Các sản phẩm dịch vụ điển hình của Agribank Hậu Lộc

Một phần của tài liệu chuẩn nhấtNÂNG CAO sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại AGRIBANK hậu lộc (Trang 27 - 33)

5. Bố cục

2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ điển hình của Agribank Hậu Lộc

a. Hoạt động huy động vốn

Dưới góc độ là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, vốn có vai trò rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng – nó là nguyên liệu đầu vào cần thiết của một quá trình sản xuất. Vốn là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Khối lượng vốn, cơ cấu vốn sẽ quyết định quy mô hoạt động tín dụng, cơ cấu hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng. Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi Ngân hàng.

Ý thức được tầm quan trọng đó của vốn, NHNo & PTNT chi nhánh Hậu Lộc thông qua các nghiệp vụ chủ yếu như huy động tiền gửi của người dân trong huyện, nghiệp vụ ngoại bảng và các nghiệp vụ trung gian khác trong mấy năm gần đây đã huy động một lượng vốn đáng kể, với các hình thức phong phú, đa dạng như:

Huy động tiền gửi của kho bạc Nhà nước và tiền vay Ngân hàng Nhà nước, huy động tiền gửi và vay các tổ chức kinh tế.

Huy động tiền gửi của khách hàng bằng cả nội tệ và ngoại tệ dưới các hình thức tiết kiệm không kỳ hạn; tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi hàng tháng, tiết kiệm trả lãi khi đến hạn.

Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn như kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu bằng nội tệ.

Những năm đầu khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, các Ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT chi nhánh Hậu Lộc nói riêng còn nhiều bỡ ngỡ, hiệu quả kinh doanh còn nhiều mặt hạn chế, kể cả mảng huy động vốn. Nhưng cùng với sự nỗ lực bản thân của chi nhánh, sự ủng hộ nhiều phía đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Chi nhánh đã quen dần với cơ chế mới, đã đạt được những thành quả nhất định trong kinh doanh. Đến nay, chỉ xét riêng mảng huy động vốn của chi nhánh, cả quy mô và chất lượng đều được phát triển.

Về quy mô nguồn vốn:

Năm 2011, tổng nguồn vốn là 196.072 triệu đồng; năm 2012 con số này là 268.120 triệu đồng tăng 72.048 triệu đồng, tốc độ tăng là 36,75%. Đến năm 2013 tổng nguồn

vốn đạt 324.128 triệu đồng tăng 56.088 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tốc độ tăng là 20,89%. Đạt được kết quả này là do trong 3 năm gần đây NHNo & PTNT chi nhánh Hậu Lộc đã thực hiện quán triệt nhiệm vụ ngay từ đầu năm cho CBCNV trong toàn cơ quan. Đồng thời chi nhánh cũng thực hiện cải thiện, đa dạng hóa các hình thức huy động như tiết kiệm trả lãi trước 13 tháng. Với mức lãi suất và thời gian huy động phù hợp với đông đảo khách hàng ủng hộ đã góp phần đẩy nhanh quá trình tập trung vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế Huyện. Do vậy, các nguồn tiền huy động đều tăng nhưng với mức độ khác nhau.

Cơ cấu nguồn vốn những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực

Nguồn vốn huy động trong Huyện chiếm tỷ lệ tăng dần trong tổng nguồn vốn trong 3 năm từ 2011, 2012, 2013, năm 2011 tổng nguồn vốn huy động là 142.268 triệu đồng chiếm 72,56% tổng nguồn vốn. Năm 2012, con số này là 188.760 triệu đồng chiếm 89,64% trong tổng nguồn vốn; so với năm 2011 tăng 46.492 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 32,68%. Đến năm 2013, nguồn vốn huy động tại Huyện đã đạt 218.372 triệu đồng, chiếm 67,37% tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2012 là 29.612 triệu đồng, tốc độ tăng là 15,69%.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 2012/2011 31/12/2013 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối TĐTT (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối TĐT T (%)

