Mô hình nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng, yêu cầu và một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý agribank trong bối cảnh hội nhập (Trang 28)

- Cần xây dựng mô hình, chính sách về phẩm chất, năng lực người cán bộ lãnh đạo, quản lý (có chính sách về đào tạo, bồi dưỡng; tự đào tạo; công

4.Mô hình nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành ngân hàng

4.1. Khái niệm về nhân cách người quản lý

Trong tâm lý học lãnh đạo, quản lý cũng có những quan niệm khác nhau về nhân cách người lãnh đạo, quản lý. Tác giả Trần Ngọc Khuê cho rằng: “Nhân cách người lãnh đạo, quản lý là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất, tâm lý của cá nhân quy định giá trị đại vị xã hội và hành vi quan hệ xã hội của người lãnh đạo, quản lý”16 .

Cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành ở nước ta từ lâu đã được Đảng ta coi là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng.

Trên cơ sở tiếp thu quan điểm của V.I.Lênin về công tác cán bộ trong quá trình xây dựng, lãnh đạo đất nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới và qua tình hình thực tiễn lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta đã khẳng định: “Cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng, hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới” . Đến Hội17

nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”18 . Chính vì vậy, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo có phẩm chất đạo đức và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng, yêu cầu và một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý agribank trong bối cảnh hội nhập (Trang 28)