.14 Phân tích chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định của Công ty

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn cố ĐỊNH của CÔNG TY cổ PHẦN CAO SU đà NẴNG (DRC) GIAI đoạn 2018 – 2020 (Trang 69 - 78)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/20218 2020/2019 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 1.Vốn cố định bình qn Triệu đồng 1.517. 444 1.388. 496 1.162. 871 -128.948 -8.50% -225.625 -16.25% 2.Doanh thu thuần Triệu đồng 3.551. 097 3.858. 107 3.646. 641 307.010 8.65% -211,466 -5.48% Hàm lượng vốn cố định (1)/(2) Lần 0.43 0.36 0.32 -0.07 - -0.04 -

( Nguồn : Báo cáo tài chính các năm 2018 – 2020 công ty cao su Đà Nẵng )

Nhận xét:

Hàm lượng vốn cố định của Công ty càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao. Hàm lượng vốn cố định cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Qua bảng trên ta thấy được hàm lượng vốn cố định của công ty giữa các năm có xu hướng giảm xuống.

Trong năm 2018 hàm lượng vốn cố định của công ty là 0,43 lần có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cơng ty cần 0,43 đồng vốn cố định. Từ đó cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty vào năm 2018 khá thấp.

Vào năm tiếp theo 2019, hàm lượng vốn cố định của công ty là 0,36 lần giảm 0,07 lần so với năm 2018. Có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cơng ty cần 0,36 đồng vốn cố định.

Tiếp đến là năm 2020, hàm lượng vốn cố định của công ty là 0,32 lần giảm 0,04 lần so với năm 2019 có nghĩa là để tạo một đồng doanh thu thuần thì cơng ty cần 0,32 đồng vốn cố định.

Hàm lượng vốn cố định giảm từ 0,43 lần ( 2018 ) xuống 0,32 lần ( 2020) điều này là tín hiệu tốt vì cơng ty tốn ít chi phí hơn để tạo ra doanh thu thuần. Tóm lại hàm lượng vốn cố định của công ty ở mức cao, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty thấp, nguyên nhân chủ yếu do công ty

2.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty

Trong giai đoạn 2018 – 2020 là giai đoạn khó khăn chung của tồn bộ nền kinh tế trong nước và ngồi nước, đặc biệt là tình hình dịch bệnh đã khiến cho nhiều ngành khác gặp khó khăn. Cơng ty cao su Đà Nẵng đã duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định trong môi trường bất ổn của thị trường, tuy tăng trưởng chậm lại nhưng đó cũng là những nổ lực, cố gắng khơng ngừng nghỉ của tồn bộ cơng ty. Tuy nhiên, sau khi phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty cao su Đà Nẵng, ta thấy được cơng ty vẫn cịn tồn tại nhiều điểm yếu trong việc đầu tư và chú trọng đến hiệu quả, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty.

Những kết quả đạt được

Qua quá trình tìm hiểu thực tế và nghiên cứu, phân tích dữ liệu, các chỉ số tài chính nói chung và vốn cố định nói riêng, ta thấy cơng ty cao su Đà Nẵng đã đạt được những kết quả sau:

Tuy giai đoạn 2018 – 2020 là những năm khó khăn chung của nền kinh tế nhưng Công ty cao su Đà Nẵng vẫn hoạt động đem lại lợi nhuận, không bị bỏ rơi vào tình trạng thua lỗ hay khơng tăng trưởng như các công ty cùng ngành khác.

Tỷ trọng nợ phải trả của công ty giảm xuống và tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên, cho thấy công ty đang ngày càng chú trọng đến việc nâng cao vốn chủ sở hữu của công ty, hạn chế khoản vốn đi vay, làm tăng tính ổn định trong việc trả nợ, tăng tính thanh khoản cho cơng ty, giảm chi phí phát sinh khi đi vay và trả lãi tiền vay, tăng uy tín của cơng ty trên thị trường.

