U sọ hầu (Craniopharyngioma) [22,26,28]

Một phần của tài liệu chuyên đề 1 đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u não (Trang 33 - 53)

III. Đặc điểm hình ản hu não trên phim CLVT và MRI

3.8. U sọ hầu (Craniopharyngioma) [22,26,28]

U sọ hầu là một loại u nội sọ, ngoài trục, phát triển chậm, lành tính về giải phẫu bệnh nhưng ác tính về tiến triển lâm sàng, thường gây rối loạn các chức năng của vùng hạ đồi tuyến yên và có thể ảnh hưởng chức năng sống hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh. Trên thế giới, tỷ lệ mắc chung là 0,5-2/100.000 dân mỗi năm. U sọ hầu chiếm 1-3% của khối u nội sọ và 13% các khối u vùng hố yên. Ở trẻ em, u sọ hầu chiếm 5-10% tất cả các khối u và 56% các khối u hố yên và trên hố yên.

Trên phim chụp cắt lớp vi tính: hình ảnh khối u trên yên có đậm độ

hỗn hợp, các ổ vôi hóa và khí hóa. Phần tổ chức đặc của u ngấm thuốc cản quang khá mạnh.

Trên phim chụp cộng hưởng từ: thay đổi tín hiệu tùy thuộc vào thành

phần nang.

Trên xung T1W không tiêm thuốc: khối trên yên tín hiệu thay đổi, có thể tín hiệu cao (cholesterol, protein, sản phẩm máu…).

Trên xung T1W có tiêm thuốc: bắt thuốc không đồng nhất phần mô đặc, phần nang thành ngấm thuốc mạnh.

A B

Trên xung T2W: chủ yếu tăng tín hiệu.

Hình 17: U sọ hầu, (A,B): CLVT; (C,D): CHT

Nguồn Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

3.9. U tuyến yên (Pineal Adenoma) [22,26,28,32]

Tần suất gặp 8-17% các u nội sọ, tuổi trung bình từ 38-50 tuổi. U tuyến yên được định nghĩa:

U<10mm gọi là micro-adenome U>10mm gọi là macro-adenome

Trên phim chụp cắt lớp vi tính

U tuyến yên kích thước nhỏ dưới 10mm (Microadenome)

Dấu hiệu trực tiếp : trước khi tiêm thuốc cản quang, việc chẩn đoán thường gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong trường hợp chảy máu hoặc calci hoá trong u thì có thể chẩn đoán được. Sau khi tiêm thuốc cản quang thì đậm độ của u khác so với đậm độ của tuyến lành. Đậm độ u có thể giảm, không đồng nhất nhưng thông thường tăng đậm độ hơn so với tổ chức tuyến lành. Riêng u nhỏ hơn 5mm thì không thể nhìn thấy trên phim chụp CLVT. Dấu hiệu trực tiếp để xác định u thường khó, chẩn đoán chủ yếu dựa vào dấu hiệu gián tiếp.

Dấu hiệu gián tiếp:

→ Đáy hố yên nghiêng sang một bên mất cân xứng hoặc bị ăn mòn ở bên nghi ngờ u.

→ Tăng chiều cao của tuyến yên, nhìn thấy rõ trên mặt cắt Coronal. → Lều yên bị đẩy lồi lên trên.

A

B C D

→ Cuống yên bị đẩy lệch sang bên.

U tuyến yên kích thước lớn hơn 10mm (Macroadenome)

Dấu hiệu trực tiếp: trước khi tiêm thuốc cản quang, u tuyến yên được nhìn thấy như một khối choán chỗ bên trong hoặc trên hố yên. Nó tăng tỷ trọng hơn so với tổ chức não bên cạnh, có thể nhìn thấy khối giảm tỷ trọng khi u hoại tử hoặc chảy máu cũ trong u. Sau khi tiêm thuốc cản quang sẽ thấy u ngấm thuốc tăng tỷ trọng hơn so với tổ chức tuyến lành hoặc nhu mô não, ngấm đồng nhất trong u. Nhưng trong trường hợp u hoại tử bên trong thì ngấm thuốc không đồng đều trong u. Khi u xấm lấn xuống dưới hoặc u xâm lấn vào trong xoang bướm có thể làm phá huỷ sàn hố yên. Khi u xâm lấn lên trên sẽ kéo theo sự lấp đầy bể giao thoa thị giác, đè đẩy giao thoa thị giác, thậm chí đè đẩy vào não thất III hoặc xâm lấn vào não thất III. Khi u xâm lấn về phía sau sẽ làm mất hết hình ảnh của bể nước não tuỷ trước cầu não với hình ảnh chèn ép thân não.

