Đóng góp của FDI

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam (Trang 35 - 46)

1.3.4 .Tác động đến cơ cấu xuất khẩu

2.1. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀ

2.1.3. Đóng góp của FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, tạo điều kiện khai thác các lợi thế so sánh, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ cơng nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm và chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

-Tăng trưởng kinh tế:

FDI đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với lượng vốn thực hiện trên 2 tỷ mỗi năm. FDI đã tích cực tạo nguồn vốn cho phát triển. Để có thể thấy được mối tương quan giữa vốn FDI, vốn khu vực nhà nước và vốn khu vực ngồi quốc doanh. Ta có:

Bảng 2.4. Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị %) 200 5 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ2013 Kinh tế Nhà nước 47,1 45,7 37,2 33,9 40,5 38,1 37,0 40,3 40,4 Kinh tế ngoài nhà nước 38,0 38,1 38,5 35,2 33,9 36,1 38,5 38,1 37,6 Khu vực có vốn đầu

tư nước ngồi 14,9 16,2 24,3 30,9 25,6 25,8 24,5 21,6 22,0

Nguồn: Tổng cục thống kê

Khu vực FDI có tỷ lệ đóng góp trong GDP tăng dần . Năm 1992 đóng góp của khu vực FDI vào GDP là 2% thì năm 1996 đã tăng 7,4%, năm 2000 là 12,7% và năm 2001 là 13,1% năm 2002 là 13,9%, năm 2005 là 14,9%, năm 2006 là 16,2%, năm 2007 là 24,3%, đỉnh điểm năm 2008 là 30,9%.

Từ năm 2005 đến năm 2014, hoạt đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài trải qua 3 trạng thái khác nhau:

1) Từ năm 2005 đến năm 2008 là giai đoạn tăng trưởng nhanh

Năm 2005 vốn FDI chiếm 14,9% sang đến năm 2008 thì vốn FDI vươn lên đến 30,9 %, tăng gấp 2 lần trong 4 năm. Đây được coi là bước ngoặt trong làn sóng FDI.

2) Từ năm 2009 – 2012 là giai đoạn suy thối. Tỷ trọng vốn FDI giảm dần cịn 25,6% năm 2009 và tiếp tục giảm còn 21,6%.

3) Năm 2013: tỷ trọng vốn FDI chiếm 22%, tăng 0,4 % so với năm 2012. Tác động của FDI là góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội của nước ta, như tăng năng suất lao động xã hội, cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế, hình thành các định chế tiền tệ, tín dụng dần đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều vào thu ngân sách và cải thiện môi trường sống của xã hội.

-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong một nền kinh tế, tác động của cơ cấu đầu tư có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế.

Trong thời gian qua tại Việt Nam, Cơ cấu FDI đã thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và đã đóng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệo và dịch vụ trong nền kinh tế , chuyển dịch cơ cấu theo hướng Cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Bảng 2.5. FDI vào Việt Nam theo ngành lĩnh vực (tính tới ngày 20/11/2003 - chỉ tính các dự án cịn hiệu lực)

Nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản Công nghiệp và xâydựng Dịch vụ

2005 19,30 38,13 42,57 2006 18,73 38,58 42,69 2007 18,66 38,51 42,83 2008 20,41 37,08 42,51 2009 19,17 37,39 43,44 2010 18,89 38,23 42,88 2011 20,08 37,90 42,02 2012 19,67 38,63 41,70 Sơ bộ 2013 18,38 38,31 43,31 Nguồn: Tổng cục thống kê - Việc làm:

Tạo việc làm cũng là đóng góp quan trọng của khu vực FDI. Lao động làm việc trong các DN FDI tại thời điểm 31-12-2013 là trên 3,2 triệu người, gấp gần 8 lần năm 2000. Đó là con số có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh mỗi năm nước ta tới hơn 1 triệu lao động được bổ sung. Trong điều kiện dư thừa lao động ở nước ta, việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đang

là một trách nhiệm nặng nề và là sức ép đối với tồn xã hội, thì đây thực sự là một kết quả nổi bật trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bảng 2.6. Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI(1.000 người

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Tổng số (Nghìn người) 1.112,8 1.322,0 1.562,2 1.694,4 1.524,6 1.726,5 1.700,1 1.703,3 1.785,7 Nguồn: Tổng cục thống kê

Khi bước vào nền kinh tế thị trường, chúng ta chưa có nhiều nhà doanh nghiệp giỏi, nhiều thợ kỹ thuật cao đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ khi các dự án đầu tư nước ngoài bắt đầu hoạt động, các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam những chuyên gia giỏi, đồng thời áp dụng phương thức quản lý tiên tiến. Đây chính là điều kiện tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận học hỏi và nâng cao trình độ. Mặt khác, để liên doanh có thể hoạt động tốt, nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các dự án.