1. Nguồn vốn huy động tại địa phương 142.268 72,56 188.760 89,64 46.492 32,68 218.372 67,37 29.612 15,69

Tiền gửi KBNN 60.382 30,77 66.696 24,88 6.368 10,56 71.392 22,03 4.696 7,04

Tiền gửi các TCKT 5.920 3,02 8.000 2,98 2.080 35,14 10.732 3,31 2.732 34,15

Tiền gửi của khách hàng 61.612 31,42 98.300 36,66 36.688 59,55 136.248 42,04 37.948 38,60

+ Bằng VNĐ 61.612 31,42 20.832 31,08 21.716 35,25 119.260 36,79 35.932 43,12 + Bằng ngoại tệ 0 0 14.972 5,58 14.972 100 16.988 5,24 2.016 13,47 Phát hàng giấy tờ có giá 14.408 7,35 15.764 5,88 1.356 9,41 17.248 5,33 1.484 9,64 2. Vốn nhận dịch vụ ủy thác 38.880 19,83 40.520 15,11 1.640 4,22 42.540 13,12 2.020 4,99 3. Tiền vay NHNN 400 0,2 2040 0,76 1.640 410 2.880 0,89 840 41,18 4. Vốn huy động khác 9.032 4,61 30.720 11,46 21.688 240 35.724 11,02 5.004 16,29 5. Vốn và quỹ của NHN0 5.492 2,80 6.080 2,27 588 10,70 7.328 2,26 1.248 20,53 TỔNG CỘNG 196.072 100 268.120 100 72.048 36,75 324.128 100 56.008 20,89

Qua bảng trên ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phương, nguồn tiền gửi của kho bạc nhà nước tăng đều đặn qua các năm và thường chiếm tỷ trọng từ 10%- 30% trong tổng nguồn: năm 2011 là 60.328 triệu đồng (chiếm 30,77%); năm 2012 là 66.696 triệu đồng (chiếm 24,88%) đến năm 2013 là 71.392 triệu đồng (chiếm 22,03%). Nhưng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn rất thất thường, tăng giảm không theo chiều hướng tích cực. Ngân hàng cần củng cố và phát triển mối quan hệ với các tổ chức này trong thời gian tới.

Thông thường, nguồn tiền gửi của KBNN, TCTD, BHXH tỉnh Thanh Hóa và các tổ chức kinh tế là nguồn tiền gửi không kỳ hạn, chịu lãi suất thấp. Huy động nguồn vốn này một mặt giúp Ngân hàng tiết kiệm được chi phí trả lãi tăng thu nhập cho Ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ cho đối tượng khách hàng trên như thanh toán hộ bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển khoản và các dịch vụ khác. Nhưng nguồn vốn này đa phần là tiền gửi không kỳ hạn nên tính ổn định không cao. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích thanh toán hoặc chỉ là những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến chứ không mang tính tiết kiệm như tiền gửi dân cư. Ngân hàng phải luôn trong tư thế sẵn sàng chi trả nên Ngân hàng không thể sử dụng nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn. Do đó, vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải xác định được một tỷ lệ hợp lý giữa hai nguồn: tiền gửi của tổ chức kinh tế, KBNN, BHXH,TCTD và tiền gửi dân cư để đảm bảo thu được lợi nhuận vừa tránh rủi ro về kỳ hạn. Đáng chú ý trong nguồn vốn huy động tại địa phương là khoản mục tiền gửi dân cư. Vốn từ dân cư gửi vào Ngân hàng phần lớn dưới dạng tiết kiệm hoặc mua kỳ phiếu, trái phiếu. Người dân gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích thu lãi suất. Đây là nguồn vốn mang tính ổn định cao, thường là dài hạn. : năm 2011 là 61.612 triệu đồng chiếm 31,42% tổng nguồn vốn; năm 2012 là 98.300 triệu đồng tăng 36.688 triệu đồng so với năm 2011 chiếm 36,66% trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phương với tốc độ tăng trưởng là 59,55%. Đến năm 2013, tiền gửi dân cư đã là 136.248 triệu đồng chiếm 42,04% tổng nguồn vốn, so với năm 2012 tăng 37.948 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 38,6%. Tiền gửi dân cư tăng trưởng đều đặn và ổn định qua các năm – đây là dấu hiệu đáng mừng do khoản mục tiền gửi này rất ít biến động, tiền gửi dưới 12 tháng chỉ chiếm 20% - 25% trong tổng tiền gửi dân cư. Điều này cho phép Ngân hàng lập kế hoạch sử dụng vốn sao cho hợp lý đồng thời theo đuổi các dự án trung và dài hạn.