Năm 2018, sau khi đầu tư nhà máy Radial giai đoạn I, với công suất 300.000 lốp/năm và hiện đã hoạt động vượt cơng suất thiết kế, Cơng ty đã hồn thành xong giai đoạn 2 của nhà máy nâng cơng suất lên 600.000 lốp/năm. Việc hồn thành giai đoạn II của nhà máy Radial là một bước đi mới, mang lại cơ hội tăng trưởng cả về sản lượng và doanh thu cho DRC.

Công ty đã hợp tác thành công với Black Donuts Engineering Inc, một doanh nghiệp hàng đầu thế giới về tư vấn chuyển giao công nghệ, sản xuất lốp xe ô tô nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất lốp Radial theo tiêu chuẩn Công nghệ Châu Âu, đưa dòng lốp Radial của DRC trở thành dòng sản phẩm có chất lượng vượt trội, nâng thương hiệu DRC lên tầm cao mới.

Tận dụng tối đa cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thông qua việc đẩy mạnh lốp Radial tồn thép (TBR) vào thị trường Mỹ, góp phần rút ngắn khoảng cách cơ cấu doanh thu nội địa và xuất khẩu khi kim ngạch xuất khẩu tăng gần 30% (đạt 74 triệu USD) so với năm 2018.

Công ty đã thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý tài chính của Nhà nước, đặc biệt là trong quản lý và sử dụng TSCD, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng năng lực sản xuất.

Cơ cấu TSCD là máy móc thiết bị chiếm phần lớn nguồn TSCD của công ty, phù hợp với yêu cầu về lĩnh vực hoạt động của công ty. Các máy móc thiết bị ln được tập trung đầu tư, bảo dưỡng hàng năm. Đây là yếu tố quan trọng giúp công ty đạt lợi nhuận cao.

Công tác kiểm tra, chăm sóc, bảo dưỡng máy móc, thiết bị đã được quản lý chặt chẽ; hạn chế tối đa việc dừng sản xuất do sự cố thiết bị, giúp công ty chủ động trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường, giảm được chi sửa chữa máy móc thiết bị.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định – tài sản cố định của công ty đều tăng, cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định – tài sản cố định của công ty là rất tốt. Mặc dù trong những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam có nhiều khó khăn, biến động nhưng cơng ty hoạt động và kinh doanh vẫn ổn định.

Những hạn chế tồn tại

Bên cạnh những kết quả tích cực trên, việc sử dụng vốn cố định – tài sản cố định tại Cơng ty cao su Đà Nẵng vẫn cịn những hạn chế sau:

Trong những tháng cuối năm 2018, mặt bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng cao, kéo theo việc làm tăng chi phí lãi vay trong cơ cấu hoạt động của các Doanh nghiệp Việt Nam cũng như quốc tế, bao gồm cả DRC, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Sản lượng tiêu thụ lốp Bias gần như sụt giảm toàn bộ ở phân khúc lắp ráp. Xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập kinh ngày càng sâu rộng, các sản phẩm nước ngoài được tham gia thị trường Việt Nam tạo nên một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Mỹ liên tục sử dụng biện pháp áp thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm gây áp lực, dẫn đến nhóm ngành săm lốp cũng bị ảnh hưởng. Sản lượng lốp từ Truong Quốc không xuất khẩu vào được thị trường Mỹ đã gây khủng hoảng thừa lốp tại các thị trường còn lại, làm tăng áp lực cạnh tranh cho công tác bán hàng của DRC tại cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.

Cuối năm 2019, đã bùng nổ dịch bệnh Covid – 19 tại Trung Quốc, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới cũng như tác động đến các đơn hàng của công ty.

Việc chuyển đổi tiêu chuẩn từ Euro 2 sang Euro 4 đã tác động lớn đến sản lượng tiêu thụ lốp Bias ( giảm 38.892 chiếc ) cũng như lợi nhuận của DRC, khi biên lợi nhuận của lốp Bias đóng góp hơn 60% biên lợi nhuận của Cơng ty.

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19, ngành săm lốp chịu ảnh hưởng khơng hề nhỏ, dẫn đến thực trạng chung là tình hình kinh doanh của cơng ty gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Tại drc, nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi các chính sách giãn cách xã hội của chính phủ được áp dụng vào nửa đầu năm 2020.

