U dây thần kinh số VIII [22,26,28]

Một phần của tài liệu chuyên đề 1 đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u não (Trang 28 - 31)

III. Đặc điểm hình ản hu não trên phim CLVT và MRI

3.5. U dây thần kinh số VIII [22,26,28]

Là u lành tính, phát triển từ tế bào Schwann đáy của lỗ ống tai trong ra góc cầu tiểu não, chiếm 70-80% các u góc cầu tiểu não.

Trên phim chụp cắt lớp vi tính: chụp CLVT có thể thấy vị trí, hình

dạng, kích thước, số lượng, mức độ cản quang... của u. Khi u phát triển làm giãn rộng ống tai trong thì dễ dàng chẩn đoán với phim CLVT. Các dấu hiệu

trực tiếp trên CLVT là: hình dạng u, đo được mật độ (tổn thương đặc ngấm thuốc cản quang), xác định số lượng (một bên hay hai bên). Một số dấu hiệu gián tiếp rất có giá trị khi tổn thương đồng tỷ trọng với nhu mô não là phù não xung quanh u, biến đổi xương nơi tiếp xúc khối u, bào mòn xương, mất các rãnh và cuộn não, thay đổi hình thái chất xám và chất trắng; giãn các bể, khe, dịch chuyển các cấu trúc, đè ép, biến dạng não thất, xóa não thất, tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy, thay đổi vị trí mạch máu (Theo Frank).

Trên phim không tiêm thuốc cản quang: u dây thần kinh số VIII thường

giảm hay đồng tỷ trọng nằm ở trung tâm ống tai trong.

Trên phim có thuốc cản quang: u ngấm thuốc mạnh hoặc vừa trong ống

tai trong hoặc trong góc cầu tiểu não (khoảng 90% trường hợp). Góc tạo bởi

xương đá và bờ trên khối u thường là góc nhọn, trung tâm khối u có thể hoại tử do khối u không đồng nhất.

Trên phim chụp cộng hưởng từ

Theo Curati, MRI chẩn đoán u dây VIII có thể đạt độ nhạy tới 100%. Hình ảnh MRI của u dây VIII trước khi tiêm thuốc đối quang từ thường là tổn thương dưới dạng đồng tín hiệu hay giảm tín hiệu trên T1; sau khi tiêm thuốc: trên T1 thấy khối u dây VIII với những tín hiệu bắt thuốc rõ, trên T2 có sự khác nhau tùy từng thể. Với thể Antoni A, tổn thương dưới dạng giảm tín hiệu (vì hầu hết các tế bào giàu lipid). Với thể Antoni B, tổn thương ban đầu dưới dạng giảm tín hiệu nhẹ về sau có sự biến đổi tăng tín hiệu trên T2 (vì các tế bào giàu chất nhầy). Sau khi tiêm thuốc đối quang từ thì phần lớn u dây VIII còn nhỏ bắt thuốc đồng nhất. Các khối u lớn hơn thì hầu như bắt thuốc ở rìa u, vùng trung tâm không bắt thuốc. Vùng bắt thuốc không đồng nhất này thường là vùng nang dịch, thoái hóa, hoại tử hoặc xuất huyết.

Hình 12: U dây TK số VIII (T), (A): CLVT; (B,C):CHT

Nguồn Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

Viện quốc gia nghiên cứu u dây thần kinh số VIII của Hoa Kỳ đã phân u dây VIII làm 3 độ trên MRI (1991) như sau:

- Độ I: Hoàn toàn trong ống tai trong.

- Độ II: Giãn rộng ống tai nhưng không chèn vào cuống não (khối u còn nằm trong ống tai, phần vượt ra ngoài của khối u nhỏ hơn từ 1-2cm). - Độ III: Giãn rộng ống tai có chèn ép vào cuống não (phần khối u vượt

ra ngoài ống tai lớn hơn 2cm đã chèn vào thân não và các dây thần kinh sọ).

Selesnick (1998) đã chia u dây thần kinh số VIII thành 4 giai đoạn như sau (hình 6.3):

Giai đoạn I: U trong ống tai trong Giai đoạn III: U đè đẩy thân não, tới dây V

Giai đoạn II: U phát triển trong góc cầu tiểu não, dưới 2cm, không đè đẩy thân não

Giai đoạn IV: Tổn thương các dây thần kinh, đỉnh xương đá, tăng áp lực nội sọ, thoát vị não

Hình 13. Các giai đoạn u dây thần kinh số VIII (theo Selesnick)

Ngoài ra, có một số bảng phân loại độ u khác như: Bảng phân loại theo KOOS (2004) gồm: Giai đoạn I: U thính giác nằm trong ống tai trong; giai đoạn II: U thính giác nằm bể góc cầu tiểu não; giai đoạn III: U thính giác đã tiếp xúc thân não; giai đoạn IV: U thính giác đã đè đẩy thân não hoặc bảng phân loại theo Copenhagen (2004) gồm: Giai đoạn 0: Trong ống tai trong; giai đoạn I: Phát triển vào trong góc cầu tiểu não 1cm; giai đoạn II: Phát triển trong góc cầu tiểu não 2cm; giai đoạn III: Phát triển vào trong góc cầu tiểu

não 3cm; giai đoạn IV: Phát triển quá 3cm trong góc cầu tiểu não. Nhiều nghiên cứu cho thấy biểu hiện lâm sàng có khi không tương ứng với kích thước khối u (hình 6.4).

Hình 14. Hình ảnh mức độ phát triển u dây

A: U rất nhỏ trong ống tai trong; B: U nằm trong ống tai trong; C: U phát triển ra góc cầu tiểu não chưa đè đẩy thân não; D: U đã đè đẩy thân não; E: U chèn ép thân não; F: U lan rộng, chèn ép thân não, phá hủy xương đá.

Chẩn đoán phân biệt:

U màng não vùng góc cầu tiểu não (Meningiome).

Một phần của tài liệu chuyên đề 1 đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u não (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w