Dấu hiệu gián tiếp: thể hiện bằng hiệu ứng choán chỗ và ăn mòn thành của hố yên. Trong trường hợp u lớn thường thấy thành hố yên bị phá huỷ, xoang hang bị đè đẩy sang bên, não thất III bị đẩy lên cao, các não thất bên bị giãn do lỗ Monro bị tắc bởi u xâm lấn.

Trên phim chụp cộng hưởng từ, MRI

MRI là phương tiện chẩn đoán thích hợp cho việc nghiên cứu và phân tích vùng hố yên do độ nhạy và độ đặc hiệu của các dấu hiệu, không có sự nhiễu ảnh. Phương pháp này lấy được hình ảnh ba chiều mà hoàn toàn không gây độc hại.

U tuyến yên kích thước nhỏ dưới 10mm:

Dấu hiệu trực tiếp

→ Trên chuỗi xung T1: tổ chức u thường thể hiện bằng khối giảm tín hiệu so với tổ chức tuyến lành.

→ Trên chuỗi xung T2: đồng tín hiệu so với tổ chức lành.

→ Đối với u hoại tử hoặc thể nang thì thể hiện ở T1 bằng dấu hiệu giảm tín hiệu, còn T2 thì tăng tín hiệu. Nhưng nếu u thể nang mà chứa lượng protein lớn thì có dấu hiệu đồng tín hiệu, thậm chí còn hơi tăng tín hiệu so với tổ chức tuyến lành và não.

→ Trong trường hợp u chảy máu: tuỳ thuộc vào thời gian mà có hình ảnh khác nhau trên cộng hưởng từ nhưng thông thường nó xuất hiện dạng tăng tín hiệu trên T1. Giữa hai loại u tăng tiết và không tăng tiết không có sự phân biệt về tín hiệu.

→ Sau khi tiêm thuốc gadolinium chup Dynamic đào thải thuốc nhanh hơn khối u nên phân biệt giữa u và tổ chức lành dễ hơn.

Dấu hiệu gián tiếp:

→ Sự đè đẩy cuống yên sang bên đối diện.

→ Sự phình to không cân xứng của tuyến yên với sự lồi khu trú của bờ trên tuyến.

U tuyến yên kích thước lớn hơn 10mm: thông thường các khối u này xâm lấn lên trên hố yên hoặc xuống dưới xoang bướm. MRI cho phép nhìn thấy được ba chiều khối u nên xác định được hướng xâm lấn của u.

+ U xâm lấn lên trên: hình ảnh thấy được là u lấp đầy bể nước não tuỷ trên yên, không nhìn thấy cuống tuyến yên. Lều yên đôi khi còn nhìn thấy một dải mòn giảm tín hiệu giới hạn mặt trên của u. Lều yên có thể tạo thành một vùng nghẽn quanh u. Có thể nhìn thấy giao thoa thị giác bị đè đẩy lên cao trên lớp cắt đứng dọc và lớp cắt mặt. Tuy nhiên nếu u quá lớn thường không nhìn thấy giao thoa thị giác. Nếu u xâm lấn ra sau sẽ làm lấp đầy bể nước não tuỷ trước cầu não.

+ U xâm lấn xuống dưới: chỉ xác định được khi u lớn, ăn thủng đáy hố yên, phát triển rộng vào xoang bướm.