Doanh thu chủ yếu của Công ty chủ yếu từ xuất khẩu nhưng do ảnh hưởng của dịch làm cho tình hình xuất khẩu khó khăn hơn bao giờ hết.

Thiệt hại do thiên tai bão lụt vào cuối năm 2020 làm cho Miền Trung bị thiệt hại rất nặng nề, sức mua thị trường tụt giảm, thanh khoản khó khăn, nhà phân phối chỉ nhận hàng cầm chừng không dám bỏ vốn ra đầu tư.

Các khoản chi phí trong cơng ty có sự biến động khơng ổn định, khơng những chi phí quản lý tăng mà giá vốn hàng bán cũng tăng theo, nhiều khi tỷ lệ tăng còn nhanh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu và lợi nhuận.

Giá thành sản xuất cao. Qua bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2020, ta thấy giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu thuần dẫn đến lợi nhuận của công ty tăng thấp.

Biến động về nguồn nhân lực cũng gây ra khơng ít khó khăn trong hoạt động sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, cạnh tranh việc làm ở khu vực Đà Nẵng ngày càng gay gắt, người lao động có nhiều lựa chọn về môi trường làm việc và mức thu nhập hợp lý hơn. Vì vậy, tình trạng người lao động nghỉ việc tại công ty diễn ra liên tục, công ty phải tuyển dụng mới để bù đắp. Thiệt hại rất lớn cho DRC là người nghỉ việc là lao động lâu năm có tay nghề cao, tuyển mới thì cần phải có thời gian đào tạo nên ảnh hưởng cả về năng suất và chất lượng sản phẩm.

Nguyên nhân:

• Việt Nam trải qua 02 đợt lây lan dịch Covid-19, đặc biệt là lần lây nhiễm trong cộng đồng lần 2 vào cuối tháng 7/2020 mà Đà Nẵng là tâm dịch, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội làm cho hoạt động sản xuất của công ty phải dừng nửa tháng 8/2020, hoạt động bán hàng nội địa bị ảnh hưởng do công tác vận chuyển bị hạn chế làm cho doanh thu tiêu thụ nội địa giảm. Thiệt hại do thiên tai bão lũ vào cuối năm 2020 làm cho Miền Trung bị thiệt hại rất nặng nề, sức mua thị trường tụt giảm, thanh khoản khó khăn,

• Các nhà máy lốp TBR của Trung Quốc đầu tư tại các nước ngoài Trung Quốc đi vào hoạt động và xuất sản phẩm vào các thị trường chủ lực của DRC với giá thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả xuất khẩu của DRC.

• Xu hướng tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các sản phẩm nước ngoài được tham gia thị trường Việt Nam tạo nên một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Mỹ liên tục sử dụng biện pháp áp thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm gây áp lực. Bên cạnh đó, nhóm ngành săm lốp cũng bị ảnh hưởng, sẳn lượng lốp từ Trung Quốc không xuất khẩu vào được thị trường Mỹ đã gây khủng hoảng thừa lốp tại các thị trường còn lại, làm tăng áp lực cạnh tranh cho cho công tác bán hàng của DRC tại cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.

• Nam Mỹ là thị trường xuất khẩu lốp Radial lớn nhất của nước ta đang gặp khó khăn do đồng tiền Brazil bị mất giá, lãi vay ngân hàng Argentina tăng cao.

• Tình hình giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh khiến cho hoạt động kinh doanh của DRC gặp nhiều khó khăn.

