NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam (Trang 59 - 61)

2.3.1 .Tác động của FDI đến phát triển kinh tế ở Việt Nam

3.1. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA VIỆT NAM

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.

3.1.1. Căn cứ xác định phương hướng, giải pháp

3.1.1.1. Mục tiêu

Xuất phát từ thực tiễn trên, Đảng ta nhất quán phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế là bộ phận cấu thành nền kinh tế, cùng phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh.

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020, kế hoạch phát triển 5 năm 2016-2020 đưa ra mục tiêu phát triển của thời kỳ là: Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là 6,5-7%.

3.1.1.2. Định hướng cho việc sử dụng FDI

Một hệ thống quan điểm nhất quán trong việc tổ chức và hoạch định chính sách thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới đang là vấn đề cấp bách. Cho đến nay, mặc dù Đảng và nhà nước ta dã có quan điểm rõ ràng về vai trị của FDI, coi vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Tuy nhiên, quan điểm rõ ràng chưa được thể hiện thật sự nhất quán trong tổ chức và chính sách thu hút vốn FDI. Chính vì thế việc quán triệt trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương chưa thật đầy đủ, dẫn đến tình trạng thiếu sự nhất quán trong việc triển khai thực hiện thu hút nguồn vốn này. Do đó, tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cần thiết phải khai thác đến mức tối đa nguồn vốn này để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam khi nguồn vốn trong nước cịn có hạn.

Nhà nước ta cần hướng vốn FDI vào những ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất hàng hoá và dịch vụ có lợi thế như ni trồng thuỷ hải sản, du lịch, thuỷ điện, đồng thời tập trung vốn FDI vào những ngành có cơng nghệ tiên tiến, có tỉ lệ xuất khẩu cao; cịn những ngành ít vốn, cơng nghệ thấp thì huy động chủ yếu vốn đầu tư trong nước, nếu có liên doanh thì bên Việt Nam là đối tác chính.

Bên cạnh đó, cầm khắc phục dần sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ, chúng ta cần khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào các khu vực địa bàn cịn đang gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện thiên nhiên không thuận lợi như miền Trung, miền núi phía Bắc, vùng sâu, vùng xa… Khi cần thiết, Chính Phủ phải huy động thêm cả vốn trong nước, chấp nhận thu hồi vốn chậm, lãi suất thấp để xây dựng một số điểm kinh tế cho các khu vực như khu công nghiệp Dung Quất( Quảng Ngãi), nhà máy thuỷ điện Yaly( Tây Nguyên), nhà máy thuỷ điện Tà Bú( Sơn La),…

Việt Nam cần tập trung tăng cường hợp tác trực tiếp với các nước phát triển có tiềm lực kinh tế mạnh, các cơng ty đa quốc gia, các tập đồn lớn trên thế giới để tranh thủ được công nghệ “gốc”; tiếp cận với cách quản lý hiện đại, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải chú ý thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngồi vì đó là doanh nghiệp năng động, thích ứng nhanh với những biến động của thị trường, phù hợp với đối tác Việt Nam về khả năng góp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tạo nhiều điều kiện việc làm.

Tiếp tục cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ với các bộ tổng hợp, các bộ quản lý các ngành, UBND tỉnh trong việc quản lý hoạt động đầu

Nhà nước. Cần triệt để và kiên quyết hơn trong việc quy định rõ ràng minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp, cơng khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục hành chính nhằm tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ và cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)