Các nguyên tắc bảo vệ khi làm việc với nguồn phóng xạ hở

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Y HỌC HẠT NHÂN (Trang 178 - 181)

D. Điều trị bệnh thuộc hệ thống x−ơng khớp

6. Các nguyên tắc bảo vệ khi làm việc với nguồn phóng xạ hở

Nguồn phóng xạ hở là nguồn mà chất phóng xạ có thể làm ô nhiễm môi tr−ờng khi sử dụng. Y học hạt nhân là cơ sở sử dụng các nguồn phóng xạ hở d−ới dạng các hoá chất phóng xạ và d−ợc chất phóng xạ.

Nhân viên làm việc với nguồn phóng xạ hở không chỉ bị chiếu ngoài mà còn có nguy cơ bị chiếu trong do các chất phóng xạ thâm nhập vào trong cơ thể. Vì vậy, khi làm việc với nguồn phóng xạ hở phải thực hiện đồng thời cả 2 biện pháp: an toàn chống chiếu ngoài và an toàn chống chiếu trong.

6.1. Thực hiện tất cả các biện pháp an toàn chống chiếu ngoài (đ7 trình bày ở phần

trên)

6.2. Các biện pháp bổ sung cho an toàn chống chiếu trong

6.2.1 Các biện pháp bảo vệ tập thể chống chiếu trong:

- Phân vùng làm việc:

Phân vùng làm việc là biện pháp nhằm cách li công việc có tiếp xúc với phóng xạ khỏi những công việc có chức năng khác. Vùng làm việc trong cơ sở có sử dụng chất phóng xạ hở đ−ợc phân theo nguyên tắc: liều phóng xạ giảm dần từ trong ra ngoài và từ d−ới lên trên (nếu cơ sở có nhiều tầng. Một cơ sở y học hạt nhân có thể chia làm 4 vùng theo mức độ nhiễm bẩn phóng xạ có thể xẩy ra:

+ Vùng 1: gồm các phòng pha chế, san liều phóng xạ, phòng xét nghiệm in vitro, phòng cất giữ phóng xạ.

+ Vùng 2: gồm các phòng đ−a d−ợc chất phóng xạ vào trong cơ thể bệnh nhân, phòng máy ghi đo trên bệnh nhân, các phòng điều trị.

+ Vùng 3: nơi chứa các chất thải phóng xạ. + Vùng 4: các văn phòng.

- Thông khí:

Thông khí tốt nhằm giữ cho nơi làm việc có hoạt độ phóng xạ thấp. Nguyên tắc chung là không khí thổi từ nơi có hoạt độ cao đến nơi có hoạt độ thấp. Có thể kết hợp thông khí với lọc khí để giữ bụi và lọc các khí nếu có hoạt độ phóng xạ.

- Cấp thoát n−ớc:

Tại các cơ sở có sử dụng các nguồn phóng xạ hở, n−ớc luôn phải đ−ợc cung cấp đầy đủ và phải có hệ thống thải tốt. Chậu rửa có vòi đ−ợc điều khiển bằng chân hay khuỷu tay hoặc tự động. Phải có lối thoát dành cho n−ớc thải phóng xạ có hoạt độ cao và bể chứa đủ để l−u giữ lâu hoặc pha lo7ng chúng.

- Dùng vật liệu đặc biệt để bảo vệ trong các phòng làm việc với các chất phóng xạ: Chiều dày của t−ờng, sàn, trần nhà, cửa ra vào phòng phải đ−ợc tính toán để che chắn bức xạ nhằm đảm bảo giữ liều chiếu ở mức giới hạn. T−ờng không gồ ghề, phủ một lớp không thấm n−ớc, dễ tẩy xạ.

Mặt bàn phải làm từ vật liệu không hấp thụ chất phóng xạ, bằng phẳng, không có vết rạn, kẽ nứt, dễ tẩy xạ. Tốt nhất là dùng thép không rỉ, kính. Tuy nhiên gạch sứ, men, nhựa PE cũng là những vật liệu tốt. Sàn nhà cần phải nhẵn, không thấm n−ớc, chịu đ−ợc chất tẩy xạ.

