Một số nét về tình hình kinh tế xã hội thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp kinh doanh bđs tại phòng kiểm tra số 6 – cục thuế hà nội (Trang 31 - 32)

1 .3Quản lý thuế TNDN đối với hoạt động kinh doanh BĐS

2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Hà Nội và tổ chức quản lý thuế

2.1.1 Một số nét về tình hình kinh tế xã hội thành phố Hà Nội

Hà Nội, Thủ đô của đất nước, nằm ở tọa độ 21°05 vĩ tuyến Bắc, 105°87 kinh tuyến Đông, nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, đất đai màu mỡ, trù phú, được che chắn ở phía Bắc và Đơng Bắc bởi dãy núi Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nam bởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên.

Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích đơ thị và đứng thứ nhì về dân số.Đây là vùng đất có lịch sử lâu đời, ngàn năm văn hiến, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và tơn giáo của Việt Nam. Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã – và 584 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 386 xã, 177 phường và 21 thị trấn. Đồng thời, Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.

Vị trí trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ thời xưa, tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ và sự vươn lên của các đô thị khác, hiện tại Hà Nội chỉ xếp thứ 2 về kinh tế (sau thành phố Hồ Chí Minh); đóng góp cho NSNN của Thủ đơ cũng chỉ ở vị trí thứ 2.

Năm 2014, kinh tế Thủ đơ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, ước tính năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội (GRDP) tăng

yếu đều lấy lại đà tăng trưởng: giá trị gia tăng cơng nghiệp - xây dựng tăng 8,4%, trong đó, riêng xây dựng tăng 9,9%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây; thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến, lượng hàng tồn kho giảm. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp ước tăng 2%; giá trị sản xuất nơng, lâm, thủy sản trên diện tích đất nơng nghiệp ước đạt 231 triệu đồng/ha (cao hơn năm trước 4 triệu đồng); đã hoàn thành kế hoạch dồn điền đổi thửa và lũy kế hết 2014 có 100 xã đạt nơng thơn mới (bằng 20% số xã nông thôn mới của cả nước). Xuất khẩu năm 2014 tăng khá so với năm trước (tăng 11,7%). Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ của các tổ chức tín dụng tăng khá so cùng kỳ năm trước. Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá và hành khách của các doanh nghiệp vận tải Hà Nội tăng đáng kể. Vì vậy, ngành tài chính tín dụng và vận tải giữ được tốc độ phát triển khá. Các ngành khối hành chính sự nghiệp như quản lý nhà nước, giáo dục, văn hố, y tế… vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng.

Đặc biệt, với các giải pháp thu ngân sách nhà nước được thực hiện đồng bộ, kết quả thu của năm 2014 của Thủ đơ ước đạt 130,1 nghìn tỷ đồng, bằng 103,1% dự tốn; chi ngân sách địa phương ước đạt 52,5 nghìn tỷ đồng (bao gồm 3 nghìn tỷ đồng phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô). Quản lý thị trường, giá cả được tăng cường, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 5,34%.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp kinh doanh bđs tại phòng kiểm tra số 6 – cục thuế hà nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)