ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách xã lý thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 59)

Để đưa các biện pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên NSX Lý Thành vào thực tế, cần có những điều kiện sau:

- Hệ thống pháp luật ngày càng phải hoàn thiện, đồng bộ, rõ ràng, dễ hiểu để tăng hiệu lực pháp luật, được phổ biến rộng rãi trong nhân dân của xã. Nhà nước cần có những chính sách, cơ chế khuyến khích xã Lý Thành khai thác mạnh hơn tiềm năng kinh tế sẵn có của xã.

- UBND huyện phải có cơng văn chỉ đạo cụ thể, hướng dẫn để xã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

- Công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành cần được coi trọng hơn, đối với cán bộ quản lý NSX cần có những chế độ ưu đãi phù hợp với công việc họ đảm nhận nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ xã.

- Tỉnh, huyện cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn đội ngũ kế toán, cán bộ quản lý chi thường xuyên NSX, tạo ra đội ngũ quản lý NSX đủ mạnh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

KẾT LUẬN

Ngân sách xã là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống NSNN, là ngân sách của chính quyền cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, đánh dấu bước chuyển mình trong cơng tác quản lý thu chi NSX, góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển địa phương. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là ngày càng phải tăng cường cơng tác quản lý NSX nói chung cũng như quản lý chi NSX Lý Thành nói riêng. Để làm được như vậy cần bao quát, đi sâu vào các khâu của quá trình quản lý chi thường xuyên NSX Lý Thành. Với mục đích nghiên cứu là đưa ra một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên NSX Lý Thành, huyện Yên Thành, thông qua những kiến thức đã được trang bị và quá trình thực tập tại đơn vị, nội dung luận văn có thể tóm tắt lại như sau: Luận văn trình bày khái quát một số lý luận cơ bản trong công tác quản lý chi thường xuyên NSX, thực trạng đang diễn ra tại cơ sở. Trên cơ sở phân tích đó, đánh giá những ưu điểm đạt được và nhược điểm còn tồn tại, nguyên nhân. Từ những tồn tại thực tế, nguyên nhân tìm hiểu được, luận văn đã đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên NSX Lý Thành, huyện Yên Thành trong giai đoạn hiện nay và định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Mặc dù đã có sự cố gắng tìm tịi nhưng do thời gian có hạn, khả năng hiểu biết, lí luận cịn hạn chế nên bài luận văn khơng tránh khỏi cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các cơ chú cán bộ Phịng Tài chính - Kế hoạch, cán bộ UBND xã Lý Thành cùng sự góp ý của các bạn đọc.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đặc biệt là thầy giáo Th.s Phạm Thanh Hà cùng các cán bộ của UBND xã Lý Thành và các anh chị khóa trước, đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong quá trình làm chuyên đề cuối khóa.

Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Lộc

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2003) “Thơng tư số 59/2003/TT-BTC” – Hướng dẫn thực hiện nghị định 60/2003/NĐ-CP.

2. Bộ tài chính (2003) “Thơng tư số 60/2003/TT-BTC” – Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã.

3. Bộ tài chính (2005) “Thông tư số 03/2005/TT-BTC” – Hướng dẫn thực hiện quy chế cơng khai tài chính đối với các cấp ngân sách Nhà nước.

4. Chính phủ nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003) “Nghị

định 60/2003/NĐ-CP” – Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật NSNN.

5. Chính phủ nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005) “Nghị

định 130/2005/NĐ-CP” – Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.

6. Phịng Tài chính – kế tốn xã Lý Thành (2012, 2013, 2014) “ Báo cáo

quyết toán chi NSX Lý Thành”.

7. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002) “Luật

ngân sách Nhà nước” (có hiệu lực từ 01/01/2004).

8. Thủ tướng chính phủ (2004) “Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg” – Ban hành quy chế cơng khai tài chính đối với các cấp ngân sách.

9. TS. Đặng Văn Du, TS. Bùi Tiến Hanh (2010) “Giáo trình quản lý chi

ngân sách Nhà nước”

10. TS. Phạm Văn Khoan, TS. Hồng Thị Thúy Nguyệt (2010) “Giáo

trình lý thuyết quản lý tài chính cơng”

11. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2010) “ Quyết định 103/2010/QĐ-

UBND” – Ban hành quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường

PHỤ LỤC

Phụ Lục 01: Tổng hợp ưu điểm, nguyên nhân.

Ưu điểm Nguyên nhân

1.Công tác điều hành chi thường xuyên ngân sách xã từng bước thay đổi và đạt hiệu quả cao

Xã có nhiều thay đổi trong cơng tác quản lý, chủ động hơn trong việc điều hành các khoản chi

2.Chi thường xuyên đáp ứng nhu cầu cho hoạt động của ban ngành, đoàn thể.