Như vậy, thông qua việc thu hút và tạo ra thu nhập ổn định cho một lượng lớn lao động trong xã hội, ĐTTTNN đã góp phần đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ về cả số lượng, tỷ trong, chất lượng, góp phần giảm các tệ nạn xã hội, tăng sự ổn định chính trị- xã hội của cả nước cũng như từng địa phương.

-Xuất khẩu

Thơng quan FDI, tình hình xuất khẩu được cải thiện rõ rệt. Tổng giá trị xuất khẩu tăng lên, xuất hiện thêm mặt hàng xuất khẩu mới. Để có thể thấy rõ hơn ta xét

Bảng 2.7. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Mặt hàng xuất

khẩu chủ yếu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013

Dầu thơ (Nghìn tấn) 17.967 16.442 15.062 13.752 13.373 8.072 8.240 9.251 8.405 Than đá (Nghìn tấn) 17.988 29.308 32.072 19.358 24.992 19.876 17.163 15.219 12.802 Hàng điện tử, máy tính và linh

kiện (Triệu USD) 1.427 1.808 2.165 2.640 2.763 3.590 4.662 7.849 10.601 Giày, dép (Triệu USD) 3.039 3.596 4.000 4.770 4.071 5.123 6.549 7.264 8.401 Hàng dệt, may (Triệu USD) 4.772 5.855 7.732 9.121 9.066 11.210 13.212 14.416 17.933 Hàng sơn mài, mỹ nghệ (Triệu USD) 90 120 218 386 1.296 14 .. .. .. Hàng rau, hoa,

quả (Triệu USD) 2356 259 306 407 439 460 623 827 1.073 Hạt tiêu (Nghìn tấn) 110 115 83 90 134 117 124 117 133 Cà phê (Nghìn tấn) 913 981 1.232 1.061 1.183 1.218 1.260 1.736 1.300 Cao su (Nghìn tấn) 554 704 716 659 731 779 818 1.024 1.074 Gạo (Nghìn tấn) 5.255 4.642 4.580 4.745 5.969 6.893 7.116 8.017 6.587 Hạt điều nhân 109 128 155 161 176 190 178 222 261

tấn) Chè (Nghìn tấn) 92 105 116 105 135 137 135 147 141 Gỗ và sản phẩm gỗ (Triệu USD) 1.561 1.943 2.385 2.767 2.989 3.445 3.961 4.666 5.591 Hàng thủy sản (Triệu USD) 2.733 3.358 3.763 4.510 4.255 5.017 6.112 6.089 6.712 Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng từ 27% năm 1995 lên 47% năm 2000 và 57,2% năm 2005, sau đó giảm xuống cịn 54,1% năm 2010, chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu năm 2014. Đóng góp của khu vực FDI vào xuất khẩu của Việt Nam diễn ra theo xu hướng ngược với thế giới. Tỷ trọng khu vực FDI thế giới trong tổng xuất khẩu năm 2000 là 44,5% giảm xuống còn 26,2% năm 2008, trong cùng thời kỳ tỷ trọng này của Việt Nam tăng từ 47% lên 56%.

Xét năm 2014, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thơ) trong 12 tháng năm nay đạt 101,59 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 12 tháng đạt 94,41 tỷ USD tăng 16,7% so với cùng kỳ 2013.

Việc xuất khẩu tăng cao của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đã chứng tỏ các doanh nghiệp của khu vực này, một mặt đã phát huy lợi thế về vốn, về trình độ kỹ thuật - cơng nghệ, quản lý, tay nghề người lao động, quảng cáo tiếp thị… mặt khác đã tận dụng được cơ hội tốt hơn để đẩy mạnh xuất khẩu khi các nước thực hiện cam kết cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu, khi giá cả thế giới tăng lên.

Đầu tư trực tiếp nước ngồi thúc đẩy q trình mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, nó là một trong những phương thức đưa hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị trường nước ngồi một cách có lợi nhất. Các nhà đầu tư nước ngồi thơng qua quá trình đầu tư đã trở thành cầu nối giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới.

Hoạt động đầu tư nước ngoài giúp Việt Nam mở rộng thị trường hàng hoá xuất khẩu. Đối với các hàng hố xuất khẩu của doanh nghiệp FDI, vơ hình chung các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam. Sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã làm cho thị trường hàng hố

của Việt Nam khơng ngừng được mở rộng. Từ các thị trường truyền thống Đông Âu, thị trường đựoc mở rộng sang Tây Âu, Bắc mỹ, các nước NICs.

