Điều kiện để thực hiện những giải pháp trên

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách phường trên địa bàn quận nam từ liêm (Trang 49 - 53)

2.3.1 .Những ưu điểm đạt được

3.3. Điều kiện để thực hiện những giải pháp trên

Để các biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên NSP đã đưa ra đi vào thực tiễn cuộc sống cần phải có các điều kiện phù hợp sau:

+ UBND quận phải có cơng văn chỉ đạo tuyên truyền, vận động để các cấp, các ngành và nhân dân thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của chi thường xuyên NSP trong giai đoạn hiện nay.

+ Quận chỉ giao dự toán xuống để phường làm căn cứ lập dự tốn chứ khơng được áp đặt.

+ Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện để tăng cường hiệu lực pháp luật, pháp chế của chính quyền Nhà nước cấp xã với nhân dân. Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách đồng bộ khuyến khích làm địn bẩy kinh tế khai thác tiềm năng sẵn có trên các địa bàn.

+ Công tác quản lý chi thường xuyên NSP phải được coi trọng, đối với cán bộ quản lý NSP Nhà nước cần phải có chế độ đãi ngộ cho phù hợp với công việc mà họ đảm nhận để nâng cao tinh thần trách nhiệm.

+ Theo luật NSNN, Thông tư số 60/2003/TT-BTC ban hành ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính quy định về NSP và các hoạt động khác của phường; Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách và tài chính phường, thì ngân sách phường là một cấp ngân sách hoàn chỉnh được quản lý qua KBNN. Đây là điều kiện khó khăn cho đội ngũ kế tốn phường. Vì vậy quận, thành phố phải có kế hoạch đào tạo, tập huấn đội ngũ kế toán, cán bộ theo dõi chi thường xuyên NSP để có thể hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

KẾT LUẬN

NSP quận Nam Từ Liêm có nhiều điểm chung với NSNN của thành phố Hà Nội và cả nước nhưng cũng có những đặc thù riêng. Do giữa các phường có điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên sự phát triển của ngân sách phường giữa các phường là khơng đồng đều. NSP dù có sự khác nhau song đều có vị trí hết sức quan trọng, là phương tiện vật chất quan trọng của chính quyền cấp phường để thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở cơ sở, là một cấp ngân sách không thể thiếu được của hệ thống NSNN, NSP có mạnh, quản lý tốt thì chính quyền phường mới được củng cố tăng cường, do đó mới góp phần làm cho ngân sách quận, ngân sách thành phố, ngân sách cả nước mạnh lên.

Nhận thức rõ được vị trí, vai trị của chi thường xun NSP trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của phường thì cơng tác quản lý chi thường xuyên NSP ở quận Nam Từ Liêm cũng đang có những bước đổi mới nhanh để phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và xu hướng phát triển KT-XH của thành phố. Bên cạnh những thành tích đã được như chi tiêu có hiệu quả chế độ lập, chấp hành và quyết toán chi thường xuyên NSP có chất lượng, cơ cấu chi đã thay đổi theo hướng tích cực, tăng chi cho sự nghiệp kinh tế, chi quản lý hành chính được quản lý chặt chẽ hơn… thì vẫn cịn một số tồn tại trong quản lý như: việc quản lý chi ở một số phường còn lỏng lẻo, việc chấp hành chi theo chế độ, định mức chưa nghiêm như: Chi tiếp khách; chi hội nghị...Vì vậy cơng tác quản lý chi thường xuyên NSP trên địa bàn quận Nam Từ Liêm cần phải tăng cường hơn nữa. Nhất là việc quản lý, điều hành chi thường xuyên phải chấp hành nghiêm túc Luật NSNN và dự toán đã được HĐND phê chuẩn.

Để góp phần vào việc tăng cường cơng tác quản lý NSP ở quận Nam Từ Liêm, tôi xin mạnh dạn đưa ra 1 số ý kiến trên đây. Những ý kiến này được áp dụng thì sẽ góp phần vào việc đẩy mạnh cơng tác quản lý chi thường xuyên NSP phù hợp với điều kiện KTXH và yêu cầu đổi mới tài chính ngân sách của quận Nam Từ Liêm

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo, TS. Bùi Tiến Hanh cùng các cán bộ của Phịng TC-KH quận Nam Từ Liêm, đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo trong quá trình làm chuyên đề cuối khóa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ tài chính (2003) “Thơng tư số 59/2003/TT-BTC” – Hướng dẫn thực hiện nghị định 60/2003/NĐ-CP

2. Bộ tài chính (2003) “Thơng tư số 60/2003/TT-BTC” – Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã.

3. Bộ tài chính (2005) “Thông tư số 03/2005/TT-BTC” – Hướng dẫn thực hiện quy chế cơng khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước.

4. Chính phủ nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003) “Nghị định 60/2003/NĐ-CP” – Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật NSNN.

5. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005) “Nghị định 130/2005/NĐ-CP” – Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

6. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002) “Luật ngân sách nhà nước” (có hiệu lực từ 01/01/2004).

7. Thủ tướng chính phủ (2004) “Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg” – Ban hành quy chế cơng khai tài chính đối với các cấp ngân sách.

8. TS. Đặng Văn Du, TS. Bùi Tiến Hanh (2010) “Giáo trình quản lý chi ngân sách nhà nước”

9. TS. Phạm Văn Khoan, TS. Hồng Thị Thúy Nguyệt (2010) “Giáo trình lý thuyết quản lý tài chính cơng”

10. Báo cáo quyết toán chi NSĐP quận Nam Từ Liêm 2012, 2013, 2014. 11. Một số tài liệu khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách phường trên địa bàn quận nam từ liêm (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)