Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế việt nam thái lan (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM THÁI LAN

2.3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan

Bảng 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan thời kỳ 1995 – 2011

(Đơn vị: triệu USD)

Năm Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan

Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan Tổng kim ngạch XNK Việt Nam - Thái Lan Xuất khẩu ròng từ Việt Nam sang Thái

Lan 1995 101,3 439,8 541,1 -338,5 1996 107,4 494,5 601,9 -387,1 1997 235,3 575,2 810,5 -339,9 1998 295,4 673,5 968,9 -378,1 1999 312,7 561,8 874,5 -249,1 2000 372,3 810,9 1183,2 -438,6 2001 322,8 792,3 1115,1 -469,5 2002 227,3 955,2 1182,5 -727,9 2003 335,4 1282,2 1617,6 -946,8 2004 518,1 1858,6 2376,7 -1340,5 2005 863 2374,1 3237,1 -1511,1 2006 930,2 3034,4 3964,6 -2104,2 2007 1030 3744,2 4774,2 -2714,2 2008 1288,5 4905,6 6194,1 -3617,1

2009 1314,2 4471,1 5785,3 -3156,92010 1182,8 5602,3 6785,1 -4419,5 2010 1182,8 5602,3 6785,1 -4419,5 2011 1792,2 6383,6 8175,8 -4591,4

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan thời kỳ 1995 - 2011

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Qua bảng số liệu 2.3 và biểu đồ 2.1, ta có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan từ năm 1995 đến nay nhìn chung có xu hướng tăng. Năm 2011 so với năm 1995 khi Việt Nam mới gia nhập ASEAN, tổng kim ngạch XNK đã tăng khoảng 15 lần, với tốc độ tăng trung bình trong vịng 16 năm qua đạt 19,7%/năm. Đó là biểu hiện của quan hệ thương mại hai nước đang phát triển mạnh mẽ.

Cụ thể, trong những năm cuối thập kỷ 90, quan hệ buôn bán Việt Nam – Thái Lan bắt đầu có chiều hướng thay đổi so với giai đoạn trước đó. Mặc dù chịu những ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tiền tệ, làm cho giá cả hàng hóa trong trao đổi thương mại giữa hai nước thay đổi nhưng kim ngạch thương mại hai chiều năm 1999 so với năm 1998 chỉ bị sụt giảm nhẹ và triển vọng của mối quan hệ thương mại vẫn rất lạc quan. Xu hướng chung của cả giai đoạn 1995 - 2000 vẫn là tăng trưởng. Trong giai đoạn này, cả hai nước đều đang tích cực tự do hóa thương mại, cải cách thuế tạo thị trường mở cửa hơn với hàng hóa nước ngồi, đặc biệt đối với hàng hóa trong nội bộ ASEAN. Tuy Việt Nam và Thái Lan đều có chung một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, song hai nền kinh tế

vẫn có khả năng bổ sung cho nhau do chênh lệch trình độ phát triển. Lợi thế so sánh của một số mặt hàng xuất khẩu của Thái Lan mất dần do giá lao động tăng và khan hiếm nguồn tài nguyên, trong khi đó Việt Nam lại có những lợi thế này. Bước sang những năm đầu của thế kỉ XX, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng trưởng đáng kể (có thể thấy trên biểu đồ 2.1). Cùng với việc trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao, tại cuộc họp nội các chung của hai nước lần thứ nhất tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 12/2004, Chính phủ hai nước đã kí tun bố chung về khn khổ hợp tác trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI. Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan tăng mạnh trong năm 2004 đạt 2,3 tỷ USD và năm 2005 đạt 3,2 tỷ USD. Tháng 12 năm 2006, thủ tướng hai nước đã đặt mục tiêu đến năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5 tỷ USD, tuy nhiên mới đến năm 2007, đã đạt 4,7 tỷ USD, tăng 20,4 % so với mức gần 4 tỷ USD năm 2006. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế kim ngạch buôn bán giữa hai nước giảm đạt gần 5,8 tỷ USD, thấp hơn mức 6,2 tỷ của năm 2008.

Trong hai năm 2010 và 2011 vừa qua, bối cảnh kinh tế thế giới nói chung gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế suy thối và ảm đạm. Kinh tế Thái Lan nói riêng lại chịu thêm những tác động tiêu cực từ bất ổn chính trị và thiên tai lũ lụt. Trong khi đó kinh tế Việt Nam cũng gặp khơng ít khó khăn. Tuy vậy, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan không những không giảm đi mà vẫn giữ được xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy tiềm năng và triển vọng phát triển rất lớn trong quan hệ thương mại hai nước.

Nhìn chung, trong khu vực ASEAN, Thái Lan luôn là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Về kim ngạch nhập khẩu, Thái Lan luôn là nhà cung cấp lớn thứ 2 của Việt Nam trong khu vực, chỉ sau Singapore. Còn Việt Nam hiện cũng nằm trong nhóm những quốc gia ASEAN có kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất vào Thái Lan.

Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều có xu hướng tăng nhưng có thể thấy rất rõ đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu chung phần nhiều là nhờ nhập khẩu chứ khơng phải xuất khẩu. Trong vịng 16 năm quan hệ thương mại Việt Nam - Thái Lan đang xem xét (từ 1995 đến nay) thì Việt Nam liên tục ở trong tình trạng nhập siêu và nhập siêu ngày càng tăng, khối lượng và giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan ngày càng bỏ xa khối lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Thái Lan. Chỉ duy nhất năm 2009 nhập siêu có giảm nhẹ so với năm 2008, nhưng ngay sau đó lại tiếp tục tăng vào năm 2010 và 2011.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế việt nam thái lan (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)