Người tiêu dùng
2.1 Xu hướng vận động của thị trường ống nhựa trong nước và định hướng hoạt động của doanh nghiệp.
hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.1 Xu hướng vận động của thị trường ống nhựa trong nước.
Theo thống kê năm 2009, trung bình mỗi người dân Việt Nam sử dụng 30kg nhựa/năm, một con số nhỏ bé so với nhiều nước trên thế giới như Nhật, Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc… (hơn 100 - 200kg nhựa/năm). Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển ngành nhựa nói chung tại nước ta là rất lớn. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sự phát triển của ngành nhựa nói chung và ngành ống nhựa nói riêng gắn liền với sức tăng tưởng của nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành công nghiệp và xây dựng đạt 11% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Nhu cầu xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng xã hội, các chung cư cao tầng, khu đô thị đang tăng rõ rệt kéo theo nhu cầu sử dụng, lắp đặt ống nhựa khơng ngừng tăng lên. Ngồi lĩnh vực xây dựng công nghiệp, sản phẩm ống nhựa còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác như: nơng nghiệp, bưu chính viễn thơng... Thói quen tiêu dùng các loại vật liệu xây dựng mới đã không chỉ là xu hướng của các nhà thầu, nhà đầu tư các cơng trình cơng nghiệp mà trở thành một xu hướng chung của xã hội.
Xã hội càng phát triển, nhận thức của con người được nâng cao, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến những sản phẩm có chất lượng và đặc biệt những sản phẩm đảm bảo sức khỏe cho mình và gia đình. Các loại sản phẩm được ưa chuộng sẽ là những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an tồn và thân thiện với mơi trường.
2.1.2. Định hướng hoạt động của doanh nghiệp.
Theo quy hoạch phát triển ngành nhựa đến năm 2010 của Bộ công nghiệp, ngành nhựa Việt Nam đã có được sự tăng trưởng ổn định và lâu dài. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa vẫn giữ vững ở mức 20-25%/năm và dự
kiến sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng này cho đến năm 2010. Ngồi ra, Chính phủ cũng đã thơng qua kế hoạch dành gần 1 tỷ USD để hỗ trợ việc xây dựng và cải tạo sản xuất ngun liệu thơ như PVC và PP để có thể đáp ứng 50-60% nhu cầu nguyên liệu thô của ngành nhựa. Doanh nghiệp sẽ chủ động nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, phát triên theo định hướng quy hoạch của ngành nhựa và tận dụng những ưu đãi đó một cách hiệu quả nhất.
Định hướng của doanh nghiệp là sẽ tiếp tục nâng cao tốc độ tăng trưởng, dồn toàn bộ nhân lực, vật lực cho việc sản xuất và phân phối ống nhựa. Chú trọng vào những sản phẩm thế mạnh chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu là ống HDPE, u.PVC, tập trung nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, tìm mọi giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm mức độ phụ thuộc nguyên liệu nhập và nâng cao chất lượng sản phẩm đưa sản phẩm ống nhựa VERTU Thuận Phát trở thành thương hiệu có khả năng cạnh tranh cao, uy tín nhất trên thị trường và phấn đấu trở thành một trong những công ty sản xuất ống nhựa lớn nhất trên trong nước.
Mục tiêu của cơng ty năm 2010:
Khó khăn lớn nhất hiện nay là làm thế nào hạ thấp chi phí sản xuất nhất trong điều kiện nền kinh tế thế giới biến động rất phức tạp, tỉ giá hối đoái và giá dầu mỏ liên tục tăng. Chi phí nguyên liệu trong sản xuất chiếm 70-80% giá thành sản phẩm nên việc biến động tỷ giá hối đoái đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đứng trước những khó khăn trên, cơng ty định hướng năm 2010 sẽ tăng lượng nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp trong nước từ 20% lên khoảng 40%. Với giá rẻ hơn khoảng 20 % giá nguyên liệu nhập khẩu sẽ làm giảm chi phí giá thành khoảng 5% và sẽ đóng góp một phần vào việc tạo ra khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra. sẽ thực hành sản xuất tiết kiệm hơn nữa, thực hiện tốt các định mức nguyên vật liệu. Phát động các phong trào sang kiến kinh nghiệm tiết kiệm trong công nhân.
Chiến lược của công ty là vươn lên thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành nhựa về chất lượng trong điều kiện giá sản phẩm có thể cạnh tranh nhất. Ngoài việc nghiên cứu cơng nghệ mới, các sản phẩm và tính năng mới, nhiệm vụ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Quốc Dân nói chung được xem là mục tiêu lâu dài. Cụ thể, trong điều kiện nền kinh tế chung rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp sẽ thực hiện điều chỉnh các định mức kĩ thuật phù hợp hơn với tình hình hiện tại về máy móc cơng nghệ và các điều kiện khác nhằm tiết kiệm tối đa sức tiêu hao nguyên vật liệu. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ có những giải pháp, cơng thức sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên liệu các nhà cung cấp trong nước. Tăng tỉ lệ nội địa hóa cho sản phẩm nhằm giảm các chi phí ngun liệu do nhập khẩu gây ra và giảm mức phụ thuộc vào các quốc gia khác để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.