1.1 .Tiến hành phân tích và đánh giá thực hiện đánh giá công việc
1.1.1 .Tiến hành phân tích cơng việc
1.1.2. Tiến hành đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc tức là so sánh tình hình thực hiện cơng việc của người lao động với các tiêu chuẩn, yêu cầu đề ra. Do đó, để xây dựng hệ thống đánh giá một cách có hiệu quả và khoa học thì phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hệ thống đánh giá phải có khả năng phân biệt được người hồn thành tốt cơng việc người khơng hồn thành cơng việc.
- Hệ thống đánh giá phải người lao động chấp nhận và ủng hộ.
- Hệ thống đánh giá phải đơn giản dễ hiểu, dễ sử dụng.
-Hệ thống đánh giá phải phù hợp với mục tiêu quản lý và phản ánh được hệ thống các công việc đang thực hiện trong công ty.
Tùy thuộc mục tiêu, đặc điểm của công việc mà áp dụng phương pháp đánh giá cho phù hợp. Thông thường sử dụng các phương pháp sau để đánh giá:
- Phương pháp thang đo đồ họa. - Phương pháp danh mục kiểm tra. - Ghi chép các sự kiệm quan trọng -Đánh giá bằng các thang điểm
- Các phương pháp so sánh quản lý bằng mục tiêu.
Công tác đánh giá được thực hiện theo trình tự: Bắt đầu bằng việc xác định các mục tiêu, sau đó tiến hành đối chiếu với phân tích cơng việc, và cuối cùng là thảo luận việc đánh giá này với người thực hiên công việc.
Tuy nhiên đánh giá thực hiện công việc một cách chính xác thì khơng chỉ xem người ta đạt được những gì mà cịn phải xem họ đạt được trong hồn cảnh nào, điều kiện như thế nào. Việc đánh là cần phải quan tâm đến hiệu quả chứ không phải là so sánh kết quả và chi phí bỏ ra. Do vậy cần phải bồi dưỡng kiến thức kỹ năng, kỹ thuật cho người đánh giá.
1.2 Hồn thiện cơng tác định mức.
Đây là một công tác mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong tổ chức lao động khoa học và là điều khơng thể thiếu khi áp dụng hình thức lương khốn cho người lao động. Việc xác định mức lao động khơng chính xác khơng có căn cứ khoa học sẽ dẫn tới việc xác định đơn giá tiền lương sai lệch làm ảnh đến cơng tác trả lương nói chung và việc tính tốn tiền lương chính xác cho người lao động nói riêng.
Công tác định mức lao động thời gian qua ở Cơng ty cịn được thực hiện chưa tốt dẫn tới việc có những khâu hồn thành vượt mức, có những khâu khơng hồn thành mức, do đó trong thời gian tới Công ty cần thiết phải quan tâm hơn nữa
đến công tác này, coi đây là một việc làm cần được thực hiện một cách tồn diện và mang tính thống nhất, cụ thể:
Phát triển đội ngũ cán bộ định mức lành nghề:
Các mức có chính xác và phù hợp hay khơng phụ thuộc vào trình độ của những người làm định mức. Các cán bộ định mức không những phải có kiến thức chuyên mơn mà cịn phải có những hiểu biết nhất định về định mức thông qua học hỏi nghiên cứu, kinh nghiệm. Để có đội ngũ cán bộ định mức lành nghề Công ty cần: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ định mức; tạo điều kiện cho cán bộ định mức nắm bắt tình hình thực tế, phương tiện thực hiện và các thơng tin khác trong q trình làm việc.
Hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức:
Định mức lao động mới chỉ dựa trên bấm giờ thời gian tác nghiệp sản phẩm, mà chưa kết hợp giữa bấm giờ thời gian tác nghiệp sản phẩm và chụp ảnh ngày làm việc thực tế do vậy cần kết hợp cả hai phương pháp. Bởi vì, bấm giờ bước cơng việc mới chỉ xác định thời gian tác nghiệp ca. Từ đó xây dựng được các mức lao động chính xác. Sự kết hợp hai phương pháp này không những cho phép xác định chính xác các mức lao động mà cịn hồn thiện tổ chức lao động, đúc kết kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý để phổ biến trong Công ty.
