Quá trình phát triển hệ thống Ngân hàng điện tử tại BIDV

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển (Trang 41)

2.2 HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT

2.2.1 Quá trình phát triển hệ thống Ngân hàng điện tử tại BIDV

2.2.1.1. Mơ hình hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV:

* Bộ phận điều hành dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV

Với sự phát triển mạnh mẽ về dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại trong nước, nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng sẵn có và tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử để tăng cường cạnh tranh với các ngân hàng khác, BIDV đã thành lập phòng Ngân hàng điện tử vào năm 2003 thuộc Khối

Banking/Mobile Banking (IB/MB) vào năm 2007. Nhóm đầu mối xây dựng chiến lược IB/MB của BIDV trực thuộc Khối Bán lẻ và Mạng lưới, Khối Tác nghiệp và Khối Ngân hàng bán bn, với mơ hình được cấu thành từ ba bộ phận sau:

Bộ phận sản phẩm: Nhiệm vụ chính của bộ phận sản phẩm là trực điện thoại, quản lý

cơ sở dữ liệu, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm E- Banking và phụ trách việc phát triển các loại hình sản phẩm mới trên nền tảng cơng nghệ NHĐT.

Bộ phận Marketing: Nhiệm vụ chính của bộ phận Marketing là quảng bá rộng rãi

các sản phẩm của E-Banking và đưa sản phẩm E-Banking của BIDV tới tay khách hàng.

Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật: Bộ phận này vừa có nhiệm vụ hỗ trợ, cài đặt, hướng dẫn

khách hàng sử dụng E-Banking, vừa phát triển các ứng dụng phần mềm mới phục vụ cho việc quản lý dịch vụ NHĐT.

* Mơ hình dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV

Trên thị trường hiện nay, cũng giống như một số ngân hàng VCB, ACB, EAB, BIDV cũng là nhà cung cấp E-banking với nhiều mơ hình, tiện ích phong phú. Nhưng chủ yếu nếu phân nhóm theo các loại hình hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử thì có thể chia thành hai nhóm: nhóm dịch vụ cho khách hàng cá nhân và nhóm dịch vụ cho khách hàng là tổ chức (doanh nghiệp hoặc định chế tài chính). Hiện tại BIDV có mơ hình hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử theo mơ hình sau:

Ngân hàng điện tử tại BIDV

Dịch vụ ngân hàng điện tử Các dịch vụ thanh toán Home Banking

Internet Banking Dịch vụ thẻChuyển tiền

Mobile Banking Chuyển khoản

Ví tiền điện tử ATM

Hình 2.3: Mơ hình hoạt động dịch vụ E-banking của BIDV

Nguồn: Báo cáo triển khai dự án IBMB của Ban quản lý dự án Cổ phần hóa BIDV, năm 2010

2.2.1.2. Hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV:

* Phần cứng

Để có thể vừa xử lý được các giao dịch của NHĐT, vừa đảm bảo an toàn cho các hoạt động dịch vụ ngân hàng và tạo ra sự giao dịch thuận tiện, nâng cao chất lượng giao dịch, BIDV đã thiết lập và bố trí hai máy chủ liên kết chạy song song với nhau. Đó là Server NHĐT và Server CoreBanking theo mơ hình sau:

Hình 2.4: Mơ hình mạng điện tử tại BIDV

Nguồn: Báo cáo triển khai dự án IBMB của Ban quản lý dự án Cổ phần hóa BIDV, năm 2010

sau đó định kỳ sẽ được cập nhật sang Server CoreBanking và ngược lại.

* Phần mềm

Phần mềm bảo mật: Chứng chỉ số (Certification Authorities - CA) Chứng chỉ

số là một tệp tin điện tử dùng để xác minh danh tính một cá nhân,

một máy chủ, một công ty, … trên Internet. Chứng chỉ số do một tổ chức đứng ra chứng nhận những thơng tin của KH là chính xác, nên được gọi là Nhà cung cấp chứng chỉ số (Certification Authority - CA).

- Đặc điểm của CA: Chứng chỉ số được dựa trên thuật tốn mã khóa cơng khai mà mơ hình là việc dùng cặp khóa chung và khóa bí mật.

- Chức năng của CA: Căn cứ vào chứng chỉ số của khách hàng hệ thống có thể kiểm tra xem họ có đủ thẩm quyền khi truy cập vào hệ thống hay không, tránh trường hợp kẻ gian mạo danh để truy cập các hệ thống cũng như trao đổi thơng tin. Với việc mã hóa chứng chỉ số đã cung cấp cho khách hàng một giải pháp thực sự đảm bảo và làm cho khách hàng hồn tồn n tâm khi tham gia trao đổi thơng tin và giao dịch trên Internet.

