Hệ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa trên thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu thuận phát trên thị trường trong (Trang 50 - 54)

Người tiêu dùng

2.3. Hệ giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa trên thị trường trong nước.

trên thị trường trong nước.

Thách thức lớn nhất của ngành nhựa nói chung hiện nay là nguồn cung nguyên liệu 80-90% từ nước ngoài. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ những tháng cuối năm 2008 đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 khác xa với khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1997. Khủng hoảng năm 1997, Việt Nam ít bị ảnh hưởng thậm chí là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mua lại máy móc, thiết bị sản xuất của doanh nghiệp các nước lân cận với giá rẻ. Còn khủng hoảng lần này, doanh nghiệp trong nước bị tác động mạnh do chúng ta đã hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu.

Hầu hết các doanh nghiệp nhựa phải phải nhập khầu nguyên liệu. Nhiều doanh nghiệp lo ngại vì ngành nhựa phụ thuộc tới khoảng 80 – 90% nguyên liệu nhập nhất là trong khi nền kinh tế thế giới cũng đang nhiều biến động. Chi phí nguyên liệu lại chiếm 70-80% giá thành sản phẩm nên việc biến động tỷ giá hối đoái đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ năm 2008 đến nay, doanh nghiệp phải hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên, giá nhập khẩu các chủng loại nguyên liệu nhựa luôn biến động theo sự biến động của giá dầu trên thế giới. Sự tăng mạnh của giá nguyên liệu năm 2009 so với năm 2008 (tăng trung b.nh 144 USD/tấn) đã tạo sức ép lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhựa.

Sự phụ thuộc tương đối nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu còn làm các doanh nghiệp bị động trong sản xuất, kinh doanh. Đó cũng là nguyên nhân làm giá bán sản phẩm ống nhựa trong nước giảm tính cạnh tranh so với sản phẩm nhập khẩu của một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ. Theo thống kê, nhìn chung giá bán ống nhựa của các doanh nghiệp Việt Nam cao hơn của Trung Quốc, Ấn Độ 10%-15% và hết năm 2009, các doanh nghiệp nhựa đã phải nhập khẩu tới hơn 2,3 triệu tấn nguyên liệu.

Xuất phát từ thực trạng trên, nếu công ty chuyển cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu từ 90% xuống thấp hơn và giữ ở mức 70-75% thì sẽ tiết kiệm một khoản chi

phí lớn cho doanh nghiệp. Theo báo giá của các công ty nguyên liệu nhựa trong nước, giá của chúng rẻ hơn khoảng 30% nguyên liệu nhập khẩu nhưng chất lượng hoàn toàn đạt tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí đầu vào. Ước tính sẽ làm giảm 20% tổng chi phí và làm giảm giá thành đáng kể khoảng 15%. Song nguồn nguyên liệu nhựa trong nước đáp ứng được một lượng rất ít nhu cầu của ngành nên để thực hiện tăng tỉ lệ nội địa hóa cho sản phẩm, cơng ty cần có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp trong nước. Mặt khác, không phải nguyên liệu đối tác nào cung cấp cũng đảm bảo chất lượng nên công ty nghiên cứu kĩ và cần lựa chọn những đối tác có uy tín.

2.3.2. Giảm tỉ lệ hao hụt nguyên liệu:

Việc sử dụng nguyên liệu nhập khẩu là một hạn chế rất lớn của ngành nhựa nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Nhất là khi giá nguyên liệu tăng, giá xăng dầu liên tục tăng làm chi phí vận chuyển tăng cao đã tác động khá mạnh đến chi phí chung của ngành nhựa. Ngồi giải pháp tăng tỉ lệ nội địa hóa cho sản phẩm, sử dụng định mức & tiết kiệm nguyên vật liệu cũng là một yêu cầu cấp thiết đặt ra nhằm làm giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Song, làm thế nào để nhanh chóng giảm được tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ phế liệu phát sinh trong sản xuất các sản phẩm nhựa và tăng cường tận dụng triệt để những sản phẩm tái chế lại là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp.

