TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI:
1.5.1 Khái niệm:
Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều khơng lành, điều khơng tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro cịn được hiểu là những bất trắc ngồi ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử là khả năng xảy ra tổn thất khi thực hiện các hoạt động ngân hàng điện tử, là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khơng chắc chắn có thể xảy ra cho con người cũng như là ngân hàng khi thực hiện các hoạt động ngân hàng điện tử.
Hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử là tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về an toàn và hiệu quả của hoạt động ngân hàng điện tử; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng, của khách hàng, lợi ích của Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Một cách tổng qt, đấy là q trình xem xét tồn bộ hoạt động ngân hàng điện tử của ngân hàng, xác định các nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó.Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất.
1.5.2 Những thách thức trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử: ngân hàng điện tử:
Thách thức về khả năng thích nghi với công nghệ: tốc độ thay đổi liên quan
đến sự cải tiến công nghệ và dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng điện tử diễn ra nhanh chóng chưa từng có. Các sản phẩm mới thường phải thực hiện khoảng thời gian dài sau khi thử nghiệm.Tuy nhiên trên thực tế các ngân hàng hiện nay chịu sức ép cạnh tranh để cho ra đời sản phẩm mới trong khung thời gian dồn ép. Chính điều này khiến cho vấn đề đánh giá một chiến lược thích hợp, phân tích rủi ro và hướng dẫn đảm bảo an toàn đối với các ứng dụng ngân hàng điện tử mới tạo ra nhiều thách thức cho công tác quản lý.
Vấn đề đối tác: E- banking làm tăng sự phụ thuộc của ngân hàng vào cơng
nghệ thơng tin, do đó làm tăng sự phức tạp kỹ thuật trong hoạt động dịch vụ và đảm bảo an toàn. Để dịch vụ ngân hàng điện tử được vận hành trôi chảy, các ngân hàng cần phải đạt được sự thỏa thuận đối với bên thứ ba về mặt kỹ thuật cũng như lắp đặt, thay thế, chỉnh sửa thiết bị sao cho tương thích…
Vấn đề an ninh mạng: đây là hệ thống mở đối với bất kỳ nhóm người nào, có
thể truy cập từ bất kì nơi đâu trên thế giới, với các thư tín, thơng điệp từ các địa điểm vơ danh và có thể truy cập thơng qua thiết bị khơng dây. Chính vì vậy, những vấn đề thách thức về vấn đề kiểm sốt tính bảo mật, kỹ thuật định dạng khách hàng
chống lại hiện tượng gian lận, bảo vệ dữ liệu, qui trình kiểm tốn trên giấy tăng lên đáng kể. Các ngân hàng sẽ gặp nhiều cản trở trong việc phát hiện gian lận như thiếu hụt nhân lực, số lượng giao dịch lớn, các thông tin cần thiết bị mất do sự can thiệp của hackers vào hệ thống quản lý dữ liệu ngân hàng.
1.5.3 Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử: tử:
1.5.3.1 Đối với NHTM:
Thứ nhất, ngân hàng điện tử giúp các ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí, giảm bớt các thủ tục giấy tờ, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch. Các giao dịch qua kênh điện tử có chi phí vận hành rất thấp.Chi phí chủ yếu là đầu tư ban đầu, ngân hàng không cần đầu tư nhân sự, địa điểm và các chi phí in ấn, lưu chuyển hồ sơ cho việc giao dịch. Khi chi phí hoạt động được cắt giảm đáng kể thì doanh thu của ngân hàng cũng theo đó tăng lên và tất nhiên kéo theo đó là lợi nhuận hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Thứ hai, đối với nhiều ngân hàng thì ngân hàng điện tử là một giải pháp mang tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động. Ngân hàng điện tử được xem như một kênh phân phối quan trọng đối với các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng.Ngồi ra, ngân hàng điện tử cũng là cơng cụ quảng bá, khuếch trương thương hiệu của NHTM một cách sinh động, hiệu quả.
Thứ ba, ngân hàng điện tử có thể giúp các ngân hàng thương mại tăng khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng khác của mình.Theo đó, các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khốn, cơng ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khốn,… Chính sự tiện ích có được từ cơng nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng… đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ, giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng.
Thứ tư, thực hiện các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phép các ngân hàng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, điều chỉnh kịp thời phí, lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến của tình hình thị trường: hạn chế rủi
ro do biến động về giá cả của thị trường gây ra, mang lại lợi ích cho ngân hàng và khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của ngân hàng điện tử.
Thứ năm, một lợi ích quan trọng khác mà ngân hàng điện tử đem lại cho ngân hàng, đó là việc ngân hàng có thể thực hiện chiến lược “tồn cầu hóa”, chiến lược “bành trướng” mà khơng cần phải mở thêm chi nhánh. Ngân hàng có thể vừa tiết kiệm chi phí do khơng phải thiết lập quá nhiều các trụ sở hoặc văn phòng, nhân sự gọn nhẹ hơn, đồng thời lại có thể phục vụ một khối lượng khách hàng lơn hơn.
1.5.3.2 Đối với khách hàng
Thứ nhất, ngân hàng điện tử là một kênh quan trọng giúp cho khách hàng có thể thơng tin liên lạc với ngân hàng nhanh và hiệu quả hơn. Khi khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng, kịp thời những thơng tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất. Qua máy vi tính được nối mạng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng, ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào.
Thứ hai, dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian. Các giao dịch ngân hàng từ Internet được thực hiện và xử lý một cách nhanh chóng và hết sức chính xác. Khách hàng khơng cần phải tới tận văn phòng giao dịch của ngân hàng, không phải mất thời gian đi lại hoặc nhiều khi phải xếp hàng để chờ tới lượt mình. Các bước giao dịch qua dịch vụ ngân hàng điện tử đều đã được lập trình sẵn, do đó chỉ cần khách hàng thực hiện theo đúng các bước yêu cầu, các giao dịch sẽ được thực hiện một cách chính xác. Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, với các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thơng khách hàng có thể thực hiện các giao dịch của mình bất cứ lúc nào và ở đâu.
Thứ ba, dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cho khách hàng (nhất là doanh nghiệp) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua các dịch vụ Ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thuận lợi, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền – hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thơng hàng hóa, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Xét về mặt kinh doanh ngân hàng sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.5.3.3 Đối với nền kinh tế:
Về mặt xã hội – kinh tế, NHĐT góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ phát triển, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế thương mại
với khu vực và thế giới. Đặc biệt góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử phát triển.Với ngân hàng điện tử, các bên liên quan có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, không bị giới hạn bởi không gian địa lý.
Việc tiêu dùng chủ yếu bằng tiền mặt có rất nhiều điều hạn chế. Nhà nước phải bỏ ra một chi phí nhất định hàng năm trong việc in và quản lý số lượng tiền in ra cho thị trường.Việc khó xác định chính xác lượng tiền lưu hành trong dân khiến cho nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các chính sách tài khóa nhằm đảm bảo một thị trường tài chính ổn định.“Ngân hàng điện tử” với sự phổ biến sử dụng tài khoản cá nhân và tiền điện tử sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc tháo gỡ khó khăn này. Bên cạnh đó, ngân hàng điện tử còn giúp khách hàng không phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất, tiền giả, nhầm lẫn, thời gian kiểm đếm. Ngoài ra, ngân hàng điện tử giúp cho nhà nước có thơng tin đầy đủ về việc thực hiện thu nộp thuế một cách nhanh chóng và cập nhật kịp thời.