- Kiểm tra ô nhiễm phóng xạ:

+ Kiểm tra nhiễm xạ bề mặt làm việc

Để kiểm tra nhiễm xạ bề mặt ng−ời ta dùng các ống đếm nhấp nháy, buồng ion hoá, G.M rà trên bề mặt làm việc với các chất phóng xạ. Với bức xạ alpha máy đo trên bề mặt không đ−ợc cao quá 5mm và di chuyển không nhanh hơn 15 cm/giây, với bức xạ beta khoảng cách đó là 2,5 ữ 5 cm và tốc độ là 10 ữ 15 cm/giâỵ

+ Kiểm tra nhiễm xạ không khí:có thể đo trực tiếp bằng buồng ion hoá hoặc gián tiếp qua tấm lọc phóng xạ.

+ Kiểm tra nhiễm xạ cơ thể:

* Đo nhiễm xạ ngoài: dùng máy phát hiện phóng xạ rà trên quần áo và ngoài dạ * Đo nhiễm xạ trong: bằng ph−ơng pháp trực tiếp hay gián tiếp. Ph−ơng pháp trực tiếp: dùng máy đếm toàn thân (Whole Body Counter). Ph−ơng pháp gián tiếp: bằng cách đo hoạt độ các vật phẩm sinh học nh− máu, n−ớc tiểu, mồ hôi, n−ớc mũi, đờm, khí thở rạ..

Ngoài ra còn có ph−ơng pháp đo theo nguyên lý phóng xạ sinh học tức là xác định liều xạ qua mức độ biến đổi sinh học của máu, nhiễm sắc thể,...

6.2.2. Các biện pháp bảo vệ cá nhân: Thực hiện đầy đủ các nội quy vệ sinh cá nhân: - Khi làm việc với phóng xạ phải sử dụng ph−ơng tiện phòng hộ cá nhân nh− quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì, tạp dề chì cho phù hợp với từng loại công việc.

- Không dùng mồm hút pipet phóng xạ.

- Không hút thuốc, ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc có chứa chất phóng xạ. - Tr−ớc khi ra khỏi nơi làm việc với phóng xạ, phải kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ ở tay, quần áọ Ng−ời bị nhiễm bẩn phóng xạ phải tẩy xạ theo quy định.

6.2.3.Tẩy xạ:

Khi làm việc với nguồn phóng xạ hở việc dây bẩn các chất phóng xạ ra môi tr−ờng xung quanh (không khí, n−ớc, sàn nhà và các bề mặt) là điều khó tránh khỏị Từ các nguồn ô nhiễm này các chất phóng xạ có thể thâm nhập vào bên trong cơ thể hoặc bám trên bề mặt dạ Vì vậy tẩy xạ bao gồm cả tẩy xạ cá nhân và tẩy xạ môi tr−ờng.

- Tẩy xạ cá nhân:

Khi máy phát hiện thấy có nhiễm xạ ở tay hoặc một vùng da nào đó trên cơ thể phải tiến hành tẩy xạ ngaỵ Dùng n−ớc và xà phòng rửa kĩ vùng da nhiễm bẩn, sau đó dùng máy để kiểm tra lạị Nếu nhiễm xạ vẫn còn ở mức đáng kể sau khi rửa thì phải tiến hành các biện pháp tẩy xạ đặc biệt.

- Tẩy xạ quần áo, đồ vải:

Khi quần áo, đồ vải nhiễm bẩn phóng xạ có thể dùng n−ớc và xà phòng hoặc một số acid vô cơ lo7ng để giặt tẩỵ Nếu bị nhiễm xạ nhiều với chất phóng xạ ngắn ngày có thể cất giữ trong một thời gian thích hợp chờ hoạt độ giảm rồi mới xử lí tiếp. Nếu tẩy xạ mà không có kết quả thì phải huỷ nh− các chất thải phóng xạ.

- Tẩy xạ dụng cụ:

Đồ sứ, thuỷ tinh, kim loại nhiễm xạ cần đ−ợc tẩy rửa với các chất tẩy xạ hoá học phù hợp với từng loại hoặc có thể chờ một thời gian để chất phóng xạ phân r7. Với những dụng cụ nhiễm xạ mà tẩy xạ không có hiệu quả thì có thể xử lí nh− chất thải phóng xạ.