Theo dõi và điều chỉnh mức trong quá trình thực hiện lao động:
Do mức được xây dựng có tính khơng gian và thời gian nên nó chỉ đúng trong những điều kiện nhất định, do vậy mà cần phải tăng cường công tác kiểm tra điều chỉnh việc thực hiện mức cho phù hợp với thực tế( chẳng hạn mức hao phí lao động của quản lý và phục vụ xưởng khơng phải lúc nào cũng bằng 10% hao phí lao động của công nhân sản xuất). Cán bộ định mức cần chú ý theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời và tìm ngun nhân khơng hồn thành mức hoặc vượt mức để có biện pháp điều chỉnh nhanh chóng, phù hợp.
Việc tiến hành định mức phải được tiến hành dựa trên các tiêu chuẩn phức tạp về mặt kỹ thuật của sản xuất, ngoài ra cũng cần chú ý đến việc phân cơng, bố trí người lao động phù hợp với mức độ phức tạp của công việc theo hướng cấp bậc công việc cao hơn cấp bậc công nhân để mức được xây dựng nên có ý nghĩa ổn định trong thời gian dài, tránh phải điều chỉnh thường xuyên gây lãng phí cơng sức, tiền của, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người công nhân, ảnh hưởng đến tâm lý cơng nhân. Tùy thuộc tình hình thực tế mà điều chỉnh mức có thể tiên hành theo chu kỳ thời gian, cứ khoảng 6 tháng một lần là thích hợp nhất vì trùng với thời gian kết thúc hợp đồng giao khốn, do đó dựa trên số liệu đã ghi chép được trong sổ theo dõi định mức để làm căn cứ cho Công ty quy định mức mới phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại.
1.3. Hồn thiện cơng tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
Tổ chức và phục vụ nơi làm việc nếu thực hiện tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc thưc hiện công việc của cơng nhân, giảm được thời gian hao phí, góp phần tăng NSLĐ và do đó tiền lương của người lao động nhận được cũng tăng lên.
Bố trí nơi làm việc:
Hiện nay việc bố trí các phân xưởng là khá phù hợp với diện tích hiện có. tuy nhiên các xưởng được mở ít cửa sổ nên ánh sáng và gió cịn chưa đầy đủ. Đặc biệt là các xưởng X07 và X08 . Đây là hai xưởng đúc nhôm , các lị nấu nhơm tỏa ra nhiều khí độc hại, nên cần phải có hệ thống thơng gió tốt, để khoảng khí ln được lưu thơng và đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
Việc bố trí lao động ở các tổ cũng hầu như đều do các tổ tự xắp xếp. Nó thường được tiến hành theo kinh nghiệm của xưởng trưởng và tổ tưởng. Nên nhiều khi gây nên tình trạng mất cân đối về tỷ lệ giữa cơng nhân chính và cơng nhân phụ , bố trí khơng hợp lí giữa cấp bậc cơng nhân với cấp bậc công việc để tránh tình trạng trên cơng ty cần tiến hành xác định tỷ lệ cơng nhân chính cơng nhân phụ căn cứ vào khối lượng công việc cụ thể. Xác định mức độ phức tạp của cơng việc
rồi trên cơ sở đó căn cứ vào trình độ lành nghề của từng cơng nhân mà phân công lao động sao cho hợp lý. Đảm bảo cấp bậc công viêc công việc phù hợp cấp bậc công nhân.
Phục vụ nơi làm việc :
Các máy móc ở cơng ty lam việc với cường độ caonhưng công tác bảo dưỡng xửa chữa không đươc thực hiện thường xuyên mà được thực hiện theo sự cố chưa có kế hoạch chi tiết chủ đơng trong việc đáp ứng cơng tác sửa chữa bảo dưỡng máy móc do vậy cơng ty cần co kế hoạch bảo dưỡng định kỳ .
Hiện nay công ty mới chỉ phục vụ cơm cho lao động quản lý cịn cơng nhân thì chưa được phục vụ cơm. Để giảm bớt sự phân biệt này công ty nên xây dựng nhà ăn phục vụ bữa trưa cho tồn bộ cơng nhân viên trong công ty nên được thực hiện để tạo điều kiện cho cơng nhân có thời gian nghỉ ngơi điều độ hồi phục sức khoẻ để bước vào ca làm việc được tốt, nâng cao được NSLĐ giảm bớt được tai nạn lao động khắc phục đươc sự phân biệt giữa công nhân sản xuất và cán bộ công ty.
Trang bị nơi làm việc .
