MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG VỀ QUẢN LÝ CH

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách xã lý thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 46)

3.1 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG VỀ QUẢN LÝCHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ LÝ THÀNH CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ LÝ THÀNH

3.1.1 Quản lý chi ngân sách xã Lý Thành phải quản triệt nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả kiệm hiệu quả

Tiết kiệm hiệu quả là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt kết quả cao hơn mục tiêu đã định. Tiết kiệm hiệu quả là mục tiêu trọng yếu, mang tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và đặc biệt trong việc quản lý ngân sách xã Lý Thành nói riêng. Vì chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong xã.

UBND huyện Yên Thành chỉ đạo xã thực hiện nghiêm chỉnh Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội, các quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng chính phủ về Quy chế cơng khai tài chính đối với các cấp ngân sách Nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về cơng khai.

3.1.2. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý tài chính xã Lý Thành

Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý tài chính xã mang tính chất quyết định chất lượng cơng tác quản lý tài chính xã. Bởi lẽ, cán bộ quản lý là người trực

tiếp tạo ra những con số trong dự toán, phê duyệt, thanh toán các khoản chi cho hoạt động của các bộ phận, ban ngành, đoàn thể của xã. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSX thì cần coi trọng bộ máy quản lý.

3.1.3. Thực hiện đổi mới công tác quản lý chi ngân sách xã Lý Thành

Trong điều kiện phát triển của nước ta hiện nay, quản lý ngân sách nói chung cũng như quản lý NSX nói riêng mang ý nghĩa quan trọng. Quản lý chi NSX là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thực thi có hiệu quả chính sách phân bổ nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua chi NSX Lý Thành còn những hạn chế: các khoản chi cịn vượt dự tốn, chi chưa đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả, một số khoản chi chưa đúng đối tượng, kế hoạch, định mức của xã, còn thiếu chứng từ... Để khắc phục những sai phạm đó, cần quản lý chặt chẽ hơn, các khoản chi thường xuyên phải dựa vào dự toán được duyệt, nhiệm vụ chi được giao hàng quý, hàng tháng xã phải lập báo cáo cụ thể, đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định của cơ quan tài chính cập trên. Thực hiện tốt việc cơng khai tài chính với nhân dân trong xã .

3.1.4 Tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lýchi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành

Để nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Thành nói chung cũng như xã Lý Thành nói riêng thì phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh kịp thời sai phạm trong q trình chấp hành dự tốn, răn đe những hiện tượng tiêu cực. Qua kiểm tra, thanh tra góp phần quan trọng trong việc kiểm nghiệm tính chất phù hợp của các văn bản pháp quy, của chế độ chính sách về chi NSNN, phát hiện những sơ hở bất hợp lý của chế độ chính sách, để kịp thời báo cáo và sủa đổi bổ sung.

Song song với đó cần phải tăng cường tính hiệu quả của cơng tác thanh tra, kiểm tra. Thực tế cho thấy mặc dù công tác thanh tra kiểm tra được tiến hành thường xuyên nhưng vẫn khơng thể tránh khỏi việc bỏ sót hoặc phát hiện không kịp thời các sai phạm trong quản lý chi thường xuyên NSX. Tăng cường tính hiệu quả của cơng tác thanh tra kiểm tra vừa đảm bảo phát hiện kịp thời sai phạm vừa mang lại sự tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng cường đạo đức cán bộ và góp phần phịng chống tham nhũng.

Để thực hiện được điều này, UBND xã cần tổ chức chỉ đạo thực hiện đầy đủ các quy định theo luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... đồng thời tổ chức sử lý kịp thời, đầy đủ những tồn tại sai phạm đã được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.

3.1.5 Tăng cường vai trò quản lý Kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ tham gia ban hành các chính sách, chế độ quản lý ngân sách xã như quy trình kiểm sốt, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách xã qua kho bạc Nhà nước.

Kho bạc Nhà nước là nơi trực tiếp cấp phát tiền cho ngân sách các cấp khi khoản chi đó đảm bảo đủ yêu cầu theo quy định. Do đó, kho bạc giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSX, đảm bảo các khoản chi đó đúng mục tiêu, đúng chế độ, định mức hay khơng, tránh hiện tượng chi sai, chi ngồi ngân sách, chi tiêu lãng phí của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước.

Các khoản chi NSX phải đúng với quy định hiện hành, cơ quan tài chính thơng báo hạn mức cấp phát kinh phí để kho bạc thực hiện cho phép chi đảm bảo đủ điều kiện. Phịng tài chính kế hoạch huyện, kho bạc huyện có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các khoản chi tiêu NSX chặt chẽ, cấp phát thanh toán các khoản chi đúng chế độ, thủ tục và được ghi trong dự toán và phải kiên quyết từ chối cấp phát, thanh toán các khoản chi sai.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách xã lý thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)