Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp Thuận Phát trên thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu thuận phát trên thị trường trong (Trang 54 - 59)

Người tiêu dùng

2.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp Thuận Phát trên thị trường trong nước.

sản phẩm ống nhựa cao cấp Thuận Phát trên thị trường trong nước.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa VERTU là nhiệm vụ hàng đầu của công ty trong giai đoạn 2010 – 2015. Là một doanh nghiệp có cơng nghệ tương đối hiện đại, Cơng ty cổ phần đầu tư XNK Thuận thường xuyên cải tiến kĩ thuật và công nghệ từ các nước phát triển. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuộc nội bộ công ty được triển khai thường xuyên, liên tục. Ban lãnh đạo công ty luôn nghiên cứu, xây dựng các chiến lược phát triển, các kế hoạch đầu tư hiệu quả. Việc xây dựng, giám sát định mức sử dụng nguyên vật liệu được cán bộ, công nhân trong công ty thực hiện nghiêm ngặt.

Cũng như bao doanh nghiệp khác, công ty sản xuất và kinh doanh trong môi trường kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, chịu những tác động chung về giá cả, thị trường, chính sách, luật pháp. Trong những khó khăn gặp phải, có những vấn đề doanh nghiệp khơng thể tự tháo gỡ mà chỉ có thể nhờ đến chính sách, chủ trương phát triển ngành của nhà nước. Không chủ động được nguyên liệu đầu vào là một hạn chế lớn đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều khó có thể xoay xở kịp với sự tăng giảm thất thường của giá đầu vào, đồng thời cũng không thể điều chỉnh ngay lập tức giá bán sản phẩm khi chi phí đầu vào tăng

và tăng tỉ lệ nội địa hóa cho sản phẩm là nhiệm vụ rất lớn mà Việt Nam cần phải giải quyết trong thời gian tới để có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm ngành nhựa nói chung và sản phẩm của mỗi doanh nghiệp nói riêng.

Trong vài năm gần đây, ngành nhựa Trung Quốc đã có sự bứt phá mãnh liệt. Các doanh nghiệp Trung Quốc có sự liên kết chặt chẽ khi sẵn sàng đầu tư cho một doanh nghiệp với đầy đủ tiềm lực tài chính để đại diện hàng ngàn doanh nghiệp đi đàm phán mua nguyên liệu với giá rất rẻ, sau đó về phân bố lại cho doanh nghiệp. Cịn ở Việt Nam thì ngược lại, từ khâu tìm kiếm, mua nguyên liệu đến sản xuất, phân phối thì doanh nghiệp tự làm. Đó sẽ là một khó khăn mà bản thân doanh nghiệp khơng tự khắc phục được. Kể cả vấn đề tăng tỉ lệ nội địa hóa hay tái sử dụng các loại phế liệu cũng vậy, các doanh nghiệp sản xuất dù muốn thì điều đó vẫn phụ thuộc vào các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu đầu vào. Chỉ khi nào hiệp hội nhựa có những bước đi mới, kết nối giữa các doanh nghiệp chứ khơng phải giữa doanh nghiệp với nhà quản lí, với chính phủ như hiện nay và đại diện các doanh nghiệp thực hiện những cơng việc mà nếu chỉ có một doanh nghiệp khơng thể thì những khó khăn đó sẽ được giải quyết. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian gần đây, nếu doanh nghiệp khơng có sự đồn kết thì chính là cơ hội cho doanh nghiệp nước ngồi nhảy vào chiếm lĩnh thị trường.

Mức thuế suất nhập khẩu nguyên liệu trung bình khoảng 5% cũng đang là tương đối cao và gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhựa. Lộ trình thuế nhập khẩu tăng từ 0 đến 2% rồi lên 3% được các chuyên gia kinh tế xem là phù hợp hơn. Một mặt thuế nhập khẩu nguyên liệu cao sẽ bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu nhựa, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Song trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất, tái chế nguyên liệu nhựa trong nước không đáp ứng được nhu cầu đầu vào các doanh nghiệp, phần lớn nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu - điều đó đồng nghĩa với mặt trái sẽ tác động lên các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn. Cũng theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, cơ cấu doanh nghiệp ngành nhựa có sự mất cân đối đáng kể. Cụ thể, ngành nhựa bao bì có 702 doanh nghiệp, chiếm 35,1%, nhựa gia dụng có 794 doanh nghiệp, chiếm 39,7%; trong khi nhựa kỹ thuật chỉ có

272 doanh nghiệp, chiếm 13,6%. Vấn đề chính sách phát triển phù hợp, cân đối của cơ cấu doanh nghiệp ngành nhựa cũng góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tránh tình trạng mất cân đối cung cầu.