Trong các xưởng phịng ban tại cơng ty yếu tố trang bị nơi làm việc là khá phù hợp và đầy đủ. Tuy nhiên trong xưởng X07 và X08 nên trang bị thêm mặt nạ hoặc khẩu trang đặc biệt để giảm bớt lượng khí độc hại cơng nhân hít phải ngồi ra cần trang bị thêm quạt điện vào mùa hè vì mái nhà xưởng làm bằng tơn nên rất nóng .
1.4. Hồn thiện cơng tác nghiệm thu sản phẩm.
Công tác nghiệm thu sản phẩm phải được tiến hành rất khắt khe và liên tục phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa tổ trưởng sản xuất giám đốc phân xưởng và cán bộ phòng kỹ thuật – KCS.
Hiện nay bộ máy làm cơng tác này cịn chưa đáp ứng được u cầu cả về chất lượng và số lượng. Do vậy trong thời gian tới cơng ty cần hồn thiện bộ máy
làm công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm. Để làm tốt công tác này công ty cần phải tuyển những lao động đã được qua đào tạo một cách cơ bản về lĩnh vực này ngồi ra cần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác này đa số ở trình độ cao đẳng và trung cấp .
Phịng kỹ thuật và ban KCS cũng cần thường xuyên phối hợp với các phân xưởng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm để tránh sự lãng phí do phải chuyển sang bộ phận tiếp thu của sản xuất nếu như sản phẩm ở một khâu nào đó khơng đạt tiêu chuẩn theo quy định việc kiểm tra sản phẩm cũng phải được tiến hành thường xuyên theo từng công đoạn tránh phải lãng phí do phải chuyển sang cơng đoạn tiếp theo mới biết được có lỗi, đồng thời biết được lỗi vi phạm thuộc về phân xưởng nào tránh trường hợp chỉ kiểm tra đối với lô hàng sản xuất cuối cùng rồi quy trung trách nhiệm cho tất cả, dẫn tới bất bình đối với người lao động.
2. Trả lương có gắn với kết quả sản xuất kinh doanh.
Để gắn tiền lưong của các bộ phận phịng ban trong Cơng ty với kết quả sản xuất cuối cùng của phân xưởng, Công ty nên điều chỉnh tiền lương của các phòng ban theo kết quả hồn thành quỹ lương của xí nghiệp để tăng thêm tính trách nhiệm của các phịng ban đối với việc đưa ra các quyết định quản lý. Đồng thời lại không dẫn tới sự chênh lệch nhiều về tiền lương giữa các bộ phận trong Công ty. Cơng ty đã ra cách tính lương cho bộ phận hưởng lương thời gian ứng với số ngày làm việc thực tế tại Công ty.
Tiền lương thực tế(Ltt) được tính như sau:
Trong đó:
Ltc: Lương tiêu chuẩn : Là mức lương của từng CBNV khi đảm nhận một chức danh cơng việc cụ thể với mức độ hồn thành công việc xếp loại A.
P: Phụ cấp chức vụ, hoặc trác nhiệm ( Tuỳ theo từng chức danh cơng việc mà sẽ có P hoặc khơng có P).
Ntt: Là số ngày công tiêu chuẩn của từng tháng ( Tuỳ theo từng tháng, có tháng 26 ngày, có tháng 24 hoặc 25 ngày công).
Ntt: Là số ngày công làm việc thực tế tại công ty của mỗi CBNV
Hệ số xếp loại ABC trong tháng của mỗi CBNV cụ thể như sau: - CBNV được xếp loại A: Hxl =1,0 (100% lương)
- CBNV được xếp loại B : Hxl=0,9( 90% lương) - CBNV được xếp loại B : Hxl=0,7( 70% lương).
- CBNV không được xếp loại xảy ra hai trường hợp sau: TH1:
CBNV không được xếp loại do vào Công ty làm việc sau ngày 15 hàng tháng. Đối với TH này trưởng phòng trưởng đơn vị căn cứ vào hiệu quả làm việc thực tế trong tháng của CBNV đó để xác định hệ số xếp loại ABC trong khoảng 0,9 đến 1,0.
TH2:
Nhân viên khơng được xếp loại vì khơng đủ điểm xếp loại thì hệ số lương Hxl=0,4.