Phòng làm việc với chất phóng xạ phải đ−ợc kiểm tra định kỳ và tẩy xạ khi v−ợt giới hạn qui định. Tẩy xạ bề mặt bằng cách cọ rửa −ớt với các chất tẩy thích hợp, tránh cọ khô vì có thể tạo lên hỗn hợp bụi phóng xạ.

Khi một dung dịch phóng xạ đặc bị đổ, phải dùng khăn, vải khô, giấy thấm hoặc mùn c−a thấm ngay để tránh ô nhiễm lan rộng sau đó mới tiến hành tẩy xạ vùng ô nhiễm. Nếu nhiễm bẩn do chất phóng xạ ngắn ngày mà tẩy xạ không có kết quả cần khoanh vùng bị ô nhiễm, tổ chức che chắn cần thiết và chờ đến lúc ô nhiễm giảm tới mức cho phép.

6.2.4. Xử lí các chất thải phóng xạ:

Muốn đảm bảo đ−ợc sự trong sạch của môi tr−ờng về phóng xạ, một trong vấn đề đ−ợc đặc biệt quan tâm là xử lí các chất thải phóng xạ. Trong y tế có 2 loại chất thải:

- Chất thải rắn: gồm ống kim tiêm dùng một lần, các đồ thuỷ tinh đựng chất phóng xạ bị vỡ, giấy, bông dùng để thấm các vật dụng bị dây bẩn phóng xạ.

Các chất thải rắn đ−ợc thu gom trong các bao bì bằng chất dẻo và hàng ngày đ−ợc đ−a vào bể thảị Các bể thải này xây cất tại một nơi riêng biệt, đ−ợc che chắn và bảo vệ chờ phân r7 phóng xạ đến mức quy định, sau đó đ−ợc thải ra môi tr−ờng nh− rác th−ờng.

- Các chất thải lỏng: các dung dịch d−ợc chất phóng xạ thừa, n−ớc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ, chất thải của bệnh nhân chẩn đoán hay điều trị với d−ợc chất phóng xạ, chất nôn của bệnh nhân, n−ớc giặt đồ vải bị nhiễm bẩn phóng xạ.

Theo qui định chất thải lỏng trong chẩn đoán và điều trị với liều nhỏ hơn 30 mCi có thể đ−a thẳng vào hệ thống cống thải chung. Tr−ờng hợp với liều đặc biệt cao nh− trong điều trị ung th− giáp bằng 131I phải dùng hố xí có cấu trúc đặc biệt hoặc hệ thống pha lo7ng tốt để xử lí.

6.2.5. Theo dõi liều chiếu cá nhân:

Theo dõi liều chiếu cá nhân th−ờng xuyên là việc làm cần thiết và rất quan trọng để kiểm tra liều chiếu thực tế của từng ng−ời cũng nh− tạo cảm giác an toàn, yên tâm cho ng−ời làm việc. Liều chiếu cá nhân đ−ợc xác định hàng tháng hoặc hàng quý và tính liều tích luỹ cho cả năm, cho suốt quá trình làm việc với bức xạ. Tuỳ từng loại bức xạ mà có thể dùng các loại liều l−ợng kế cá nhân sau đây:

- Liều kế dùng phim:

Liều đo đ−ợc tính qua hiệu ứng làm đen phim ảnh của bức xạ. Phim đo liều cá nhân có thể đo liều bức xạ với giải đo từ 0,1 mSv ữ 10 Sv.

- Bút đo liều cá nhân:

Đây là một buồng ion hoá nhỏ, đ−ợc nạp điện tr−ớc khi đo liều bức xạ. Có các loại bút đo liều từ 0 ữ 2 mGy; 0 ữ 50 mGy; 0 ữ 100 mGỵ

- Liều kế nhiệt phát quang (Thermoluminonescence Dosimetry: TLD): Phạm vi xác định của loại này từ 0,1 mSv ữ 100 mSv.

Thời gian gần đây liều l−ợng kế hoạt động (Operative dosimeter) cấu tạo bằng các linh kiện điện tử đ7 đ−ợc sử dụng. Loại này có những −u điểm v−ợt trội so với liều kế trên ở những điểm sau:

- Cho thông tin trực tiếp liều l−ợng đo đ−ợc. - Độ nhạy cao, đạt tới 0,5 Sv/giờ.

