Gắn nhập khẩu công nghệ với xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế việt nam thái lan (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN

3.2.2. Gắn nhập khẩu công nghệ với xuất khẩu

Máy móc thiết bị tốt sẽ sản xuất ra hàng hoá chất lượng cao, cạnh tranh được trên thị trường. Trong buôn bán với Thái Lan, chúng ta nhập siêu khá lớn. Nếu chúng ta tăng cường nhập khẩu công nghệ từ Thái Lan phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu giúp thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu nói chung, sang thị trường Thái Lan nói riêng, thì sẽ cải thiện đuợc cán cân thương mại. Đây sẽ là một phương pháp hữu hiệu hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu.

Nhập khẩu cơng nghệ nguồn từ Thái Lan có thể được thực hiện bằng hai biện pháp sau đây: (1) Đầu tư của Chính phủ; (2) Thu hút các nhà đầu tư Thái Lan tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam.

“Đầu tư của Chính phủ” là biện pháp ưu việt để nhập khẩu được công nghệ hiện đại một cách nhanh nhất và đúng theo yêu cầu đặt ra. Nhưng đây không phải là biện pháp tối ưu đối với chúng ta hiện nay vì Việt Nam là nước nghèo nên kinh phí dành cho đầu tư của chính phủ còn rất hạn hẹp và chỉ ưu tiên cho những ngành trọng điểm của đất nước. Đó chính là mặt hạn chế của biện pháp này.

“Thu hút các nhà đầu tư Thái Lan tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam” là biện pháp tối ưu để Việt Nam nhập khẩu được công nghệ nguồn từ Thái Lan và sử dụng công nghệ này đạt hiệu quả cao trong điều kiện chúng ta rất thiếu vốn và trình độ hiểu biết còn hạn chế. Để thực hiện được biện pháp này, Nhà nước Việt Nam cần phải có những ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư Thái Lan ngoài những ưu đãi và quyền lợi mà họ sẽ được hưởng theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam như các nhà đầu tư thuộc các khu vực khác. Những ưu đãi này có thể là những ưu đãi về thuế nhập khẩu công nghệ nguồn từ Thái Lan, thuế suất lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận.

Thực hiện biện pháp này, Việt Nam vừa thu hút được công nghệ nguồn từ Thái Lan lại vừa nâng cao và tiêu chuẩn hoá chất lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Thế giới nói chung và sang thị trường Thái Lan nói riêng. Với sự góp mặt của các nhà đầu tư Thái Lan trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu, chắc

chắn hàng thuỷ sản Việt Nam sẽ đạt tiêu chuẩn HACCP vì họ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hàng Việt Nam sẽ có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của các thị trường trên thế giới, kể cả thị trường khó tính nhất về chất lượng, vệ sinh, bảo vệ mơi trường, kiểu dáng đẹp và chủng loại phong phú. Nếu thực hiện được biện pháp này thì số doanh nghiệp có vốn đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam sẽ tăng lên rất nhanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế việt nam thái lan (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)