+ U xâm lấn sang bên: gây đè đẩy thành trong của xoang hang trước khi xâm nhập qua màng cứng vào trong xoang hang, nhưng thường khó đánh giá ở giai đoạn sớm. Ở giai đoạn muộn, u đã xâm lấn nhiều trên MRI, thấy rõ được sự mất cân xứng về kích thước cũng như đậm độ của xoang hang. Khi nhìn thấy u bao bọc xung quanh động mạch cảnh trong, chứng tỏ sự xâm lấn của nó rất lớn vào xoang hang. Thông thường, u chỉ bao quanh động mạch mà không làm hẹp hoặc gây tắc lòng động mạch.

Hình 18. U tuyến yên trên, (A,B): CLVT; (B,C): CHT

Nguồn Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

3.10. U vùng tuyến tùng (Pineocytome, Pineoblastome, Germinome) [22,26,28]

U tuyến tùng chiếm 0,5% các u nội sọ, hay gặp ở trẻ em và thiếu niên, ưu thế ở nam.

Vị trí u nằm ở não thất 3. U thường gây ra dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, đái tháo nhạt, rối loạn thị giác.

Trên phim chụp cắt lớp vi tính

Trên phim không tiêm thuốc cản quang

- Tỷ trọng hỗn hợp, phần đặc thường tăng tỷ trọng. - Các nốt vôi hóa rải rác ngoại vi.

Trên phim có tiêm thuốc cản quang

- Tăng tỷ trọng không đồng nhất từ yếu đến trung bình.

Trên phim chụp cộng hưởng từ

T1W: tín hiệu không đồng nhất, phần đặc đồng hoặc giảm tín hiệu. T2W: tín hiệu không đồng nhất, phù nhẹ ở cạnh khối u.

- Phần đặc đồng tín hiệu hoặc giảm hoặc tăng rất ít so với vỏ não. - Thường có hoại tử hoặc xuất huyết trong u.

T2*GRF: có thể phát hiện hình ảnh vôi hóa hoặc chảy máu trong u. DWI: phần đặc thường tăng tín hiệu.

T1Gado: tăng tín hiệu không đồng nhất ở mức độ trung bình.

MRS: tăng Cho, giảm NAA, đỉnh glutamate và taurine ưu thể (3,4ppm) ở TE 20 ms.

Hình 19: U tuyến tùng, (A):CLVT; (B,C): CHT

Nguồn Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

Chẩn đoán phân biệt: kén lành của tuyến tùng (20-40% các trường hợp mổ

tử thi không có dấu hiệu lâm sàng).

3.11. U nguyên bào tủy (Meduloblastoma) [22,26,28]

Là loại u dưới lều ác tính nhất ở trẻ em; chiếm 3 - 4% các u não ở mọi lứa tuổi; 20% các u não ở trẻ em và 30-40% các u hố sau ở trẻ em. Tuổi thường gặp khoảng <10 tuổi, chủ yếu ở nam.

Trên phim chụp cắt lớp vi tính

Trên phim không tiêm thuốc cản quang: khối đặc ở não thất IV

- 90% tăng tỷ trọng.

- 20% vôi hóa, hiếm thấy xuất huyết.

- 40- 50% có nang nhỏ hoặc hoại tử trong lòng khối u. - 95% có não úng thủy.

Trên phim có tiêm thuốc cản quang

 90% tăng tỷ trọng tương đối đồng nhất, đôi khi có hình ảnh không đồng nhất.

Trên phim chụp cộng hưởng từ

T1W: giảm tín hiệu so với chất xám. T2W: tín hiệu gần giống chất xám. PD: tăng tín hiệu so với chất xám.

FLAIR: tăng tín hiệu so với mô não, phân biệt giữa khối u với dịch não tủy. T1Gado: 90% ngấm thuốc không đồng nhất.

Hình 20: U nguyên tủy bào, (A,B): CLVT; (C,D):CHT

Nguồn Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

Chẩn đoán phân biệt: Ependimome, Papillome, Glioblastome, Lymphoma

D

B C

KẾT LUẬN

Qua tìm nghiên cứuvề đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u não cho thấy: u não là bệnh lý thuộc hệ thần kinh trung ương hết sức đa dạng và phức tạp. Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào bản chất, kích thước, vị trí khối u. Cận lâm sàng chủ yếu dựa vào đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ và cộng hưởng từ phổ. Trong đó, cộng hưởng từ, cộng hưởng từ phổ cung cấp hình ảnh rõ nét về vị trí u não, tính chất, loại u, mức độ xâm lấn và phân biệt rõ tổ chức não lành xung quanh. Nhờ đó giúp cho các bác sĩ lâm sàng tiên lượng bệnh, lựa chọn phương pháp điều trị bệnh nhân u não an toàn và hiệu quả.

