Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách xã lý thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 29 - 39)

riêng là vấn đề rất được quan tâm. Vậy trong những năm qua công tác quản lý chi ngân sách xã Lý Thành diễn ra như thế nào? Những mặt tích cực đã đạt được và những mặt hạn chế cần khắc phục, chúng ta đi sâu phân tích, đặc biệt ở khâu chấp hành dự toán ngân sách xã.

2.2.3 Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã LýThành Thành

Căn cứ vào dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã Lý Thành cả năm đã được HĐND xã Lý Thành quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo Mục Lục NSNN gửi kho bạc Nhà nước huyện Yên Thành nơi thực hiện giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm sốt chi.

Bộ phận tài chính kế tốn xã Lý Thành thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí các tổ chức đơn vị, bố trí theo nguồn dự tốn năm. Ngun tắc chi phải đảm bảo các điều kiện: Đã được ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, được người có thẩm quyền quyết định chi.

Tình hình thực hiện chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành 3 năm 2012-2014 như sau:

Bảng 2.1: Chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành ( Đơn vị: triệu đồng) Năm 2012 2013 2014 Chỉ tiêu DT QT QT/DT (%) DT QT QT/DT (%) DT QT QT/DT (%) Tổng chi thường xuyên NSX Lý Thành 1.899 2.157 113,6 2.320 2.155 92,88 2.351 2.442 104,4 1. Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật

tự 161,006 239,404 148,7 321,85 277,552 86,23

317,98

4 330 104

2. Chi giáo dục 27 26,205 97 45 2 4,44 19,5 23 118

3. Chi sự ý tế - dân số 224,34 278,43 124,1 327 286,34 87,6 301,7 310 102

4. Chi văn hóa, thơng tin 32 48,05 150 37,6 16,165 43 18 16 89

5. Chi thể dục thể thao 17 26,155 153,8 29,43 44,685 152 25 22 88

6. Chi sự nghiệp kinh tế 63,24 64,91 102,6 53,5 66,553 124,4 94 80 85

7. Chi sự nghiệp xã hội 558,678 608,67 108,9 570,71 486,37 85,22 529,78

8 621 117

8. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể 769,828 817,47 106,1 845,52 918,21 108,6 949,27

2 950 98

9. Chi môi trường 0 0 0 29 2,165 7,4 30,5 30 98

10. Chi xây dựng đời sống dân cư và văn hóa 40 45 112,5 40 40 100 40 40 100

11. Chi khác 5,5 3 54,5 20 15 150 25 20 80

(Nguồn tài liệu:Báo cáo tổng hợp chi NSX Lý Thành theo nội dung kinh tế năm 2012-2014 ở Phịng tài chính-kế hoạch huyện Yên Thành và cán bộ tài chính xã Lý Thành)

Từ bảng trên ta thấy: năm 2012 tổng chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành là 2.157 triệu đồng, năm 2013 là 2.155 triệu đồng giảm 0,01% so với năm 2012 và năm 2014 là 2.442 triệu đồng tăng 13,31% so với năm 2013. Năm 2014 tổng chi NSX tăng nhanh với năm 2013 trong đó các khoản chi cho cơng tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự (tăng 52,448 triệu đồng), chi cho

sự nghiệp xã hội (tăng 134,63 triệu đồng) và chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể( tăng 31,79 triệu đồng) tăng mạnh điều đó chứng tỏ xã đã áp dụng chưa tốt các biện pháp giảm chi và chi tiêu không hiệu quả. Năm 2014 tổng chi thường xuyên ngân sách xã tăng mạnh so với 2012, 2013 là do chính sách thay đổi lương cán bộ cơng chức theo Nghị định 31/2012 NĐ-CP quy định tăng mức lương tối thiểu từ 830.000 đồng/tháng lên 1050.000 đồng/tháng, từ 1/7/2013 tăng mức lương tối thiểu lên 1150.000 đồng/tháng, tăng chi cho các hoạt động của xã. Năm 2014, 2013 các khoản chi được chi tiết cụ thể hơn so với năm 2012 gồm chi sự nghiệp môi trường tách ra từ chi sự nghiệp kinh tế, chi xây dựng đời sống ở khu dân cư, gia đình văn hóa tách ra từ chi sự nghiệp y tế - dân cư. Các khoản chi càng chi tiết cụ thể thì việc thực hiện dự tốn trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát chi.Tuy nhiên, vẫn xảy ra các khoản chi ngồi dự tốn đặc biệt chi khác, số thực hiện vượt ở mức cao so với dự toán, đây là những khoản chi đột xuất hay khoản chi khó báo qt hết trong dự tốn. Tuy các pháp lệnh chống chi tiêu lãng phí, khắc phục hiện tượng chi tràn lan của chính phủ đã được quán triệt tại đơn vị nhưng vẫn có một số khoản chi thường xuyên chưa thực sự tiết kiệm như chi tiếp khách, hội nghị…, vẫn còn những khoản chi chưa đúng chế độ như chi hỗ trợ các đơn vị trường học, đơn vị khác…