Phần mềm sử dụng lưu trữ cơ sở dữ liệu (Oracle Database)

Oracle Database hỗ trợ việc lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn đến hàng terabytes của BIDV và để sử dụng tối đa hiệu quả các thiết bị lưu trữ tiên tiến như giải pháp ngân hàng toàn diện, Oracle cho phép quản lý và cấp phát các không gian lưu trữ một cách mềm dẻo và đầy đủ nhất. Đồng thời, nó hỗ trợ một số lượng lớn người sử dụng truy cập và thao tác đồng thời trên cùng một dữ liệu. Vì vậy, trong mơi trường nhiều người sử dụng và thao tác khác nhau, Oracle vẫn đảm bảo được hiệu suất tối ưu của toàn bộ hệ thống, đảm bảo được tính tồn vẹn của dữ liệu và giảm thiểu xung đột giữa những người sử dụng khác nhau.

Ngân hàng lõi (Core-Banking)

Core-Banking là công nghệ phần mềm lõi để xử lý đa dịch vụ với cơ sở dữ liệu tập trung. “Ngân hàng lõi” chính là cơ sở của các hệ thống quản lý thông tin trong ngân hàng, là cơ sở nền tảng của dịch vụ E-banking, đặc biệt là dịch vụ “ngân hàng trực tuyến”. Core-Banking là một hệ thống các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, tài khoản tiền gửi thanh toán, hệ thống kế tốn, ... thơng

qua đó ngân hàng có cơng cụ để quản lý nghiệp vụ chặt chẽ, hiệu quả, đồng thời có thể dễ dàng phát triển thêm nhiều dịch vụ mới phục vụ khách hàng.

Xét về mặt bản chất, đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro, ... trong hệ thống ngân hàng. Về đặc điểm, Core-Banking chính là hạt nhân của tồn bộ hệ thống thơng tin của ngân hàng. Hệ thống thông tin ở đây bao gồm thông tin về tiền, giao dịch, giấy tờ, sổ sách kế tốn, dữ liệu máy tính và hệ thống Core database.Tất cả các giao dịch phát sinh hàng ngày tại ngân hàng được hệ thống Core-Banking xử lý và lưu trữ thông tin. Do vậy, Core-Banking là cơ sở để ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như ATM, Internet Banking, Phone Banking, ….

2.2.2 Các loại hình dịch vụ Ngân hàng điện tử tại BIDV2.2.2.1. Máy rút tiền tự động ATM/ hệ thống POS: 2.2.2.1. Máy rút tiền tự động ATM/ hệ thống POS:

Trong 4 năm 2009 – 2012, BIDV đã triển khai trang bị thêm 400 ATM, riêng năm 2012 là gần 100 máy ATM, nâng tổng số lên 1,452 máy. Số lượng POS cũng tăng lên đáng kể từ 6,203 POS năm 2011 lên 9,301 POS năm 2012.

Mạng lưới BIDV đã có bước phát triển lớn mạnh về cả qui mô lẫn chất lượng, số lượng điểm mạng lưới tăng trưởng 7% trong khi tốc độ tăng trưởng quy mô hoạt động cũng ở mức tương ứng. Cùng với tăng trưởng về số lượng, chất lượng hoạt động của các điểm mạng lưới cũng được BIDV đặt lên hàng đầu. Với phương châm “hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động” trong công tác phát triển mạng lưới, việc mở rộng mạng lưới luôn gắn liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đảm bảo khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro và quản trị điều hành

Trong năm 2012, BIDV đã tập trung mở rộng mạng lưới ATM, POS tại các vùng kinh tế trọng điểm để chiếm lĩnh địa bàn kinh tế phát triển, trung tâm thương mại, khu vực dân cư đông đúc…. Đồng thời từng bước qui hoạch phát triển mạng lưới ATM theo cụm, phát triển các Autobank để tăng cường quảng bá, phục vụ khách hàng thuận lợi đồng thời hạn chế rủi ro trong vận hàng, khai thác.

Tập trung đổi mới công tác quản trị điều hành hoạt động của các điểm mạng lưới, trong đó chú trọng cơng tác xây dựng kế hoạch, định hướng thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới.