TIẾNG VIỆT

1. Dự án phòng chống ung thư giai đoạn 2008- 2010, Bộ Y tế, Hà Nội

4/2008,trang 8.

2. Bộ môn thần kinh (2010), “Bài giảng nội thần kinh”. Trường đại học

Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học.

3. Học viện Quân Y- Bộ môn X quang (2005), “Giáo trình X Quang”.

Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội.

4. Đinh Văn Bền (2002), “Điện não đồ”, ứng dụng trong thực hành lâm

sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Đinh Văn Bền (1992), “Đối chiếu điện não đồ với lâm sàng chẩn đoán

u bán cầu đại não”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường đại học Y Hà Nội, tr. 55-58

6. Nguyễn Quốc Dũng (1995), “Nghiên cứu chẩn đoán và phân loại các

khối u trong hộp sọ bằng chụp cắt lớp vi tính (CTScanner)”, luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, Đại học Y Hà Nội.

7. Nguyễn Duy Huề, Phạm Minh Thông (2013), “Chẩn đoán hình ảnh”.

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

8. Kiều Đình Hùng (2006), “Nghiên cứu ứng dụng Quang động học trong

điều trị Gliome não ác tính trên lều”. Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.

9. Nguyễn Quang Hùng, Mai Trọng Khoa, Kiều Đình Hùng và cs

(2013), ‘Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thần kinh đệm (glioma) thân não

bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai’. Tạp chí ung thư học việt nam, số 1, trang 171-176.

10. Nguyễn Quang Hiển, Trương Văn Việt (2002), “U sao bào, chuyên đề

12. Hoàng Đức Kiệt (1999) “Kỹ thuật tạo ảnh cộng hưởng từ”, Bài giảng

giám định Y khoa chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh, tr. 81-105

13. Mai Trọng Khoa (2013), “Ứng dụng kỹ thuật PET/CT trong ung thư”.

Nhà xuất bản Y học.

14. Mai Trọng Khoa (2013), “Điều trị u não và một số bệnh lý sọ não

bằng dao gamma quay”. Nhà xuất bản Y học.

15. Mai Trọng Khoa (2012), “Atlas PET/CT một số bệnh ung thư ở người

Việt Nam”. Nhà xuất bản Y học.

16. Mai Trọng Khoa, Nguyễn Quang Hùng và cs (2013), ‘Đánh giá kết

quả điều trị 2200 bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não bằng dao gamma quay tại trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai’. Tạp chí ung thư học việt nam, số 1, trang 48-58

17. Mai Trọng Khoa, Trần Đình Hà, Lê Chính Đại, Nguyễn Quang

Hùng (2011). Kết quả điều trị 1.700 bệnh nhân u não và một số bệnh lý

sọ não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu-Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học lâm sàng, số chuyên đề Hội nghị khoa học Bệnh viện Bạch Mai lần thứ 28; 60.

18. Phạm Minh Thông (2010), “Điện quang can thiệp”. Nhà xuất bản Y học.

19. Cao Thiên Tượng (2008), “ Cộng hưởng từ phổ của não: Tổng quan

về các chất chuyển hóa và ứng dụng lâm sàng”, http://www.thien tuong.summerhost. info

20. Nguyễn Phong, Nguyễn Quang Hiển, Trương Văn Việt (2002), “U

não: Đặc điểm dịch tễ học (tổng kết 1864 ca đã mổ có kết quả mô bệnh học tại khoa PTTK bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh từ 1994- 2000)’’, chuyên đề ngoại thần kinh, NXB Y học, tr 238- 247.