Bên cạnh đó chênh lệch giữa thực hiện và dự tốn vẫn cịn cao. Cụ thể năm 2012 chênh lệch giữa thực hiện và dự toán là 13,6% nguyên nhân là do các khoản thực chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự, chi sự nghiệp y tế - dân số, chi sự nghiệp xã hội và chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể tăng cao so với dự toán. Chứng tỏ trong năm 2012 việc kiểm soát các khoản chi

chưa được tốt chưa đúng với chỉ tiêu đặt ra. Trong năm 2013 chênh lệch giữa thực hiện và dự toán là -7,2% nguyên nhân là do trong năm 2013 xã đã kiểm sốt tốt các khoản chi cơng tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự, chi sự nghiệp xã hội. Năm 2014 thực chi sự nghiệp xã hội tăng cao so với dự toán(tăng 91,212 triệu đồng) dẫn tới chênh lệch giữa thực hiện và dự toán là 4,4%.

Với sự phát triển khơng ngừng của nền kinh tế hiện nay, vai trị quản lý của Nhà nước ngày càng nâng cao. Theo đó, chức năng nhiệm vụ của xã nói chung cũng như xã Lý Thành nói riêng ngày càng quan trọng, cơng việc quản lý trở nên phức tạp do các khoản chi tăng lên và thay đổi theo từng thời kỳ.

Dưới đây là thực trạng một số khoản chi chính trong 3 năm 2012, 2013, 2014:

Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể:

Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thường xuyên từ 38-40% tổng chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành.

Bảng 2.2: Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể

(Đơn vị: triệu đồng)

Nội Dung Dự toán Thực hiện TH/DT(%)

Năm 2012 769,828 817,47 106,18

Năm 2013 845,52 918,21 108,6

Năm 2014 949,272 950 99

( nguồn tài liệu: Báo cáo tổng hợpchi ngân sách xã theo nội dung kinh tế 2012-2014 Phịng tài chính – kế hoạch huyện Yên Thành và cán bộ tài chính

Từ bảng 2.2 cho thấy, số chi cho quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể hàng năm đều tăng. Tổng chi qua 3 năm là 2.68568 triệu đồng. Năm 2013, 2014 chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể tăng cao so với 2012. Sở dĩ tăng vì chi quản lý Nhà nước bao gồm các khoản chi : chi lương, phụ cấp, chi mua sắm sửa chữa tài sản cho trụ sở và các khoản chi khác nhưng chủ yếu là chi lương cho cán bộ công chức xã, các đại biểu HĐND xã. Theo Nghị định 31/2012 NĐ-CP quy định tăng mức lương tối thiểu từ 830.000 đồng/tháng lên 1050.000 đồng/tháng, từ 1/7/2013 tăng mức lương tối thiểu lên 1150.000 đồng/tháng. Xã thực hiện chi trả lương và phụ cấp theo lương kịp thời cho cán bộ xã. Do đó, chi dành cho quản lý Nhà nước 2 năm 2013, 2014 tăng cao là hợp lý.

Về TH/DT thì vẫn có chênh lệch giữ thực hiện và dự toán. Cụ thể là ở năm 2012 số liệu quyết toán nhiều hơn 6,18% so với số liệu dự toán và năm 2013 con số này lên đến 8,6%. Trong khi đó, sự chênh lệch này trong năm 2014 là khơng đáng kể. Qua đó ta thấy trong 2 năm 2012 và 2013 việc kiểm soát chi cho quản lý Nhà nước, Đảng, đồn thể vẫn chưa đúng với dự tốn đặt ra, nên có dấu hiệu thất thốt. Ngun nhân là do tài sản trụ sở đã xuống cấp, hỏng hóc dẫn tới việc chi mua sắm sửa chữa tài sản cho trụ sở nhiều hơn so với dự tốn. Cịn năm 2014 việc kiểm sốt chi đã được tiến hành hiệu quả hơn.