Giải pháp sử dụng các nguyên liệu tái chế cũng vấp phải vấn đề cũng vô cùng nan giải. Điều đó phụ thuộc trực tiếp vào các doanh nghiệp tái chế và gián tiếp phụ thuộc vào nguồn vốn và công nghệ của quốc gia. Thiết bị của ngành tái chế có giá rất cao, trong khi đại đa số doanh nghiệp tái chế nhựa trong nước thiếu vốn và phải nhập khẩu thiết bị cơng nghệ nước ngồi. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp sản xuất ống nhựa, cơng ty chỉ có thể tích cực nghiên cứu đưa sản xuất, sử dụng các ngun liệu tái chế vì mục đích kinh tế, mục đích xã hội nhưng việc tạo ra nguồn nguyên liệu ấy lại phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách phát triển của nhà nước, vào các doanh nghiệp tái chế nhựa. Đó là khó khăn lớn nhất hiện nay mà bản thân doanh nghiệp không thể tự giải quyết được

Thiết nghĩ, nhà nước và hiệp hội nhựa nước ta cần có vai trị sát sao hơn trong việc phát triển ngành nhựa thành nghành kinh tế mạnh trong nền kinh tế. Hiệp hội nhựa Việt Nam cần có những chính sách liên kết, tập hợp sức các doanh nghiệp nhằm tạo ra liên minh, sức mạnh trong nước để cùng cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài cũng như đạt được những mục tiêu đã đạt ra cho ngành. Nhà nước cần có những chính sách cho vay vốn hoặc đầu tư ưu đãi, kịp thời hơn để ngành nhựa dần tháo gỡ những khó khăn và vươn lên thành ngành kinh tế mạnh trong nền kinh tế Quốc Dân. Xuất phát từ thực tiễn trên em xin có một số kiến nghị như sau:

Về thuế:

Theo quy định của nhà nước, mức thuế suất nguyên liệu nhập khẩu nhựa PVC hiện nay là 8%, nhựa PET là 5%. Mức thuế trên nhằm khuyến khích sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước, phù hợp với chủ trương phát triển cơng nghiệp hố chất đi từ nguyên liệu sản xuất trong nước. Song trên thực tế, nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng chưa đáng kể, tỉ giá ngoại tệ, giá dầu mỏ tăng cao như hiện nay thì mức thuế suất trên đang tác động ngược trở lại. Theo em thì tăng thuế suất có lộ

trình tù 2 đến 3% là phù hợp với điều kiện hiện nay hơn. Điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trước mắt.

Về chính sách

Các nước phát triển đang rất quan tâm đến các sản phẩm nhựa kỹ thuật, trong khi doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam chủ yếu làm nhựa bao bì và gia dụng - những loại sản phẩm mà xu hướng sử dụng, nhu cầu nhập khẩu tại các nước đang giảm đi nhiều. Cơ cấu ngành nhựa nước ta đang mất tính cân đối và thiếu tính chiến lược. Cân đối lại cơ cấu các doanh nghiệp sản xuất trong ngành nhựa cho phù hợp với nhu cầu, xu hướng phát triển chung của thế giới là một yêu cầu cần thiết trong điều kiện phát triển hiện nay.