b. Hoạt động cho vay

Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Vì là một Ngân hàng hoạt động tại địa bàn nông thôn, thị trường tài chính chưa phát triển nên ngoài phần đầu tư vào bất động sản, thiết bị và một số tài sản khác thì cho vay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Kết quả hoạt động tín dụng đóng một vai trò quan trọng, nó

không chỉ phản ánh sự phát triển của một Ngân hàng, uy tín của một Ngân hàng mà lợi nhuận thu được từ hoạt động này bao giờ cũng là nguồn thu chủ yếu và là cách để duy trì mọi hoạt động khác của Ngân hàng.

Nhận thức sâu sắc điều này, NHNo & PTNT chi nhánh Hậu Lộc luôn chủ trương mở rộng hoạt động cho vay với mọi đối tượng khách hàng đến với Ngân hàng đều được thận trọng xem xét và được cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Chính vì vậy, dư nợ đối với nền kinh tế của chi nhánh không ngừng tăng trưởng trong những năm vừa qua.

Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ phân theo nguồn vốn Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 2012/2011 31/12/2013 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối TĐTT (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối TĐTT (%)

1. Dư nợ bằng nguồn nội địa 94.852 60,19 143.848 64,63 48.996 51,66 180.984 65,65 37.136 25,82

- Dư nợ ngắn hạn 43.688 27,72 53.848 24,19 10.160 23,26 65.984 23,93 12.136 22,54

- Dư nợ trung hạn 51.164 32,47 90.000 40,44 38.836 75,90 11.500 41,71 25.000 27,78

2. Dư nợ bằng nguồn ủy thác đầu tư 62.728 39,81 78.720 35,37 15.992 25,49 94.712 34,35 15.992 20,32

- Dư nợ ngắn hạn 28.016 17,78 33.652 15,12 5.636 20,12 41.032 14,88 7.380 21,93

- Dư nợ trung dài hạn 34.712 22,03 45.068 20,25 10.356 29,83 5.368 19,47 8.612 19,11

Tổng dư nợ 157.580 100 222.568 100 64.988 41,24 275.696 100 53.128 23,87

Tổng tài sản 196.072 268.120 324.128

Nếu năm 2011, tổng dư nợ của Ngân hàng là 157.580 triệu đồng, năm 2012 đã là 222.568 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 41,24% (tương ứng với 64.988 triệu đồng) thì đến 31/12/2013 dư nợ đối với nền kinh tế đã tăng lên đến 275.696 triệu đồng, so với năm 2012 tăng 23,87% (tương ứng với 53.128 triệu đồng). Đối chiếu với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ta thấy chúng rất cân đối với nhau.

Biểu đồ 2.1 So sánh giữa dư nợ và nguồn vốn c. Các hoạt động khác

Ngoài các hoạt động chính của một Ngân hàng là huy động vốn và sử dụng nguồn vốn đã huy động được một cách có hiệu quả nhất, thì song song với các hoạt động đó NHNo & PTNT chi nhánh Hậu Lộc còn thực hiện các hoạt động khác như: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc, hoạt động chuyển tiền điện tử. Một mặt các hoạt động này cũng tạo ra một phần lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng và đa dạng hóa hơn các loại dịch vụ thanh toán cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu chuẩn nhấtNÂNG CAO sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại AGRIBANK hậu lộc (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w