Cơng tác chi trả lương, sinh hoạt phí hàng tháng cho cán bộ đang được cải tiến và có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể xã đã thực hiện thanh toán lương cho cán bộ cơng chức qua thẻ ATM.

Ngồi chi lương và các khoản phụ cấp các khoản chi còn lại gọi là chi hoạt động gồm: Chi nghiệp vụ phí, văn phịng phẩm, cơng tác phí, chi hội nghị.... Xã đã đáp ứng được các nhu cầu chi tối thiểu đảm bảo cho bộ máy chính quyền xã hoạt động thường xuyên, đã chấp hành mọi quy định về chế

độ chứng từ, chế độ kế tốn trong q trình thanh tốn. Tuy nhiên, việc quản lý một số khoản chi của xã chưa thật chặt chẽ, thiếu tính kế hoạch, khơng bám vào chế độ, định mức chi nên một số khoản chi như chi hội nghị, chi tiếp khách... cịn lớn, chưa tiết kiệm. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng làm cho chi quản lý Nhà nước nói riêng và chi quản lý hành chính nói chung có tỷ trọng cao hơn.

Đối với các khoản chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản nhỏ, phương tiện làm việc cũng được tăng lên cải thiện điều kiện làm việc của các cơ quan chính quyền, phục vụ cơng tác quản lý hiệu quả hơn.

Đối với các khoản chi khác như: chi văn phòng uỷ ban, chi hội nghị,… chiếm khối lượng lớn, nhất là chi cho hội nghị, tiếp khách. Với cơ cấu tổ chức quản lý cịn mỏng như hiện nay thì đó là một khoản chi khá lớn, công tác quản lý khoản chi này khá phức tạp do đó rất dễ gây ra lãng phí. Trong thời gian vừa qua vấn đề "hội nghị" được nhắc đến thường xuyên. Số lượng các hội nghị diễn ra rất nhiều mà hiệu quả trực tiếp của nó lại khơng cao, nguồn chi cho các hội nghị này không đâu khác là lấy từ NSNN. Chính vì vậy hàng năm ngân sách đã bị sử dụng lãng phí cho khoản chi này. Nội dung chi trên chưa được thực hiện đúng quy định, chưa thực hành tiết kiệm, hiệu quả.

Chi quản lý Nhà nước không mang tính ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt của xã nhưng nó mang tính quyết định đến sự nghiệp đổi mới hiện nay. Bởi những nội dung của nó liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất của những người thực thi cơng tác chính quyền, cơng tác quản lý NSX tại cơ sở. Do vậy, một khi được quan tâm thỏa đáng sẽ kích thích cơng tác quản lý NSX nói chung và chi NSX nói riêng được thực hiện tốt hơn, thúc đẩy công tác thực chi thu chi NSX đạt hiệu quả cao hơn.

Như vậy, công tác quản lý chi NSX cần phải phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được, đồng thời cần phải tiếp tục tự hồn thiện mình, từ đó

khắc phục những hạn chế thiếu sót nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động quản lý.

Chi an ninh – quốc phịng:

Đảm bảo an ninh trật tự, an tồn xã hội, tạo ra mơi trường chính trị an tồn, ổn định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi chính quyền, là tiền đề cơ bản cho sự phát triển toàn diện của xã Lý Thành.

Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình chi ngân sách xã Lý Thành cho an ninh - quốc phòng trong 3 năm gần đây đều gia tăng ở mức cao, năm 2013 tăng 38,148 triệu đồng so với năm 2012 và năm 2014 tăng 52,448 triệu đồng so với năm 2013. Năm 2014 số chi cho khoản chi này tăng cao do có thêm khoản chi cho diễn tập quân sự theo kế hoạch của năm 2013, nhưng trong năm chưa có nguồn. Xét về ý nghĩa thực tiễn thì khoản chi này góp phần tạo ra mơi trường chính trị an tồn, ổn định và là một trong những điều kiện quan trọng cho sự phát triển toàn diện của xã.

Từ bảng 2.1 ta thấy chênh lệch QT/DT năm 2012 (tăng 48,7% ), 2013 (giảm 13,77%) là rất lớn còn với năm 2014, chỉ tăng 4%. Năm 2012 có sự tăng mạnh giữa quyết tốn và dự tốn như vậy là do cơng tác diễn tập dân quân sự và dân quân tự vệ được diễn ra nhiều hơn so với dự kiến. Ngược lại năm 2013 công tác diễn tập quân sự và dân quân tự vệ diễn ra ít hơn so với dự kiến. Qua đó ta thấy cơng tác diễn tập dân qn tự vệ phải có lịch rõ ràng cụ thể và thực hiện đúng như lịch đã đề ra trừ những trường hợp bắt buộc để tránh những khoản chi khơng đáng có.