Bên cạnh đó, tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành chưa cao, vai trị của hiệp hội nhựa chưa đóng góp nhiều. Nhiều doanh nghiệp đều vướng mắc nhưng doanh nghiệp rất khó “ngồi lại” với nhau để cùng tìm ra giải pháp cho nguyên liệu. Nguyên nhân là do chưa có tổ chức nào đứng ra tìm một giải pháp chung cho ngành. Mặt khác, Nhà nước cũng chưa có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Nhất là những lúc tỉ giá lên cao, giá dầu mỏ tăng làm giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, các doanh nghiệp thực sự khó xoay xỏa. Thiết nghĩ, Hiệp hội nhựa cần có vai trị kết nối doanh nghiệp và các cơ quan quản lí tốt hơn nữa để doanh nghiệp có thể phản ánh tình hình phát triển của ngành và nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp kịp thời.

Về đào tạo nguồn nhân lực

Tồn ngành Nhựa hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp, có đến 80% các doanh nghiệp là vừa & nhỏ. Hầu hết trình độ khoa học cơng nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu. Đặc biệt là sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, khoảng 73% trong tổng 70.000 lao động ngành này chưa qua đào tạo và chỉ có 1% lao động có bằng đại học chuyên ngành chất dẻo. Các trường đại học nước ta hầu như khơng có chun ngành đào tạo về nhựa và chất dẻo. Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta cần có chuyên ngành đào tạo riêng về nhựa trong các trường đại học nhằm nâng cao chuyên môn cho lao động, nâng cao năng suất & chất lượng sản phẩm.

KẾT LUẬN

Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đang làm biên giới giữa các quốc gia trở lên mờ nhạt, từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã thông thống hơn rất nhiều. Điều đó có nghĩa là hàng hóa từ bên ngồi sẽ có cơ hội tràn vào cạnh tranh với hàng hóa trong nước. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Sản phẩm ống nhựa VERTU của công ty Thuận Phát là một sản phẩm mới xâm nhập thị trường từ năm 2006 nhưng nhờ những nỗ lực không ngừng của tập thể công ty, sản phẩm đã khẳng định được chất lượng và được người tiêu dùng đón nhận. Đến nay ống nhựa VERTU Thuận Phát đã trở thành một thương hiệu nhiều người biết đến.

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, việc cạnh tranh trên thị trường diễn ra hết sức gay gắt, ban lãnh đạo cơng ty thường xun chú trọng, kiên trì nghiên cứu các giải pháp sản phẩm, các giải pháp sản xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp của mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu.

Trong thời gian thực tập tại đơn vị em đã có cơ hội tìm hiểu thực tế cơng tác nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và qua đó đề xuất một số ý kiến nhằm hồn thiện hơn nữa cơng tác nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa mang thương hiệu VERTU Thuận Phát. Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ có ý nghĩa khơng nhỏ đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của công ty Thuận Phát trên thị trường trong nước.

Về những giải pháp của việc nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU, có thể được tóm tắt như sau:

Trong những năm gần đây, khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa VERTU đang ngày càng được nâng cao & chiếm vị trí quan trọng trong nghành nhựa Việt Nam. Sự thay đổi này kéo theo sự cải tiến về chất lượng sản phẩm, sự

phẩm; sự phong phú về chủng loại & sự nhanh, tiện lợi trong phân phối…trong đó cơng ty chú trọng nhất vào cải tiến chất lượng & mở rộng chủng loại sản phẩm. Vấn đề cơ bản có tính chất quyết định nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm theo hướng đi lên hay đi xuống là do chính sự tự vận động của cơng ty, song đường lối chủ trương & chính sách của Đảng & Nhà nước đối với doanh nghiệp chính là cơng cụ đắc lựa, là tiền đề tạo ra mơi trường thơng thống, thuận lợi để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các thị trường như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tư liệu sản xuất, hay thị trường tiêu thụ sản phẩm.. để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm là vấn đề không kém phần quan trọng.

Với sự nỗ lực của chính đội ngũ cán bộ, cơng nhân Cơng ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Thuận Phát & sự quan tâm, thơng thống, thuận lợi của Đảng & Nhà nước cùng sự động viên của ngành, của khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của công ty nhất định sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường, phát huy những lợi thế vốn có, hạn chế những điểm yếu & tác động tiêu cực từ mơi trường bên ngồi để đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu thuận phát trên thị trường trong (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)