- Đo đ−ợc giải năng l−ợng rộng của gamma (từ 80-500 KeV). - Lập ch−ơng trình cho phép vẽ lại sự phân bố liều l−ợng trong ngàỵ - Có ng−ỡng báo động khi quá liều cho phép.

- Nối mạng đ−ợc với máy tính. - Máy nhỏ, nhẹ (khoảng 100 g).

Có 3 loại th−ờng đ−ợc sử dụng là: Dosicard (Euriscys) DMX 2000S, XB (General Electric), EPD (Siemens).

Tuy nhiên loại thiết bị này th−ờng chỉ đ−ợc dùng bổ xung để đ−a ra những thông tin nhanh về mức liều chiếu và những cảnh báo khi liều chiếu v−ợt ng−ỡng cho phép. Chúng dễ bị hỏng hóc và mất số liệu do sự cố, vì vậy không phù hợp cho việc kiểm tra liều cá nhân dài hạn. Các thiết bị này cũng cần chuẩn lại th−ờng xuyên theo định kỳ mới đảm bảo tính chính xác của kết quả đo đạc. Ngoài ra, hiện nay giá thành của chúng còn cao nên vẫn ch−a đ−ợc sử dụng rộng r7i

6.2.6. Kiểm tra sức khoẻ cho nhân viên làm việc với bức xạ:

Tất cả nhân viên đ−ợc tuyển chọn vào làm các công việc bức xạ và nhân viên làm việc th−ờng xuyên với bức xạ phải đ−ợc kiểm tra sức khoẻ. Mục đích của việc kiểm tra này là tránh đ−a những ng−ời không đủ sức khoẻ vào làm công việc có tiếp xúc với phóng xạ và phát hiện sớm các biến đổi để ngăn chặn các tai nạn phóng xạ do không phù hợp sức khoẻ.

- Khám tuyển chọn: tr−ớc khi tuyển ng−ời vào làm các công việc phóng xạ. - Khám định kì: trong thời gian làm việc.

Những ng−ời làm việc

th−ờng xuyên với bức xạ có thể chia làm 2 nhóm:

- Nhóm làm việc trong điều kiện có thể v−ợt quá 3/10 giới hạn liều hàng năm - Nhóm làm việc trong điều kiện không v−ợt quá 3/10 giới hạn liều hàng năm.

Nhóm đầu cần khám sức khoẻ định kì 1 lần/năm, nhóm sau không cần thiết trừ những tr−ờng hợp nghi ngờ. Nội dung khám sức khoẻ giống nh− khám cho nhân viên nói chung nh−ng cần phải l−u ý những điểm quan trọng về mặt vệ sinh an toàn phóng xạ:

- Khám nội chung để biết đ−ợc tình trạng sức khỏe và khả năng thích hợp với công việc phóng xạ của nhân viên. Ngoài ra, cần phải đặc biệt quan tâm đến các cơ quan nhạy cảm với phóng xạ nh− máu và cơ quan tạo máu, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh, hệ hô hấp, da, mắt và thị lực.

- Xét nghiệm máu ngoại vi cung cấp thông tin để đánh giá tình trạng sức khoẻ chung của nhân viên là chủ yếụ Trong kiểm tra máu không chỉ là đếm số l−ợng mà còn phải phát hiện những thay đổi về chức năng và hình thái của các tế bào máụ Sự thay đổi số l−ợng máu đ−ợc coi nh− một test nhạy để đánh giá chiếu xạ ở mức liều caọ Trong những tr−ờng hợp bị chiếu quá liều cần phải làm thêm một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng của cơ quan tạo máụ

- Xét nghiệm tế bào: những thay đổi tế bào học cũng rất có giá trị đối với những ng−ời làm việc với phóng xạ. Trong các xét nghiệm tế bào, xét nghiệm nhiễm sắc thể đ−ợc quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên về mặt thực hành, xét nghiệm nhiễm sắc thể chủ yếu đ−ợc làm cho những tr−ờng hợp bị chiếu xạ tai nạn.

- Khám sức khoẻ đột xuất: khi có những biểu hiện bất th−ờng về sức khoẻ.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Y HỌC HẠT NHÂN (Trang 178 - 181)