21. Nguyễn Phong, Trương Văn Việt (2002), “U não đặc điểm dịch tễ học”,

chuyên đề ngoại thần kinh,nhà xuất bản Y học: trang 238-245.(21)

(1995), “Phân loại u trong sọ theo mô học thời kỳ Ctscanner”. Hội nghị ngoại khoa, Hà Nội.

25. Dương Chạm Uyên, Dương Đại Hà, Lê Văn Trị (2003), “Đặc điểm

dịch tễ học và phân loại mô bệnh học u não”. Hội nghị Ngoại thần kinh Việt- Úc lần thứ tư: trang 86- 87.

26. Khoa chẩn đoán hình ảnh - Phòng chỉ đạo tuyến (2000), “Chụp cắt

lớp vi tính”. Bệnh viện Bạch Mai, JICA, tr283-323

TIẾNG ANH

27. Anne G. Osborn (1994), “Diagnostic imaging brain”: 529-577.

28. Anne G. Osborn, Susan I. Blaser, Karen L. Salzman, Gregory L.

Katzman…(2007), “Diagnostic imaging brain”: I6,16- I6,41.

29. Burger P.C, Vogel, Green S. B, et al (1985), “Glioblastoma Multiforme and Anaplastic Astrocytoma, Pathologic Criteria and Prognostic implications”, Cancer; 56: 1106-11.

30. Brian Ross and Stefan Bluml (2001) “Magnetic Resonance

Spectroscopy of the Human Brain”, The Anatomical Record (NEW ANAT.) 265:54–84.

31. Collins PV (2004), “Brain tumours: Classification and genes”. J Neurol

Neurosurg Psychiatry; 75:2-11.

32. Couldwell WT, Hinton DR. (1995) “Brain Tumors: An Encyclopedic

Approach”, Churchill Livingstone, p.479-91.

33. David N. Louis, Hiroko Ohgaki, Otmar D. Wiestler, Webster K.

Cavenee (2007), “WHO Classification of Tumours of the Central System, Astrocytic Tumours”: 14-52.

34. Franklin Earnest, Patrick J. Kelly, Bernd W. Scheithaner, Brace A.

Kall…(1988), “Cerebral Astrocytomas: Histopathologic correlation of

MR and CT contrast enhancement with stereotactic biopsy”, Radiology; 166: 823-827.

244- 253.

37. K.S. Clifford Chao, M.D. Carlos A. Perez, M.D. Luther W. Brady,

M.D. (1999), “Radiation oncology management Decisions”. Lippincott

Williams & Wilkins.

38. Kazner E, Wende S, Grume Th (1981), “Computer tomographie

intrakranieller tumoren aus klinscher sicht”, Berlin. W. Springer: 548 s.

39. Nail Bulakbasi, Murat Kocaoglu, et al (2003) “Combination of

Single-Voxel Proton MR Spectroscopy and Apparent Diffusion Coefficient Calculation in the Evaluation of Common Brain Tumors” American Journal of Neuroradiology 24:225-233.

40. Mark S. Greenberg, Arzu Kovanlikaya (1997) “Primary Brain

Tumors”, Greenberg Graphics- USA, Volume One, p.240-311

41. Mitchel S. Berger, Michael D. Prados (2007), “Text book of Neuro-

Oncology”: 111-165.

42. OMS (1990), “L’imagerie en pratique clinique: pour un choix des techniques de diagnostic”, Geneve, 110-143.

43. Picton T.W (1986), “Abnormal brainstem auditory evoked potential: a

tentative classification frontiers of linical neuroscience”, Vol 3: 373- 378. 44. Roger S, Michele R, Gemma G, Elena M, Charles V (2007),

“Anaplastic Astrocytoma in adults”, Critical review in oncology/Hematology; 63: 72-80.

45. Riyadh N. Al-Okaili, Jaroslaw Krejza, Sumei Wang, John H. Woo,

Elias R. Melhem (2006), “Advanced MR Imaging Techniques in the

Diagnosi of Intraaxial Brain Tumors in Adults”, RadioGraphics; 26: p.173–189.

Một phần của tài liệu chuyên đề 1 đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u não (Trang 33 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w