Xã chú trọng đảm bảo chi thường xuyên cho các hoạt động của xã

3.Công tác hạch toán, kế tốn đang dần được hồn thiện.

Phịng tài chính – kế hoạch huyện Yên Thành thường xuyên tổ chức tập huấn, bội dưỡng nghiệp vụ kế tốn cho kế tốn xã. Bộ phận tài chính kế tốn xã đã dần thực hiện chế độ ghi kép, mở sổ sách kế tốn theo hình thức sổ kép.

4. Cơng tác điều hành NSX đạt bước tiến quan trọng.

Xã đã áp dụng các phần mềm tin học trong công tác quản lý NSX

Phụ Lục 02: Bảng tổng hợp hạn chế, nguyên nhân và giải pháp

Hạn chế Nguyên nhân Giải pháp

1. Căn cứ lập dự toán một số khoản chi chưa phù hợp, chưa bám sát thực tế của xã.

- Các khoản chi đó có tính chất biến động. - Cán bộ tài chính xã chưa thực sự chú trọng trong việc lập dự toán những khoản chi đó.

- Tăng cường cơng tác lập dự tốn bám sát mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ của xã.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan trong khâu lập dự toán.

2. Một số khoản chi chưa tiết kiêm, chưa đúng chế độ.

- Một số ban ngành chưa thực hiện nghiêm túc pháp lệnh chống lãng phí, chi tiêu tiết kiệm.

- Một số khoản chi chưa không đúng chế độ nhưng xã vẫn thực hiện chi.

- Tăng cường thực hiện tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên NSX Lý Thành.

- Tăng cường kiểm sốt các khoản chi. Xem việc chi đó có đúng với chế độ hay khơng.

3. Cơng tác quyết tốn chưa kịp thời, còn xảy ra hiện tượng sai sót. Tính cơng khai chưa được cao

- Phịng tài chính kế hoạch chưa đơn đốc việc lập và nộp báo cáo quyết toán đúng thời hạn, bộ phận tài chính xã chưa chú trọng lập báo cáo kịp thời.

- Một số khoản chi chưa đầy đủ chứng từ, ngoài chế độ.

- Phòng tài chính kế hoạch phải thường xuyên đôn đốc và kiểm tra việc lập và nộp báo cáo quyết toán. Nếu nhự làm chậm và sai sót thì phải kỷ luật rõ ràng

- Kiểm tra nghiêm ngặt các khoản chi, bên cạnh đó các khoản chi phải được đưa ra rõ ràng có chứng từ đầy đủ.

4. Trình độ tin học của cán bộ chưa cao

- Việc phổ cập, đào tạo, bồi dưỡng tin học cho cán bộ chưa được tiến hành một cách thường xuyên. Sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác này ở các xã miền núi như Lý Thành vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Xã chưa có phịng tin học/cán bộ tin học chuyên trách để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở cũng như triển khai thực hiện áp dụng các phần mềm tin học mới. - Phần lớn cán bộ tại xã là người lớn tuổi nên việc tiếp thu kiến thức tin học cịn chậm chạp và kém hiệu quả.

- Có kế hoạch đào tạo thường xuyên hơn nữa; xây dựng kế hoạch đồng bộ, chiến lược cụ thể, chương trình đào tạo dễ tiếp thu nâng cao trình độ tin học cho cán bộ. Kiến nghị với cấp trên cần quan tâm hơn nữa trong việc đào tạo tin học cho cán bộ xã.

- Phân công cán bộ của đơn vị đi học các lớp chuyên sâu về tin học để phụ trách chuyên sâu.

- Trong công tác tuyển mới nhân sự cần đặt yêu cầu về trình độ tin học, tiếng anh như là một yếu tố cần và đủ.

Họ và tên người hướng dẫn khoa học: Th.s Phạm Thanh Hà

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Nguyễn Văn Lộc Khóa: CQ49 Lớp: 01.01

Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Nội dung nhận xét:

1. Về tinh thần thái độ của sinh viên

..................................................................................................................... ..................................................................................................................... 2. Về chất lượng và nội dung của luận văn

- Sự phù hợp giữa tê và nội dung đề tài với chuyên ngành

..................................................................................................................... - Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu

.......................................................................................................................

Hà Nội, ngày.......tháng..... năm......... Điểm: - Bằng số...................

- Bằng chữ................ Người nhận xét ( ký tên)

Họ và tên người phản biện:

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Nguyễn Văn Lộc Khóa: CQ49 Lớp: 01.01

Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Nội dung nhận xét:

- Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành.

……………………………………………………………………………. - Đối tượng và mục đích nghiên cứu

…………………………………………………………………………….. - Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu.

……………………………………………………………………………… - Nội dung khoa học

……………………………………………………………………………..

Hà Nội, ngày.......tháng..... năm.........

Điểm: - Bằng số

- Bằng chữ Người nhận xét

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách xã lý thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)