Đơn vị tính: Máy

Năm

Loại máy 2009 2010 2011 2012

ATM 1,000 1,100 1,295 1,452

POS 1,055 4,263 6,203 9,301

Nguồn: Báo cáo trung tâm thẻ 2009,2010,2011,2012

Hệ thống ATM/POS đã kết nối với 3 liên minh ATM lớn nhất Banknet, SmartLink và VNBC. BIDV hiện đã cung cấp các dịch vụ gia tăng gồm thanh toán tiền điện, điện thoại, thanh toán tài khoản trả trước, phí bảo hiểm và dịch vụ thanh tốn máy bay…

Trong quy II/2013 doanh số giao dịch trên POS lũy kế đến hết Quý II đạt 1,466 tỷ đồng, hoàn thành 59% kế hoạch về doanh số giao dịch năm 2013. Thu phí dịch vụ trên POS lũy kế đến hết Quý II đạt 21.57 tỷ đồng.Tỷ lệ phí/ doanh số giao dịch đạt 1.5%. Số lượng POS mở mới lũy kế đến hết Quý II đạt 2,373 máy POS, hoàn thành 94% kế hoạch năm, nâng tổng số máy POS đạt được đến hết 30/06/2013 đạt 5,664 POS. Trong đó, số lượng POS trong q II tăng so với Quý I khoảng 38% (tăng 376 máy POS). Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn hệ thống BIDV đã đạt được nhiều kết quả khả quan như tăng trưởng mạnh số lượng và doanh số giao dịch qua POS, tích cực chủ động tiếp cận các ĐVCNT dạng chuỗi có thương hiệu uy tín, triển khai các chương trình khuyến mại sốc cho chủ thẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn những tồn tại và hạn chế.

- Mặc dù số lượng và doanh số giao dịch tăng tốt nhưng thu phí dịch vụ vẫn ở mức thấp, tỷ lệ phí/ doanh số giao dịch chỉ đạt 1.5%, rất thấp so với mức quy định chung của BIDV hiện tại. Nguyên nhân do áp lực cạnh tranh, đặc biệt tại địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

- Đối với chương trình phối hợp với ĐVCNT, công tác quản lý giám sát quá trình thực hiện của BIDV đối với ĐVCNT chưa được tốt, thu ngân của đơn vị thơng tin sai lệch về chương trình gây phản cảm cho khách hàng.

2.2.2.2. Dịch vụ thẻ:

Danh mục các loại thẻ của BIDV đa dạng, phong phú với các loại thẻ dành riêng cho các đối tượng khác nhau. Triển khai thí điểm dịch vụ thẻ từ năm 1998 và chính thức khai trương phục vụ khách hàng từ tháng 6/2002, BIDV hiện cung cấp 4 thương hiệu thẻ ghi nợ nội địa phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng:

+ “Power” - Tiếp nối thành cơng: dành cho người có nhu cầu chi tiêu mức cao. + “Etrans 365+” - Cho Quý khách 365 ngày trong năm và hơn thế nữa: Dành cho mọi đối tượng.

+“Vạn dặm” - Một bước vạn dặm: dành cho sinh viên và giới trẻ. Đây là loại thẻ độc lập, cá tính với một loại duy nhất, thiết kế ấn tượng độc đáo dành cho giới trẻ, sinh viên. Đó là đối tượng khách hàng thích thể hiện sự trẻ trung, sáng tạo, hiện đại.

+ “Harmony” - Hồ hợp với chính bạn: Thẻ có loại 5 màu sắc, tượng trưng cho năm trạng thái Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, kết hợp với hình ảnh phượng hồng, linh vật của ngũ hành tạo nên vẻ đẹp nổi bật đậm đà phong cách Á Đông trên từng chiếc thẻ.

Kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của BIDV

Thị trường thẻ trong giai đoạn này đạt được mức tăng trưởng nhanh ở trên tất cả các lĩnh vực phát hành thẻ, thanh toán thẻ và mạng lưới thiết bị chấp nhận thẻ (ATM, POS). Không nằm ngồi xu thế đó, dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của BIDV những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định:

Hoạt động thẻ tăng trưởng tích cực và ghi dấu ấn trên thị trường: Thu ròng dịch vụ thẻ đạt 60.9 tỷ đ hoàn thành 110%KH quý II. Số lượng thẻ ghi nợ mới phát hành tăng trưởng tốt (tăng 458,544 thẻ trong 6 tháng đầu năm, tăng 40% so với cùng kì. Thẻ tín dụng quốc tế tăng 10,061 thẻ, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng POS tăng mạnh (tăng 2,373 pos), doanh số thanh toán qua POS đạt 1,466 tỷđ, tăng 215% so với cùng kì. Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Platinum, thẻ ghi nợ BIDV Ready, thẻ đồng thương hiệu BIDV-MU, BIDV- Lingo là dấu ấn quan trọng trong phát triển hoạt động thẻ của BIDV 6 tháng đầu năm 2013 và các năm tiếp theo, góp phần nâng cao thương hiệu, gia tăng bán hàng SPDV thẻ BIDV. Các chi nhánh có đóng góp lớn nhất vào thu dịch vụ thẻ là: CN Hà Thành (3.4 tỷđ), Sở giao dịch 1 (3.2 tỷđ), CN HCM (4.2 tỷđ), Sở giao dịch 2 (2.7 tỷđ) và CN Hải Vân (2.7 tỷđ).

