Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế việt nam thái lan (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN

3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, ngồi việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi và cơng nhân lành nghề. Hiện nay, nước ta rất thiếu cán bộ kỹ thuật và cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Cho nên dẫn tới tình trạng sản xuất hàng hoá: chất lượng hàng kém, khơng đồng đều và kiểu dáng cịn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo. Vì thế mà khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá rất thấp. Do vậy, để khắc phục tình trạng này chúng ta cần phải chú trọng tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thuộc các lĩnh vực, các ngành kinh tế để tạo ra một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề trong các ngành chế tạo, sản xuất, chế biến. Đồng thời, chúng ta nên phối hợp với các nước và các tổ chức quốc tế để gửi các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật trẻ có triển vọng của ta ra nước ngồi đào tạo. Nếu chỉ chú trọng

đào tạo cán bộ kỹ thuật và cơng nhân kỹ thuật thì chưa đủ mà phải có một đội ngũ cán bộ thương mại giỏi nữa thì mới có thể đưa những sản phẩm có chất lượng cao tới được người tiêu dùng Thái Lan. Ngoài ra rất cần thiết phải đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm ngoại thương: họ cần am hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu, có nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và đặc biệt phải thành thạo tiếng Anh để các hợp đồng được ký với Thái Lan đều chặt chẽ.

Về phía Nhà nước:

- Nhà nước cần chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại cho cán bộ lãnh đạo và chun viên của các cơng ty thương mại có tham gia vào mậu dịch quốc tế. Cần có chính sách và chế độ bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại và tuyển chọn lại cán bộ thương mại một cách chặt chẽ và nghiêm túc cả về phẩm chất đạo đức, năng lực chun mơn và trình độ ngoại ngữ.

- Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải tăng cường tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật. Về phía doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp phải chú trọng công tác đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ và cơng nhân kỹ thuật vì họ là nhân tố quan trọng và khơng thể thiếu được trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường Các doanh nghiệp phải ln nâng cao trình độ cán bộ và cơng nhân kỹ thuật, phát huy tính năng động, nhạy bén, học hỏiv.v... Từng doanh nghiệp phải dành một khoản kinh phí nhất định cho hoạt động này và phải biết tận dụng các chương trình đào tạo cán bộ, cơng nhân kỹ thuật của Chính phủ để cử cán bộ của mình tham gia. Đối với cán bộ thương mại, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng nâng cao nghiệp vụ chun mơn mà phải nâng cao cả ngoại ngữ vì ngoại ngữ kém sẽ khó thành cơng trong đàm phán và thường bị ở thế bất lợi trong giao dịch kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế việt nam thái lan (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)