyen, Nha. (2020). Classroom management techniques for teaching English inclusively to ADHD and ASD primary students in VietNam. VNU

Journal of Foreign Studies. 36. 10.25073/2525-2445/vnufs.4556.

9. Kalfus, G. R. (1984). Peer-mediated instruction: A critical review. Child Development And Family Behavior Therapy, 6, 17-43.

10.Mackey, A., & Gass, S. M. (2005). Second language research: Methodology

and design.Lawrence Erlbaum Associates Publishers.

11. Mayton, M. R., Wheeler, J. J., Menendez, A. L., & Zhang, J. (2010). An analysis of evidence based practices in the education and treatment of learners with autism spectrum disorders. Education and Training in Autism and

Developmental Disabilities,45, 539-551.

12.McLeod, S. A. (2007). Lev Vygotsky.

từhttps://www.simplypsychology.org/vygotsky.html.

13. Nordlund, M. (2003). Differentiated Instruction. Meeting the Educational Needs of All Students in Your Classroom. Oxford: The Scarecrow Press Inc.

14. Oliver, R. M., Wehby, J. H., & Reschly, D. J. (2011). Teacher classroom management practices: Effects on disruptive or aggressive student behavior.

Campbell Systematic Reviews, 7(1), 1-55.

15. Padurean, Alina. (2014). Teaching English Language to Children with Special Educational Needs. TEM Journal. 3.

16. Phu, Hoang. (2020). Thực trạng Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở cấp mầm non tại TP.HCM. 120-126.

17. Phạm Minh Mục (2020).Nghiên cứu xây dựng mơ hình phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục cho trẻ em rối loạn phổ tự kỷ Việt Nam dựa vào gia đình và cộng đồng.3.3.2022, từ

http://chuongtrinhkhgd.moet.gov.vn/detai-duan/Pages/dang-trien-khai.aspx?Ite mID=92.

18.Phạm Minh mục (11/12/2020). Can thiệp - Giáo dục trẻ có rối loạn phổ tự kỷ:

Giải pháp giáo dục và khuyến nghị chính sách. 3.3.2022, từ

http://ncse.edu.vn/can-thiep-giao-duc-tre-co-roi-loan-pho-tu-ky-giai-phap-giao- duc-va-khuyen-nghi-chinh-sach.html.

19. Roelofs, E., and Veenman, S. & Others. (1994). Improving instruction and classroom management behavior in mixed-age classrooms: Results of two improvement studies.Educational Studies, 20 (1),105-127

20. Shipton, I., Mackenzie, A. S., Shipton, J., & Council,B. (2006).The Child as a

Learner.

21. Thu Hiến.(06/04/2021). Trẻ tự kỷ tại Việt Nam gia tăng, phần lớn không được trị liệu giáo dục phù hợp.27.2.2022, từ

https://tuoitre.vn/tre-em-tu-ky-tai-viet-nam-gia-tang-phan-lon-khong-duoc-tri-li eu-giao-duc-phu-hop-20210406132735649.htm.

22. Thuneberg, H., Hautamäki, J., Ahtiainen, R., Lintuvuori, M., Vainikainen, M.-P., & Hilasvuori, T. (2013). Conceptual change in adopting the nationwide special education strategy in Finland. Journal of Educational Change, 15(1),

37–56. doi:10.1007/s10833-013-9213-x

23. [1] Bộ Giáo dục - Đào tạo (2018), Thơng tư Quy định về giáo dục hịa nhập đối với người khuyết tật, Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG ANH TRONG MÔI TRƯỜNG HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ BẬC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)