Công ty cần tiến hành xây dựng, điều chỉnh các định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất tại thời điểm hiện tại. Đối với hệ thống thiết bị máy móc mới, hiện đại, tỉ lệ hao phí nguyên liệu sẽ ít hơn so với hệ thống thiết bị cũ kĩ, lạc hậu. Công nghệ sản xuất cũng là cơ sở, căn cứ trong việc định mức. Xây dựng các định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, việc xây dựng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật… được coi là phương tiện có hiệu quả nhất để bảo đảm nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm sản xuất kinh doanh phát triển nhịp nhàng, cân đối và tiết kiệm cho cơng ty. Nó vừa là chỉ tiêu, là u cầu nhiệm vụ của đơn vị sản xuất kinh doanh, vừa là các căn cứ để tổ chức sản xuất kinh doanh, vừa là mục

Công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới đã cho phép công ty tăng cường khả năng sản xuất, tiết kiệm tối đa nguyên, nhiên liệu và giảm các khoản phát sinh trong sản xuất như điện năng tiêu hao, nhân công... Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ khơng chỉ tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt mà nó thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, q trình tạo bột từ những sản phẩm nhựa và đưa bột nhựa tái chế trở lại quy trình sản xuất theo một tỷ lệ nhất định cũng góp phần đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm. Đó cũng chính là những tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá đối với sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Về phía cơng tác quản lí doanh nghiệp cũng cần có những phong trào phát động nâng cao ý thức, những nội quy về tiết kiệm, quy chế khen thưởng và động viên người lao động. Họ là những người tham gia sản xuất và chính bản thân họ sẽ đóng góp khơng nhỏ trong việc tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất.

2.3.3. Sử dụng các nguyên liệu tái chế.

Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, mặt trái của nó cũng đang từng ngày từng giờ tác động ngược trở lại con người. Khi mà môi trường ngày càng ô nhiễm, trong đó các sản phẩm nhựa phế liệu cũng là một ngun nhân thì vấn đề bảo vệ mơi trường trở thành trách nhiệm không chỉ của các cơ quan chức năng. Các doanh nghiệp ngồi mục tiêu kinh tế, phải có những mục tiêu mang tính xã hội. Vấn đề ơ nhiễm mơi trường do chất thải rắn, chất thải nhựa đang được cả xã hội quan tâm, nhưng chưa có giải pháp nào thực sự hữu hiệu.

Nguồn phế liệu nhựa trong nước rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được. Nguyên nhân là do hệ thống thu gom nhỏ lẻ, không tập trung, phế liệu hầu như không được xử lý và phân loại theo đúng quy cách, công nghệ lạc hậu. Theo tính tốn của các chuyên gia kinh tế, hiện giá nhập hạt nhựa PET khoảng 1.300 USD/tấn, nếu tái sinh được từ chính nguồn phế liệu thì giá thành sẽ giảm được gần 30%.

Giải pháp tái chế các sản phẩm nhựa đưa vào làm nguyên liệu sản xuất trong nước sẽ đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển của ngành nhựa nước ta. Tiết kiệm

chi phí cho ngành, giảm áp lực về ngoại tệ lên nhà nước. Ngoài ra phương án này cịn làm giảm nguy cơ ơ nhiễm môi trường do rác thải gây ra.

Đối với doanh nghiệp sản xuất nhựa, sử dụng các nguyên liệu tái chế sẽ giảm chi phí đầu vào khoảng 35-40%, giảm giá thành sản phẩm gần 20%. Ngồi ra, đối với nhiều khách hàng khó tính như Mỹ, Nhật Bản... họ còn yêu cầu sản phẩm nhựa xuất khẩu phải sử dụng tối thiểu 10%, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước phát triển thì đây cũng là một yếu tố đáng quan tâm. Và xu hướng trong tương lai, nhận thức đó sẽ càng trở lên phổ biến hơn đối với các quốc gia đang phát triển. Thực hiện giải pháp sử dụng nguyên liệu tái chế khơng chỉ làm giảm chi phí giá thành mà cịn làm sản phẩm thân thiện hơn với môi trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu thuận phát trên thị trường trong (Trang 50 - 54)