Các trường hợp khác :
+ CBNV được xếp loại B tháng thứ 2 liên tục: Hxl=0,7 (70% lương) +CBNV bị xếp loại B tháng thứ 3 liên tục: Hxl =0,5 (50% lương ) + CBNV bị xếp loại B tháng thứ 3 liên tục: Hxl =0,6 (60% lương )
+ CBNV bị xếp loại B tháng thứ 3 liên tục: Hxl =0,4 (40% lương ). Và xem xét đình chỉ cơng tác.
Đối với những trường hợp có 50% CBNV xếp loại B và C thì đơn vị đó coi như khơng hồn thành nhiệm vụ. Trưởng phịng hoặc phụ trách đơn vị đó bị hạ một bậc xếp loại và hệ số lương với với bậc xếp loại mới.
Tháng thứ 2 liên tục đơn vị có trên 30% CBNV xếp loại B và C thì trưởng phịng hoặc phụ trách đơn vị bị hạ 2 bậc xếp loại và hệ số lương sẽ tương ứng với bậc xếp loại mới.
Điểm để xét kết quả bình xét CBNV là điểm tổng hợp các tiêu chuẩn nêu trên.
- Ngày công : + tối đa là 25 điểm . - Hiệu quả : + tối đa là 15 điểm .
- Chấp hành nội quy, quy chế : + tối đa là 5 điểm . Xếp loại đánh giá bình xét CBNX hàng tháng -Loại A : từ 33,0 đến 35,0 điểm
-Loại B : từ 30,5 đến dưới 33,o điểm -Loại C: từ 19,5 đến dưới 30,5 điểm Không xếp loại dưới 19,5 điểm .
3. Hồn thiện mức độ đóng góp của người lao động trong tập thể :
Đặc điểm của xí nghiệp đó là sản phẩm đầu ra cuối cùng của từng cơng đoạn của sản xuất, cũng như của q trình sản xuất đó là sự phối hợp của một tập thể lao động. Do đó kết quả làm việc cuối cùng của các phân xưởng là sự nỗ lực của các thành viên trong tập thể. Sản lượng trong tháng cao thì các thành viên trong tập thể cũng được hưởng lương cao và ngược lại. Điều này đã dẫn tới tình trạng trông chờ ỷ lại vào người khác .
Để khắc phục được nhược điểm này công ty nên sử dụng hệ số đánh giá mức độ đóng góp để hồn thành cơng việc được chọn sẵn trong bảng lập hệ số h mà
hiện nay các doanh nghiệp đang áp dụng. Công ty cũng có thể áp dụng phương pháp cho điểm thay vì theo bảng lập sẵn như trên. Việc đánh giá cho điểm có thể được tiến hành như sau :
Cơng nhân được chấm 10 điểm trong một ngày công khi đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn sau :
+ Chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công lao động của giám đốc phân xưởng khi khơng đảm bảo thì bị trừ từ 1đến 2 điểm
+ Đảm bảo chất lượng sản phẩm khi không đảm bảo bị trừ từ 1 đến 2 điểm . + Tiết kiệm vật tư đảm bảo khi lao động khi không đảm bảo bị trừ từ 1 dến 2 điểm .
+ Làm việc ở khâu công việc nặng nhọc, độc hại nhất trong đó nhóm được cộng thêm từ 1đến 2 điểm .
+ Làm việc trong điều kiện khơng đủ người bố trí trong dây truyền mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm được cộng thêm từ 1 đến 2 điểm .
+ Làm những cơng việc có cấp bậc cơng việc cao hơn cấp bậc công việc công nhân mà vẫn hồn thành tốt thì được cộng từ 1 đến 2 điểm .
Hệ số hi được tính như sau :
j=1,n .
Trong đó :
hi : Hệ số mức độ đóng góp để hồn thành cơng việc của người thứ i . i: Là chỉ tiêu đánh giá cho điểm nếu độ đóng góp để hồn thành cơng việc .
: Là tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hồn thành cơng việc của người thứ i theo các chỉ tiêu j.
: Là tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hồn thành cơng việc của người thấp nhất trong tập thể theo các chỉ tiêu j
4.Hồn thiện hình thức trả thưởng.
Để động viên khuyến khích CBNV tích cực hồn thành vượt mước khối lượng cơng việc được giao hoặc có sáng kiến cải tiến trong cơng việc đem lại lợi ích cho cơng ty, cơng ty cần có nhiều chính sách đãi ngộ cho CBNV; hiện nay ở cơng ty hình thức lương cịn chưa phong phú. Chủ yếu chỉ là tiền thưởng cuối năm