1 .3Quản lý thuế TNDN đối với hoạt động kinh doanh BĐS
3.2 Các giải pháp tăng cường quản lý thu thuế TNDN đối với hoạt
3.2.5 Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý thuế
- Cán bộ cơng chức thuế nói chung và cán bộ kiểm tra thuế nói riêng phải tự rèn luyện, học tập, nghiên cứu để giữ vững phẩm chất đạo đức, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực chun mơn để có đủ các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động kiểm tra thuế, nhất là hoạt động kiểm tra thuế với đối tượng doanh nghiệp phức tạp như doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Cán bộ kiểm tra không những được đào tạo
chun mơn, nghiệp vụ thuế mà cịn phải vững về nghiệp vụ kế tốn tài chính, khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp, có trình độ tin học đủ để ứng dụng công nghệ vào công tác kiểm tra. Để thực hiện được yêu cầu trên cần tăng cường tổ chức tập huấn chuyên sâu về công tác kiểm tra theo chuyên đề và phù hợp với công việc của đơn vị, tổ chức tập huấn cho cán bộ kiểm tra về công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, về yêu cầu và phương pháp xây dựng kế hoạch. Đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ kiểm tra thông qua việc xây dựng kế hoạch làm việc.
- Thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho cán bộ công chức bởi cán bộ kiểm tra thuế làm việc trong môi trường có cám dỗ vật chất. Yêu cầu cán bộ thuế phải giữ vững ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện tiết kiệm chống tham nhũng, tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ. Cán bộ kiểm tra thuế phải luôn luôn tôn trọng quy luật khách quan, kết luận sự việc trung thực và khơng vì mục đích cá nhân. Thúc đẩy các phong trào thi đua trong cơng tác kiểm tra, khuyến khích sáng kiến để tăng hiệu quả công tác kiểm tra.
- Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ kiểm tra thuế; thường xuyên thực hiện công tác đánh giá cán bộ để kịp thời có điều chỉnh phù hợp., Phân công công việc, nhiệm vụ của cán bộ phải phù hợp với khả năng, kinh nghiệp và sở trường của từng cán bộ; cần chun mơn hóa cơng tác tổ chức cán bộ, tránh việc một cán bộ phải làm một lúc quá nhiều việc, giảm hiệu quả công tác. Cán bộ thuế phải có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, trường hợp thiếu trách nhiệm làm thất thu cho NSNN hoặc gây thiệt hại cho NNT thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Mặt khác, cũng cần quan tâm hơn đến phúc lợi danh cho cán bộ làm công việc kiểm tra, quan tâm đến đời
sống của bộ phận công chức với đãi ngộ phù hợp vừa mang tính chất động viên, khuyến khích họ tiếp tục phát huy.
Thường xuyên rà soát lại đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế, làm tốt công tác luân chuyển cán bộ, bổ sung những cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, tn thủ pháp luật, và có đạo đức nghề nghiệp; phân loại cán bộ có trình độ yếu kém, phẩm chất đạo đức khơng tốt để có biện pháp xử lý thích hợp. Chú trọng cơng tác bồi dưỡng cán bộ nịng cốt, đào tạo mới và đào tạo cán bộ sau bổ nhiệm cơng tác nhằm đáp ứng u cầu cơng việc.
3.2.6 Nhóm giải pháp khác
- Nhóm giải pháp thơng tin dữ liệu ngành
+ Để thu thập đầy đủ thông tin về doanh nghiệp phục vụ cơng tác phân tích rủi ro lập kế hoạch kiểm tra cũng như thực hiện kiểm tra thì cán bộ kiểm tra phải có được cơ sở dữ liệu để tìm kiếm, truy nhập và sử dụng. Muốn vậy phải tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tập hợp dữ liệu và khai thác dữ liệu, từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu thống nhất toàn ngành, tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế doanh nghiệp. Cần có sự phối hợp giữa các phịng, ban trong việc xây dựng trung tâm dữ liệu, cần thống nhất dữ liệu trên các phần mềm hỗ trợ, chuyển đổi dữ liệu giữa các phần mềm để tiện so sánh, tổng hợp dữ liệu; thường xuyên nâng cấp mạng, nâng cấp hệ thống để việc truy cập được thực hiện dễ dàng hơn, nắm bắt thơng tin nhanh chóng để chủ động trong thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra.
+ Từng bước trang bị kỹ thuật hiện đại cho cán bộ kiểm tra thuế như máy vi tính, máy tính xáy tay, kết nối internet.., cung cấp đầy đủ các phương tiện kỹ thuật cần thiết cho xử lý thông tin. Thường xuyên tổ chức tập huấn bổ trợ kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ kiểm tra
thuế, hướng dẫn cho cán bộ thuế tiếp cận những phần mềm hỗ trợ mới, những thiết bị hiện đại và sử dụng chúng có hiệu quả. Phân cấp quản lý và truy nhập cơ sở dữ liệu đáp ứng u cầu cơng việc. Tiếp tục hồn thiện bổ sung cơ sở dữ liệu hiện có, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu mới phù hợp với sự thay đổi và phát triển của kinh tế xã hội nói chung và kiểm tra thuế nói riêng. Tập trung cán bộ tổng hợp, cán bộ có khả năng về tin học phối hợp với bộ phận tin học xây dựng cơ sở dữ liệu. Tạo cơ sở dữ liệu hàng tháng, hàng quý, hàng năm về thuế GTGT và thuế TNDN phục vụ cho kiểm tra hàng tháng, tập trung cán bộ kiểm tra làm công tác kiểm tra tại trụ sở CQT.
- Nhóm giải pháp tăng cường mối liên hệ giữa cơ quan quản lý và đối tượng liên quan
+ Đối tượng nộp thuế ngày càng phức tạp về hoạt động sản xuất, cơ chế quản lý “tự kê khai, tự nộp thuế” tuy có hiệu quả nhưng một mặt lại tạo điều kiện cho các đối tượng này tìm kiếm kẽ hở pháp luật và thực hiện những hành vi làm thất thu ngân sách nhà nước. Vì thế, CQT- đại diện thu NSNN phải có trách nhiệm duy trì mối liên hệ, quản lý với NNT, hướng dẫn NNT thực hiện đúng quy định của pháp luật, tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ NNT trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế. Hiệu quả của công tác tuyên truyền, hỗ trợ có tác động làm tăng tính tn thủ của NNT, hạn chế những sai phạm vơ tình hoặc cố ý vi phạm của NNT từ đó giảm áp lực cho việc kiểm tra thuế.
+ Ngoài ra, cần phải xây dựng quan hệ giữa CQT với cơ quan quản lý nhà nước khác như Kho bạc Nhà nước, cơ quan công an, cơ quan quản lý thị trường… trong phối hợp thực hiện cơng tác kiểm tra. Thành lập các đồn kiểm tra liên ngành khi cần để hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc nâng cao chất lượng thông tin thu thập được. Thiết
lập mối quan hệ với các ngân hành thương mại, các doanh nghiệp khác có liên quan để phối hợp, khai thác thơng tin khi cần thiết. Tích cực và chủ động tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ từ các tầng lớp nhân dân, khuyến khích quần chúng tham gia đóng góp ý kiến cho nhằm hồn thiện hơn cơng tác kiểm tra.