Bảng 2.8: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam và của khu vực có FDI trong thời gian qua.

Năm

Xuất khẩu của Việt Nam

(triệu USD)

Tốc độ tăng trưởng

(%)

Xuất khẩu khu vực FDI (triệu USD) So với cả nước (%) 2005 32.447 22,5 18.554 57,2 2006 39.826 22,7 23.061 57,9 2007 48.561 21,9 27.775 57,2 2008 62.685 29,1 34.523 55,1 2009 57.096 -8,9 30.372 53,2 2010 72.236 26,5 39.152 54,2 2011 96.906 34,2 55.124 56,9 2012 114.529 18,2 72.252 63,1 2013 132.032 15,1 88160 66,8

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Như vậy, các doanh nghiệp FDI đang đóng một vai trị quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu hàng hố ở nước ta. Kết quả đáng khích lệ đó một phần do nỗ lực của doanh nghiệp, một phần do chính sách của nhà nước ngày càng thơng thống khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên phải thấy rằng nếu khơng kể xuất khẩu dầu khí thì tỷ trọng xuất khẩu qua các dự án FDI so với tổng kim ngạch còn khá bé, chứng

nhiều hơn là hướng ra xuất khẩu. Chúng ta cần tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, chú trọng phát triển năng lực xuất khẩu của nền kinh tế.

-Ngân sách

Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho Ngân sách Nhà nuớc của các quốc gia. Các nguồn thu này từ các khoản như : cho thuê đất, mặt nước, mặt biển hay từ các loại thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu. ở các nước đang phát triển, do thu hút được vốn FDI nên mức đóng góp của các dự án vào ngân sách nhà nước ngày càng có xu hướng tăng lên.

Bảng 2.9. Nộp ngân sách Nhà nước

(Đơn vị : Triệu USD)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Sơ bộ

2012 Nộp

NSNN 228.287 279.472 315.915 430.549 454.786 588.428 721.804 743.190

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có xu hướng tăng dần theo các năm.

Bảng 2.10. Mức đóng góp vào NSNN từ các thành phần kinh tế

(Đơn vị %)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Sơ bộ2012 Thu từ doanh nghiệp

Nhà nước 17,12 16,58 15,94 16,68 18,48 19,06 17,51 19,32 Thu từ doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngồi 8,36 9,25 9,94 10,21 11,1 7 11,03 10,6 8 11,16 Thu từ khu vực cơng,

thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh

7,42 7,90 9,87 10,11 10,5 3

11,90 11,7 1

12,60

Thu xổ số kiến thiết .. 2,20 .. .. .. .. .. ..

Các khoản thu khác 5,11 2,45 1,80 2,09 2,49 2,48 2,67 2,10 Thu từ dầu thô 29,16 29,8

2 24,37 20,81 13,44 11,76 15,27 18,85

-Cơng nghệ

Chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ thông qua dự án ĐTNN đã tạo điều kiện để Việt Nam thu hút công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế: Trong thời gian qua, nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được du nhập vào Việt Nam thông quan các dự án ĐTNN , nhất là trong lĩnh vực viễn thơng, dầu khí, hố chất, điện tử tin học, ơtơ xe máy…Các công nghệ này đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Chuyển giao cơng nghệ đã góp phần tích cực và là yếu tố quan trọng tạo ra sự tăng trưởng nhanh và góp phần nâng cao một cách rõ rệt và nhanh chóng trình độ công nghệ của sản xuất trong nước.

Trong ngành công nghiệp và xây dựng, các doanh nghiệp FDI đã góp phần nâng cao năng lực của nền kinh tế với nhiều công nghệ mới, hiện đại, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn. Một số ngành đã tiếp thu cơng nghệ tiên tiến, tiếp cận với trình độ cơng nghệ hiện đại của khu vực và trên thế giới như viễn thơng, thăm dị khai thác, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ tin học, công nghệ sinh học...

Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, thiết bị sản xuất đã được nâng cao đổi mới. Các thiết bị được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường là những cơng nghệ hiện đại, có tính đồng bộ cao, tự động hố, chun mơn hóa, điều này trái ngược vớinhững cơng nghệ lạc hậu trong nước. Vì vậy đây là động lực để các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại thì phải cải tiến, trang bị cơng nghệ mới. Chính yếu tố này đã thúc đẩy trình độ cơng nghệ trong đất nước phát triển thêm một bước. Thực tế này hoàn toàn đúng với Việt Nam hiện nay.

Hoạt động cơng nghệ cũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hố sản phẩm, nhanh chóng tạo ra các sản phẩm cao có chất lượng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)