Phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Agribank trong bối cảnh hội nhập

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng, yêu cầu và một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý agribank trong bối cảnh hội nhập (Trang 43 - 44)

- Cần xây dựng mô hình, chính sách về phẩm chất, năng lực người cán bộ lãnh đạo, quản lý (có chính sách về đào tạo, bồi dưỡng; tự đào tạo; công

1.Phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Agribank trong bối cảnh hội nhập

LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở AGRIBANK TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

1. Phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý củaAgribank trong bối cảnh hội nhập Agribank trong bối cảnh hội nhập

Được thành lập và hoạt động trải qua gần 25 năm (26/3/1988 – 26/3/2013), hiện nay, Agribank hoạt động kinh doanh theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước theo Quyết định số 214/QĐ- NHNN ngày 30/01/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chuyển đổi Agribank thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Theo đó, Agribank có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ tín dụng và ngân hàng, đóng góp tích cực để thực hiện các chính sách của Nhà nước về tiền tệ và hỗ trợ đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quy mô và hiệu quả hoạt động của Agribank có chiều hướng giảm, quản trị và điều hành kinh doanh còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh hội nhập, nhất là khi Agribank vừa gánh vác hoàn thành nhiệm vụ chính trị, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng Thương mại, hoạt động cạnh tranh với 04 Ngân hàng thương mại nhà nước khác, 39 Ngân hàng cổ phần, 09 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 44 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 06 Ngân hàng Liên doanh, 10 Công ty tài chính, 13 Công ty cho thuê tài chính và 998 Quỹ tín dụng nhân dân.

Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại, còn nhiều khó khăn, bất ổn, chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức. Các tổ chức tài chính quốc tế và mỗi quốc gia giám sát và phát triển thị trường tài chính trong nước để giảm

bớt sự phụ thuộc từ nước ngoài. Kinh tế trong nước được tái cấu trúc để phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 6% - 7%, trong đó nông nghiệp tăng trưởng 3% - 4%. Chính sách tài khóa và tiền tệ được thực hiện chặt chẽ, thận trọng, hệ thống ngân hàng được cơ cấu lại, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng và tài sản của các ngân hàng thương mại đạt khoảng 12% - 15%/năm. Thị trường tiền tệ, tín dụng ở đô thị và nông thôn tiếp tục phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sự cạnh tranh gây nên thách thức lớn đối với Agribank trong việc duy trì vị thế hàng đầu ở khu vực “Tam nông”.

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng, yêu cầu và một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý agribank trong bối cảnh hội nhập (Trang 43 - 44)