• Công tác bán hàng trong năm qua tiếp tục chịu nhiều áp lực do mức độ cạnh tranh trên thị trường vô cùng khốc liệt. Xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, tình

trạng gian lận thương mại đối với mặt hàng lốp ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chưa được khắc phục. Đến nay Việt Nam vẫn chưa áp dụng được rào cản kỹ thuật để hạn chế lốp Trung quốc chất lượng kém, giá rẻ tràn vào thị trường nội địa gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

• Do kim ngạch xuất khẩu lốp ơtơ từ Việt Nam vào Mỹ trong năm 2019 tăng đột biến nên ngày 13/5/2020 Bộ thương mại Hoa Kỳ đã chính thức tiến hành điều tra việc bán phá giá lốp ôtô tải nhẹ và lốp xe du lịch có xuất xứ tại Việt Nam, sau đó sẽ đến lốp ơtơ tải nặng… đây cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất săm lốp ơtơ tại Việt Nam trong đó có DRC.

• Ngồi ra, đồng tiền Real của Brazil mất giá có thời điểm lên đến 40% làm cho gần như nhu cầu của thị trường quay sang tiêu thụ lốp nội địa Brazil do giá lốp nhập quá cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 2 này đã nêu lên được thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cao su Đà Nẵng ( DRC ).

Nội dung chương 2 bao gồm các phần sau:

- Trình bày sơ lược về tổng quan công ty cao su Đà Nẵng như: Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của công ty, cơ cấu bộ máy của công ty và các đặc điểm chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty. - Phân tích tình hình tài chính của cơng ty giai đoạn 2018 – 2020 thông qua 2 bảng cơ cấu tài sản – nguồn vốn và bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phân tích thực trạng nguồn vốn cố định của công ty cao su Đà Nẵng .

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của cơng ty trong 3 năm qua điển hình như hiệu quả, hiệu suất sử dụng vốn cố định, hàm lượng vốn cố định, hiệu quả, hiệu suất sử dụng TSCD.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty về các kết quả đạt được, cũng như những hạn chế còn mắc phải.

Tóm lại, chương 2 này đã giới thiệu tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty cao su Đà Nẵng trong giai đoạn năm 2018 – 2020 và trình bày về thực trạng sử dụng vốn cố định tại cơng ty, từ đó đưa ra những đánh giá cụ thể về ưu và nhược điểm của công ty trong việc sử dụng vốn cố định. Từ đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp trong chương 3 nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY

3.1 Định hướng hoạt động của Công ty cao su Đà Nẵng3.1.1 Phương hướng hoạt động của Công ty cao su Đà Nẵng 3.1.1 Phương hướng hoạt động của Công ty cao su Đà Nẵng

Mục tiêu chủ yếu của cơng ty:

Tiếp tục tìm kiếm và mở rộng hệ thống phân phối săm, lốp... trải rộng khắp trong và ngoài nước.

Phát triển, nghiên cứu thêm nhiều sản phẩm mới có tính năng ưu việt hơn, phù hợp với từng loại đối tượng khách hàng khác nhau, đáp ứng nhu cầu ngày một khắc khe và đầy tính cạnh tranh của thị trường cao su nói chung cũng như thị trường sắm lốp nói riêng.

Tối đa hóa lợi nhuận, mang lại hiệu quả đầu tư tối đa cho các cổ đông Công ty, cũng cố và duy trì mối quan hệ bền vững với các đối tác chiến lược và khách hàng tiềm năng.

Không ngừng đẩy mạnh năng lực sản xuất, cải tiến khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mạng lưới truyền thông, quảng bá thương hiệu mạnh mẽ, tạo nên một DRC vững mạnh, uy tín và mang đậm dấu doanh nghiệp không chỉ trên thị trường trong nước mà còn là ở quốc tế.

Chiến lược phát triển trung và dài hạn:

Hiện nay, nhu cầu thị trường cao su và săm lốp ngày càng tăng, việc sử dụng lốp bố thép cũng như các loại săm yếm ô tô, xe máy ngày càng nhiều và phát triển; cạnh tranh các doanh nghiệp cùng ngành trong nước ngày càng gay gắt. Vì thế, DRC đã và đang tiếp tục hướng tới mục tiêu đổi mới công nghệ, tập trung đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường nâng cao năng suất cũng như hoàn thiện các sản phẩm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn cố ĐỊNH của CÔNG TY cổ PHẦN CAO SU đà NẴNG (DRC) GIAI đoạn 2018 – 2020 (Trang 69 - 78)