Cũng từ bảng 2.1 ta thấy tỷ trọng của khoản chi này so với tổng chi thường xuyên ngân sách xã năm chiếm 11,1% (năm 2012), chiếm 12,88%( (năm 2013) và 13,5% (năm 2014). Nhưng trên thực tế, tình hình an ninh trật tự xã Lý Thành còn diễn biến phức tạp, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia

tăng. Câu hỏi đặt ra là : Số chi cho an ninh quốc phòng như vậy đã tích cực chưa?

Chi sự nghiệp kinh tế:

Chi sự nghiệp kinh tế là khoản chi dùng để tăng cường, duy trì và hồn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, kĩ thuật của các xã, để tạo nền tảng cho sự phát triển của địa phương bao gồm chi cho nông lâm thủy lợi, chi sự nghiệp kiến thiết thị chính, chi sự nghiệp kinh tế khác.... Chi sự nghiệp kinh tế là một khoản chi rất được quan tâm chú trọng. Hàng năm, ngân sách xã luôn dành một khoản tiền để chi, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, khoản chi sự nghiệp kinh tế có nhiều thay đổi qua các năm như sau:

Năm 2013 số thực chi cho sự nghiệp kinh tế tăng 1,643 triệu đồng so với năm 2012, năm 2014 tăng 13,447 triệu đồng so với năm 2013. Như vậy khoản chi cho sự nghiệp kinh tế của xã Lý Thành có xu hướng tăng, qua đó ta thấy việc đầu tư cho sự nghiệp kinh tế ngày càng được chú trọng nhằm đưa nên kinh tế xã đi lên. Năm 2014 việc đầu tư cho sự nghiệp kinh tế cho sự nghiệp kinh tế tăng mạnh so với 2 năm 2012 và 2013.Nếu xã luôn chú trọng, sử dụng chi hợp lý, hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy q trình phát triển kinh tế xã hội của xã, nâng cao đời sống của dân nhân, tăng nguồn thu cho ngân sách xã. Đây cũng là mục tiêu tổng quát, trọng yếu nhất của xã Lý Thành trong giai đoạn 2011-2015.

Chênh lệch QT/DT về khoản chi cho sự nghiệp kinh tế có nhiều biến động. Năm 2012, tỷ lệ chênh lệch chỉ là 2,6% nhưng lại tăng vọt đến 24,6% vào năm 2013. Riêng năm 2014, sự chênh lệch QT/DT là -15%. Qua đó cho thấy việc kiểm sốt chi sự nghiệp kinh tế vẫn chưa được ổn định vẫn cịn đấy những sai sót. Với việc phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn xã chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp do vậy chi cho nông lâm thủy lợi được chú trọng. Trong 2 năm 2012 và 2013 do thời tiết khắc nghiệt hạn hán xảy ra

nhiều nên dẫn tới xã phải chi tiền để bơm nước từ sông vào nên dẫn tới việc thực chi cho sự nghiệp kinh tế trong 2 năm qua tăng so với dự toán. Trong năm 2014 xã đã kiểm sốt tốt các khoản chi cho phát triển nơng nghiệp bên cạnh đó việc chi cho các sự nghiệp kinh tế khác được kiểm soát tốt hơn nên chênh lệch giữ quyết toán và dự toán năm 2014 giảm 15%.

Từ bảng 2.1 cho thấy: Chi cho sự nghiệp kinh tế chiểm tỷ trọng khá thấp trong tổng chi thường xuyên. Cụ thể, chiếm 3% (năm 2012), chiếm 3,01% (năm 2013) và 3,28% (năm 2014). Với một nơi là địa bàn miền núi và kinh tế cịn chưa phát triển thì các số liệu kia cho ta thấy rằng việc chi sự nghiệp kinh tế là hoàn toàn hợp lý. Kế hoạch 2011-2015 của xã là hoàn thành việc đổ nhựa cho tuyến đường liên huyện, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, chú trọng công tác quy hoạch…tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội.

Thực tế những năm qua, xã đã quản lý chặt chẽ hơn khoản chi này bằng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách xã lý thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)