Nghiên cứu thị trường Thái Lan

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế việt nam thái lan (Trang 58 - 59)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN

3.2.6. Nghiên cứu thị trường Thái Lan

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm vững được các nguyên tắc thâm nhập thị trường Thái Lan, đó là:

(1) Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng

- Tính đa dạng của thị trường (mùa, lứa tuổi, khu vực,v.v.) Sản xuất càng gần với thị trường càng tốt (market - in). Điều quan trọng là phải có phản ứng nhanh nhậy với khuynh hướng của người tiêu dùng. Khi tung ra mặt hàng mới phải chú ý đến phản ứng của người tiêu dùng để xem có nên tiếp tục hay khơng việc sản xuất mặt hàng dó.

- Chuẩn bị nhiều chủng loại sao cho phong phú cho dù chỉ một mặt hàng. Người tiêu dùng muốn chọn loại nào cũng có (ví dụ: to, nhỏ, nhiều chức năng, hình thái, v.v.). Hàng hố phải đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

(2) Hạ giá thành sản phẩm

Đối thủ cạnh tranh của ta về các hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Thái Lan là Trung Quốc và các nước ASEAN. Nên khi xuất khẩu phải tính đến cước phí vận chuyển làm sao cước phí này là nhỏ nhất. Vì cho dù giá sản xuất rẻ hơn so với các nước khác nhưng giá vận chuyển, lưu kho...mà lớn thì cũng khơng cạnh tranh được.

(3) Đảm bảo thời gian giao hàng

Điều tối quan trọng là phải bảo đảm thời hạn mà bên mua yêu cầu. Nếu giao hàng chậm không bảo đảm được thời hạn giao hàng sẽ làm mất đi uy tín kinh doanh và cơ hội bán hàng, vì hàng thơng thường tiêu thụ theo mùa vụ. Không đảm bảo thời hạn giao hàng khiến cho bên mua sẽ không đặt hàng lần sau.

(4) Duy trì chất lượng sản phẩm

- Khơng nhất thiết phải là hàng hố có chất lượng cao. Điều quan trọng là chất lượng hàng phải ổn định mà thị trường chấp nhận.

- Tránh những sản phẩm có chất lượng vượt q u cầu khơng cần thiết. Những sản phẩm có chất lượng vượt quá yêu cầu của người sử dụng sẽ khiến cho giá thành cao lên và người tiêu dùng sẽ không mua nữa.

Tóm lại, thứ nhất, cả Việt Nam và Thái Lan cần phải có kế hoạch tồn diện và đồng bộ về buôn bán hai chiều trong bối cảnh mới của tự do hoá thương

mại khu vực và những biến đổi trong nền kinh tế của mỗi nước. Những thoả thuận ở cấp Chính phủ cả đối với các mặt hàng cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ giúp cho các doanh nghiệp của cả hai bên mở rộng các hoạt động kinh doanh buôn bán. Thứ hai, cần gắn thương mại với đầu tư, nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào phong phú của Việt Nam nếu được kết hợp với vốn và công nghệ của Thái Lan sẽ tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là hàng nông sản, theo quy chế của ASEAN các mặt hàng nông sản chưa qua chế biến chưa được đưa vào danh mục của CEPT trong khi chế biến nơng sản của Việt Nam rất hạn chế. Vì vậy, hợp tác đầu tư trong việc chế biến nơng sản góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường khu vực. Đối chiếu nhiều ngành hàng như các ngành công nghiệp lắp ráp, công nghiệp dệt và may mặc cũng cần được hợp tác theo hướng đó. Thứ ba là có thể thành lập các hội xuất khẩu của hai nước về những ngành mà cả hai nước có thế mạnh xuất khẩu. Điều này sẽ làm giảm những bất lợi do cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu của hai nước gây ra, đồng thời tăng khả năng thâm nhập thị trường thế giới về những mặt hàng này chẳng hạn như mặt hàng gạo. Thứ tư, Việt Nam nên tranh thủ sự giúp đỡ của Thái Lan trong những lĩnh vực mà Thái Lan rất có kinh nghiệm như tiếp thị các nghiệp vụ thương mại quốc tế, tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu. Việc này không chỉ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trình độ quốc tế mà cịn giúp cho chính các doanh nghiệp Thái Lan đang có quan hệ bn bán với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế việt nam thái lan (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)