Thẻ tín dụng quốc tế:

Năm 2009 BIDV cho ra đời sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế gồm hai loại mang thương hiệu BIDV Precious và Visa Flexi. Visa là một trong những sản phẩm thẻ tín dụng đầu tiên của BIDV và triển khai gần đây nhất. Sản phẩm này chủ yếu dành cho khách hàng có mức thu nhập cao hoặc tương đối ổn định so với mặt bằng chung nên số lượng khách hàng cũng hạn chế so với các loại thẻ khác.

Bảng 2.3: Số lƣợng, doanh số và phí dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế năm 2009- 2012 Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 6/2013 Số lượng thẻ phát hành (thẻ) 6,609 12,431 17,906 30,781 10,061

Doanh số thanh toán ( tỷ

đồng) 61.6 384.40 1,798.45 3,674.23 1,466.64

Phí dịch vụ (tỷ đồng) 9.7 20.4 33.46 50.47 24.36

(Nguồn: Báo cáo trung tâm thẻ năm 2009, 2010,2011, 2012 và báo cáo tình hình bán lẻ 6 tháng đầu năm 2013 BIDV)

Năm 2009 là năm bắt đầu triển khai dịch vụ thẻ Visa nên số lượng khách hàng và doanh số giao dịch cịn ở mức hạn chế ở mức 6,609 thẻ tín dụng và đạt 61.6 tỷ đồng doanh số thanh toán. Bước sang năm 2010 sản phẩm thẻ Visa đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, số lượng thẻ phát hành tăng gấp gần 02 lần so với năm 2009 đạt 12,431 thẻ hoàn thành 101% kế hoạch của cả năm nâng tổng số luỹ kế thẻ tín dụng lên 19,040 thẻ. Cùng với sự gia tăng về mặt doanh số thanh toán hàng hoá dịch vụ của thẻ làm cho số phí được đạt kết quả tương đối khả quan là 20,4 tỷ đồng bằng 210% so với năm 2009. Một số chi nhánh có kết quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tốt như: CN SGD2, CN TP HCM, CN Sài Gòn….Mặc dù vậy, sản phẩm thẻ Visa của BIDV triển khai sau so với một số ngân hàng khác trên thị trường như VCB, Techcombank, Sacombank… Hiện nay trên thị trường Việt Nam có 13 Ngân hàng phát hành thẻ Visa với hơn 1 triệu thẻ, điều này cho thấy thị phần thẻ Visa của

BIDV còn tương đối hạn chế chỉ chiếm khoảng hơn 1.2% thị phần. Thẻ tín dụng quốc tế tăng 10,061 thẻ, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ năm ngối

Thẻ ghi nợ quốc tế - Master READY

Ngày 1/4/2013, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chính thức ra mắt sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard BIDV Ready. Với chiếc thẻ trong tay, chủ thẻ luôn sẵn sàng cho một cuộc sống năng động cùng các tính năng tiện ích đa dạng ưu việt của thẻ:Mua sắm hàng hóa dịch vụ, khơng cần tiền mặt tại hàng chục triệu điểm chấp nhận thẻ có biểu tượng MasterCard tại Việt Nam và trên toàn thế giới, sử dụng dịch vụ thanh tốn tiền mua hàng trên Internet nhanh chóng và hiệu quả, tích hợp cơng nghệ thẻ từ và thẻ chip theo chuẩn EMV giúp bảo mật thơng tin tối đa và phịng tránh rủi ro thẻ giả.

Thứ ba, thẻ đồng thƣơng hiệu

Nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ, đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ, nâng cao hình ảnh trên thị trường, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hướng dẫn triển khai phát hành thẻ tín dụng đồng thương hiệu BIDV Manchester United, cụ thể như sau:

BIDV Manchester United là thẻ tín dụng quốc tế đồng thương hiệu giữa BIDV và

Câu lạc bộ bóng đá Manchester United, Vương quốc Anh mang thương hiệu Visa, dành cho cá nhân.

Thẻ đồng thƣơng hiệu BIDV – LINGO

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai sản phẩm thẻ đồng thương hiệu BIDV-Lingo giữa BIDV và Công ty Cổ phần truyền thông VMG.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w